Racing Car – Đua ôtô mô hình – Thú chơi ma lực quên ăn, quên ngủ
Một thú chơi lành mạnh và bổ ích đòi hỏi người chơi ngoài vấn đề về đk kinh tế ra còn có khả năng về cái đầu sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo…
Mỗi bộ môn chơi sẽ đem đến những thú vị riêng và mỗi người sẽ khám phá ra thú vui riêng trong mỗi trò chơi đó. Ở đấy tôi sẽ chỉ lêu lên mấy điều thú vị chung của thú chơi này để người mới chơi hoặc những người đang tìm hiểu có thể định hướng được mình nên đầu tư và tập chung ở những góc độ nào.
Người mới chơi thường bị mê hoặc bởi những chiếc xe chạy tốc độ cao và bay nhảy nhưng ngược lại loại hình offroad này sẽ chỉ chạy ở tốc độ trung bình và chạy siêu chậm ở moomen xoắn lớn để vượt qua những địa hình phức tạp nhưng rốc cao, con đường đá to, vùng bùn lầy… Cũng chính điều đó mà nó trở nên thú vị hơn vì nó cho bạn cảm nhận được vẻ đẹp chuyển động của thân xe, lốp, hệ thống thụt, nhíp, cầu… Bạn cũng phải lái chiếc xe của mình đúng như chiếc xe 1:1 mà điều thú vị là ngoài cabin.
Bạn có thể lên đồ, option, nâng cấp nhưng những chiếc xe 1:1, tự tạo cho mình chiếc cản hoặc khung… Cải tiến lại những hạn chế mà chiếc xe nguyên bản ko làm đc, Thêm những công năng khác để chiếc xe của bạn trở nên hoàn hảo hơn đó cũng là điều mà làm mê mệt các tay chơi.
Tiếng động cơ hai thì gầm rú đanh giòn, hơn chục chiếc xe ôtô mô hình lao vút như tên bắn. Dù trọng lượng chỉ từ 1-2kg nhưng vận tốc trung bình của xe khoảng 80km/h, với những chiếc xe “độ”, nó có thể lên tới 120km/h…
Đối với chiếc xe mô hình, bộ phận quan trọng nhất là điều khiển, sau đó đến khung sườn và động cơ. Một bộ điều khiển đảm bảo tiêu chuẩn phải có bán kính hoạt động từ 80-100m, thao tác chính xác. Điều khiển xe thường sử dụng sóng AM, FM hoặc 2,4Mhz. HRC có thể hiểu là Câu lạc bộ ôtô mô hình Hà Nội, tuy nhiên, cũng có thể hiểu là Hobby – Radio Control (đam mê – bộ môn điều khiển từ xa). Gọi là ôtô mô hình nhưng thực chất đây là bộ môn điều khiển từ xa. |
Điểm khác biệt duy nhất giữa những chiếc xe mô hình này với xe thật là không có còi – đèn, không thể lùi, không có ghế ngồi. Ngoài ra, từ động cơ đến hệ thống lái, dẫn động, phanh… đều được chế tạo như xe thật.
Đến muộn so với các thành viên khác, anh Hoàng Chiến Thắng (Đống Đa, Hà Nội), một lính mới của Câu lạc bộ xe mô hình Hà Nội (HRC) nói với các đồng sự: Ngồi họp phụ huynh cho con mà nhấp nhổm như bị kiến đốt, cuối cùng phải xin về trước để kịp ra chơi với anh em.
Anh Thắng mới mua xe chạy động cơ xăng được 3 tuần. Tính ra, anh mới chơi được đúng… 3 buổi. “Trước mình chơi xe động cơ điện. Giờ chuyển sang “anh” này. Khó tả lắm. Bạn có cầm lái mới biết được sướng thế nào. Khi bạn rú ga, tăng tốc, vào cua, rồi quay đầu nhanh… đều có cảm giác hưng phấn”.
Một thành viên mới khác, anh Việt Anh khi rước xe về nhà đã sướng đến phát khóc. Thi thoảng nổ máy, rít ga nghe tiếng nổ đanh giòn và… ngắm vì chưa đến ngày chơi (Chủ nhật hàng tuần). Suốt ngày chỉ để ý đến mỗi chiếc xe, còn tối thì chỉ muốn… ôm xe ngủ.
“Đến giờ này mà nói, vợ thì tôi có thể cho mượn được nhưng xe thì nhất quyết không!”, anh Việt Anh nhìn sang người vợ ngồi bên cạnh nửa đùa nửa thật.
Với các thành viên mới thì ban đầu phải học cách điều khiển xe, sau đó mới đến lái. “Khó nhất vẫn là vào cua, vì không cẩn thận sẽ bị đâm, lật. Tiếp nữa là phải hiểu về xe để cân chỉnh trước khi chạy và sửa chữa nếu bị hỏng. Thời gian học tùy từng người nhưng nhìn chung, khoảng 1 ngày là có thể lái được”, một thành viên HCR chia sẻ.
HRC hiện có khoảng 30 thành viên. Trong đó, có người đã chơi từ 6-7 năm nay. Anh Đông – một “lão thành” của HRC tâm sự: Mình tình cờ đọc được thông tin về thú chơi này trên Internet, sau đó tìm hiểu dần. Nhưng phải mất 2 năm sau mới đặt mua được xe. Hiện trong nhà mình có tới 4 chiếc, 3 chiếc chạy động cơ xăng và 1 chiếc chạy điện.
Thú chơi = Đam mê + tài chính
Nhiên liệu Động cơ xe mô hình tuy nói là sử dụng Methanol như thật sự ra gồm 3 thành phần: Methanol, dầu Castor (1 loại dầu gốc thực vật) và Nitro. Trong đó Methanol và dầu Castor là 2 thành phần chính, còn Nitro dùng để giúp cho máy kích nổ mạnh, sinh công lớn, chạy ‘bốc” hơn. Vì vậy nếu dùng nhiên liệu không có Nitro vẫn được nhưng chạy không bốc. |
Theo anh Đông, để gia nhập HRC, bạn chỉ cần một điều kiện duy nhất là… có xe mô hình. “Muốn chơi xe mô hình thì cần phải có hai điều kiện: Đam mê, có khả năng tài chính”, anh Đông khẳng định.
Theo thời giá, một chiếc xe mô hình rẻ nhất hiện nay khoảng 7 triệu đồng, đắt thì có thể lên tới 2.000 USD. Đó mới chỉ là chi phí ban đầu, ngoài ra còn xăng, phụ tùng thay thế nữa.
Loại xăng dành cho xe mô hình cũng rất đặc biệt, được nhập khẩu riêng. Tính ra mỗi lít khoảng 200 nghìn đồng (đắt gấp 12 lần xăng bình thường), trung bình mỗi buổi chơi, xe ngốn mất 1 lít.
Mỗi bộ lốp xe gồm 4 chiếc trong điều kiện bình thường sẽ chạy được khoảng 1,5 tháng (tương đương 6 buổi chơi) là phải thay, nếu không sẽ không đảm bảo độ bám đường. Mỗi lần thay như vậy phải chi từ 1,2 đến 2 triệu đồng.
Kèm theo mỗi xe còn rất nhiều bộ phận, phụ tùng, phụ kiện khác như hệ thống điều khiển, bàn đề, ống xả, phanh, vỏ nhựa, khung sườn… Ngoài ra, mỗi người chơi còn phải kèm theo một bộ đồ nghề sửa chữa mà theo cách tính của anh Hữu Vinh ít nhất cũng phải từ 2-3 triệu đồng/bộ.
Như vậy, để chơi xe, mỗi người phải đầu tư tối thiểu khoảng 15 triệu đồng, còn tối đa thì… thoải mái. “Nếu có nhiều tiền thì có thể đặt phụ tùng của các hãng danh tiếng. Đặt chuyên gia nước ngoài độ xe. Chẳng hạn như với 1 cái vít vặn xe, anh có thể mua với giá 50 nghìn đồng, nhưng cũng có thể mua loại giá 300 nghìn đồng”, anh Hoài Linh, một người chơi xe và cũng là chủ một cửa hàng phụ tùng cho loại xe này chia sẻ.
Ma lực
Tại Hà Nội, nhóm chơi xe mô hình động cơ điện thường tụ tập ở tượng đài Lênin vào chiều thứ Bảy. Nhóm chơi xe mô hình động cơ xăng “tốc độ” biểu diễn ở sân vận động Mỹ Đình hoặc khu Ciputra vào sáng Chủ nhật hàng tuần. Riêng nhóm chơi xe mô hình địa hình thì tụ họp tại Khu đô thị Nam Trung Yên vào các chiều thứ bảy. |
Đầu tư như vậy cũng đáng “đồng tiền bát gạo” bởi ngoài việc được sở hữu chiếc xe mà mình yêu thích, người chơi còn có dịp giao lưu, học hỏi về kỹ thuật lái, sửa chữa xe, có thêm nhiều bạn bè và đặc biệt là được xả stress qua các cuộc đua lành mạnh. “Mới chơi thì phải tìm hiểu dần dần rồi sẽ biết. Khi ham rồi thì chơi quên cả ăn trưa. Nhiều hôm, mãi đến chiều mấy anh em mới rủ nhau đi ăn”, anh Đông chia sẻ.
Thử cầm “vô lăng” (điều khiển từ xa) của một chiếc xe mới thực sự cảm nhận được ma lực của thú chơi đặc biệt này. Chỉ cần lẩy nhẹ cần ga, chiếc xe rít đanh giòn, nhả một làn khói trắng và lao vút trên đường… Chung quanh, tiếng vỗ tay vang dội cổ vũ.
Như một thông lệ, cứ sáng Chủ nhật, nhiều cặp vợ chồng mang theo con nhỏ và máy ảnh ra trước sân vận động Mỹ Đình để xem các thành viên HCR biểu diễn. Nhiều bác tài taxi, xe con, xe tải cũng đỗ cả hàng dài. Dù trời nắng. Dù mồ hôi nhễ nhại. Dường như không ai quan tâm đến ngoại cảnh nữa. Trong số khán giả này, chắc chắn sẽ ngày càng có nhiều người trở thành thành viên của HCR.
Xe mô hình có nhiều loại: Mô hình tĩnh (thường để tặng) và mô hình có gắn động cơ (điện hoặc xăng). Riêng động cơ nổ (xăng) cũng được chia ra các nhóm: Onroad và Offroad, trong đó:
*Onroad là loại xe chạy trên đường phẳng, không (hoặc ít) ghồ ghề, tốc độ cao, cũng có thể phân dạng xe này ra thành 2 dạng:
+Dạng Rally: Gầm xe tương đối thấp, hình dáng như các loại xe đua các giải rally thật.
+Dạng Racing: Tên gọi nôm na là “xe sàn thấp”, gầm xe rất thấp, chuyên dùng để đua trong sân đua chuyên nghiệp, có tốc độ rất cao. Loại này không dành cho người mới chơi vì tương đối khó điều khiển.
*Offroad là loại xe địa hình, không kén chọn đường, có một số dạng chính như:
+Dạng Buggy, là dạng xe phổ biến và thông dụng nhất do có tốc độ tương đối cao lại chạy được địa hình.
+Dạng Truck, tên gọi nôm na là “xe Bò” là dạng xe tải có bánh quá khổ (oversize), rất mạnh mẽ để leo trèo, chạy địa hình xấu, nhưng tốc độ không cao. Thích hợp cho người mới chơi và thích hầm hố.