Dự báo về 10 xu hướng năng lượng và môi trường của thế giới năm 2024
Mười sự kiện tiêu biểu của ngành năng lượng Việt Nam năm 2023
Dựa trên kết quả nghiên cứu, đánh giá độc lập từ cơ sở dữ liệu của Chính phủ, các bộ, ngành, tổ chức quốc tế; cũng như các tiêu chí bình chọn (tính đột phá, sự khác biệt, nổi bật, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và phù hợp với xu thế phát triển) của các phân ngành năng lượng, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã bình chọn 10 sự kiện tiêu biểu, nổi bật trong năm 2023 của ngành năng lượng Việt Nam.
|
1. Tăng trưởng về năng lượng mặt trời bắt đầu chậm lại.
Mặc dù tổng công suất năng lượng mặt trời toàn cầu vẫn tiếp tục tăng trong thập kỷ tới, nhưng từ năm 2024 tốc độ tăng trưởng lắp đặt hàng năm sẽ chậm lại so với tốc độ những năm gần đây. Theo WoodMac: Nếu dự báo cho năm 2023 là đúng, thì mức tăng trưởng trung bình hàng năm về công suất lắp đặt trong giai đoạn 2019 – 2023 là 28% (bao gồm cả mức tăng trưởng 56% vào năm 2023). Nhưng mức tăng trưởng trung bình hàng năm từ năm 2024 – 2028 sẽ là 0. Tăng trưởng thị trường năng lượng mặt trời toàn cầu đang theo đường cong chữ S điển hình.
Dự báo trong vài năm qua, tăng trưởng đã leo lên nhanh chóng ở phần dốc nhất của đường cong. Bắt đầu từ năm 2024, ngành này sẽ vượt qua điểm uốn với mô hình tăng trưởng chậm lại. Thị trường năng lượng mặt trời toàn cầu vẫn lớn hơn nhiều lần so với vài năm trước, nhưng việc một ngành công nghiệp đi theo con đường tăng trưởng này khi nó bão hòa là điều đương nhiên.
Không phải mọi khu vực hiện đều ở cùng một vị trí dọc theo đường cong chữ S. Ví dụ, châu Phi và Trung Đông còn phải đi một chặng đường dài trước khi đạt được điểm uốn tăng trưởng. Nhưng tại hai thị trường chính đang thúc đẩy mô hình tăng trưởng toàn cầu là châu Á – Thái Bình Dương do Trung Quốc thống trị và thị trường châu Âu sẽ bắt đầu chậm lại.
2. Năng lượng hạt nhân sẽ tiếp tục được đưa vào chương trình nghị sự chính sách như một giải pháp khí hậu.
Một câu trích dẫn thường bị gán nhầm cho Albert Einstein là năng lượng hạt nhân là “cách đun sôi nước tồi tệ”. Năng lượng hạt nhân được đặt ra vào năm 1980 (sau khi vụ tai nạn lò phản ứng ở đảo Three Mile, ở bang Pennsylvania, Hoa Kỳ) đã giúp xoay chuyển làn sóng dư luận chống lại nguồn năng lượng này. Tuy nhiên, vào năm 2024, lần đầu tiên sau hơn nửa thế kỷ năng lượng hạt nhân giành được sự ủng hộ rộng rãi như một giải pháp then chốt cho cuộc khủng hoảng năng lượng trên thế giới.
Năng lượng hạt nhân đã và vẫn phải đối mặt với những thách thức về khả năng chấp nhận của công chúng, cũng như khả năng cạnh tranh kinh tế so với năng lượng tái tạo và nhiên liệu hóa thạch. Nhưng đây là giải pháp không cacbon ‘cắm và chạy’ duy nhất, đáng tin cậy nhất để sản xuất điện sạch.
3. Sự cân bằng giữa khử cacbon và an ninh nguồn cung sẽ trở thành vật cản đối với đầu tư vào khí đốt và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).
Sau khi diễn ra chiến sự tại Ukraine, ngành khí đốt và LNG toàn cầu đã tái ưu tiên việc đảm bảo nguồn cung. Hơn 65 triệu tấn mỗi năm thông qua các hợp đồng mua bán LNG đã được người dùng cuối ký kết vào năm 2022 và 2023. Đầu tư vào nguồn cung LNG mới chậm lại vào năm 2024, do quy mô đầu tư đã được thực hiện và dự kiến sẽ tái cân bằng thị trường.
Tuy nhiên, COP28 đã tạo thêm sự không chắc chắn mới cho triển vọng về điện khí. LNG là một loại nhiên liệu hóa thạch mà các chính phủ trên thế giới mong muốn loại bỏ. Song với tư cách là “nhiên liệu chuyển tiếp” được chấp nhận rộng rãi nhất, nên vẫn có vai trò trong việc đảm bảo an ninh năng lượng trong một thời gian nữa. Các công ty và chính phủ sẽ cần phải xem xét lại các khoản đầu tư trong bối cảnh hiện nay, điều này có thể làm chậm lại một số dự án đầu tư mới. Những bên tham gia trong ngành này cần phải sắp xếp lại danh mục đầu tư, cũng như chiến lược của mình để giải quyết những mâu thuẫn giữa khử cacbon và an ninh nguồn cung đối với nhu cầu khí.
4. Tăng trưởng khai thác dầu (ngoài OPEC) chậm lại sẽ giảm bớt áp lực cho các nước OPEC.
Năm nay, sản lượng dầu ngoài OPEC đã tăng mạnh (khoảng 2 triệu thùng mỗi ngày), áp lực này buộc nhóm OPEC phải cắt giảm sản lượng để ngăn chặn giá sụt giảm. Năm tới, WoodMac dự báo: Tốc độ khai thác dầu ngoài OPEC chậm lại chỉ còn 0,8 triệu thùng/ngày.
Yếu tố lớn nhất dẫn đến sự suy giảm dự kiến mà WoodMac kỳ vọng là sản lượng dầu của Mỹ sẽ giảm mạnh vào năm tới, nhưng có thể các quốc gia khác (kể cả Brazil) cũng sẽ giảm theo. Sự giảm khai thác của các quốc gia ngoài ngoài OPEC sẽ giảm bớt áp lực mà tổ chức này phải đối mặt như từng diễn ra trong năm 2023, nhất là khi kỷ lục khai thác của Hoa Kỳ tăng đột biến.
5. Các hãng dầu khí Hoa Kỳ sẽ “làm nhiều hơn với ít hơn”.
Về cơ bản, thuật ngữ “làm nhiều hơn với ít hơn” (do more with less) có thể hiểu liên quan đến hiệu quả. Nó có nghĩa là sử dụng các nguồn lực đã có và làm việc chăm chỉ để đạt được kết quả cao nhất. Bằng cách làm nhiều hơn với ít hơn sẽ giảm lãng phí về thời gian, năng lượng và thậm chí cả tiền bạc.
Câu chuyện vĩ mô lớn nhất của ngành dầu khí Hoa Kỳ trong năm tới đi theo phương châm “làm nhiều hơn với ít hơn”. Năm 2024 là năm thứ hai liên tiếp, tổng chi tiêu vốn cho thượng nguồn ở 48 bang dự kiến sẽ giảm. Tuy nhiên, tổng sản lượng dầu và khí đốt của Lower 48 (48 bang lục địa) sẽ tiếp tục tăng cao hơn, lập kỷ lục mới cho mỗi loại. Sự thay đổi nhỏ về số lượng giàn khoan sẽ được bù đắp nhiều hơn bằng việc tiếp tục cải thiện tốc độ khoan và thời gian chu kỳ khoan, hiệu quả hoàn thành và cải thiện việc thực hiện dự án.
Tất cả những điều này như một lời nhắc nhở về việc khai thác dầu đá phiến của Hoa Kỳ sẽ trở nên tiết kiệm và hiệu quả hơn.
6. Một công ty E&P (thăm dò và khai thác) lớn của Hoa Kỳ có thể hợp nhất với một công ty E&P lớn quốc tế.
Mô hình thuần túy của các công ty E&P sẽ tập trung vào địa lý đã mất đi sức hấp dẫn kể từ khi các nhà đầu tư bắt đầu từ chối tăng trưởng sản xuất để chuyển sang phân phối tiền mặt.
M&A (sáp nhập và mua lại) quy mô lớn đang ngày càng hướng tới mục tiêu đa dạng hóa, khi các công ty tìm cách xây dựng nền tảng tài chính linh hoạt. Quốc tế hóa là bước hợp lý tiếp theo trong chiến lược này. Đồng tiền vốn sở hữu mạnh của người mua ở Hoa Kỳ sẽ thu hút các mục tiêu ở nước ngoài, giúp thực hiện các giao dịch nhanh chóng.
7. Quyết định đầu tư cuối cùng (FID) của dự án hydro sẽ là màu “xanh lam”.
FID (Final investment decision) là quyết định đầu tư cuối cùng. FID là điểm quan trọng trong quá trình lập kế hoạch dự án vốn khi đưa ra quyết định thực hiện các cam kết tài chính lớn.
Năm 2024, tham vọng về hydro ít phát thải cacbon trên khắp thế giới được phản ánh trong các chính sách của chính phủ và phát triển dự án của doanh nghiệp. Cũng theo xu thế đó, những dự án đang lên kế hoạch toàn cầu có công suất 108 triệu tấn/năm nghiêng 80% về hydro xanh lá cây, được làm từ nước điện phân. Tuy nhiên, tốc độ hoàn thiện dự án điện phân hydro sẽ vẫn chậm khi các nhà phát triển phải vật lộn để vượt qua những trở ngại chính.
Hai trong số những thách thức quan trọng nhất mà các dự án hydro xanh lá cây sẽ phải đối mặt là đạt được chi phí cạnh tranh và đảm bảo được cam kết chắc chắn từ các bên thực hiện. Các dự án với các đối tác đáng tin cậy và những dự án nhắm tới hydro làm nguyên liệu thô trong các ứng dụng hiện có có nhiều khả năng được tiến hành nhiều hơn. Những công ty hướng tới các ứng dụng mới sẽ gặp khó khăn trong việc đạt được chi phí cạnh tranh với nhiên liệu hóa thạch truyền thống. Các dự án hydro xanh lam cũng sẽ di chuyển chậm trong chu kỳ phát triển dự án, nhưng nhiều dự án sẽ đạt được FID, vì chúng được hưởng lợi từ nền kinh tế cạnh tranh và mở rộng quy mô nhanh hơn.
8. Bất chấp mọi khó khăn, việc hoán đổi cacbon sẽ lấy lại động lực.
Thị trường cacbon tự nguyện đang ở ngã ba đường vào năm 2023, với các hoạt động thị trường bị sa lầy do mất niềm tin trong khi người mua vẫn khao khát sự minh bạch. COP28 không thể đạt được thỏa thuận về Điều 6 và tâm lý thị trường lại thất vọng. Tình hình có vẻ nghiêm trọng, nhưng có nhiều lý do để tin rằng: Đây có thể là bóng tối trước bình minh. Người mua đang khôn ngoan hơn và loại bỏ những sản phẩm có chất lượng thấp khỏi thị trường.
Trong trường hợp không có sự giám sát tập trung từ Liên Hợp Quốc, các cơ quan quản lý độc lập đang đưa ra các hướng dẫn và thiết lập sự minh bạch. Và các chương trình hoán đổi đang nỗ lực phát triển. WoodMac hy vọng: Năm 2024 sẽ xuất hiện những kết quả từ của những nỗ lực này bất chấp mọi khó khăn.
9. Các công nghệ thu giữ cacbon mới sẽ đi vào thương mại.
Vào năm 2024, bản thân các dự án CCUS (thu hồi, sử dụng và lưu trữ khí CO2) mới không còn đáng chú ý nữa. WoodMac theo dõi tới 100 dự án quy mô thương mại, trong đó có 50 dự án có cơ hội tiến triển tốt. Tuy nhiên, điều mới là sự chuyển đổi được chờ đợi của các công nghệ mới từ quy mô thí điểm sang quy mô thương mại. Các kỹ thuật mới để thu giữ CO2 như mô đun hóa, hấp phụ rắn và tái chế sinh học sẽ được triển khai đầy đủ lần đầu tiên vào năm 2024. Những kỹ thuật này hứa hẹn sẽ giảm cường độ năng lượng và giảm chi phí tới 50% so với các phương pháp hiện tại.
Nếu thành công, các rào cản đối với nguồn phát thải trong các ngành công nghiệp nặng quan trọng (như xi măng và hóa chất) sẽ được giảm mạnh. Theo đó, các công ty công nghệ thu giữ cacbon hy vọng sẽ thêm nhiều đơn hàng mới.
10. Geoengineering sẽ trở thành chủ đề ‘hot’.
Geoengineering là thuật ngữ mới để chỉ những ý tưởng làm mát trái đất bằng các kỹ thuật tác động trực tiếp lên địa cầu nhằm đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu. Trong kết luận của Kiểm kê toàn cầu đầu tiên tại COP28, các quốc gia thừa nhận rằng: Quỹ cacbon toàn cầu còn lại đang giảm nhanh, có nguy cơ vượt quá mục tiêu 1,5°C. Điều đó có nghĩa là hàng trăm tỷ tấn CO2 sẽ cần phải được loại bỏ, hoặc thu giữ và lưu trữ để giữ thế giới nóng lên không quá 1,5°C vào năm 2100.
Kỹ thuật Geoengineering có thể được sử dụng để nâng cao khả năng hấp thụ cacbon của hành tinh và phản chiếu ánh sáng mặt trời trở lại không gian giúp giữ cho trái đất mát mẻ. Ví dụ, sol khí (là hệ keo của các hạt chất rắn, hoặc các giọt chất lỏng trong không khí), hoặc các hóa chất khác có thể được giải phóng vài km vào bầu khí quyển, do đó phản chiếu nhiều ánh sáng mặt trời hơn khỏi bề mặt hành tinh.
WoodMac tin rằng: Vào năm 2024, các chính phủ và tổ chức khoa học sẽ cùng nhau nghiên cứu chủ đề hấp dẫn này sâu hơn, cũng như thảo luận về những ưu và nhược điểm của việc theo đuổi kỹ thuật Geoengineering để làm cho trái đất của chúng ta ngày càng trở nên mát mẻ hơn./.
BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Link tham khảo:
https://www.woodmac.com/news/opinion/ten-predictions-for-energy-2024/
Thế giới bản tin
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin
Nguồn : https://nangluongvietnam.vn/du-bao-ve-10-xu-huong-nang-luong-va-moi-truong-cua-the-gioi-nam-2024-32070.html