10 điều cần phải nhắc bản thân để quên đi một mối tình đã qua
Thật đau khổ khi phải từ bỏ và quên đi một mối tình sâu đậm mà bạn tin rằng sẽ luôn bền vững. Tuy nhiên, một trong những việc tốt nhất bạn có thể làm cho mình là tháo bỏ sự ràng buộc của bạn với mối tình đã qua.
Dưới đây là 10 bí quyểt để buông một mối quan hệ đã qua và tiếp tục tìm hạnh phúc cho mình:
1. Chấp nhận rằng mối tình này đã chấm dứt
Đây là bước khó khăn nhất. Nếu bạn không chấp nhận thực tại, bạn sẽ không thể nào tiêu hóa được sự đau khổ và mất mát. Bạn cần thời gian để cảm nhận nỗi đau và hiểu được cảm xúc của mình. Chấp nhận thực tế là một cách khép lại quá khứ mà bạn không nên bỏ qua. Bạn cũng có thể tập thiền theo lối Chính niệm. Trong giai đoạn này, bạn có thể tìm sự giải khuây trong các môn nghệ thuật, các thú vui của bạn hoặc gặp gỡ bạn bè.
2. Để thời gian hàn gắn vết thương
Bạn có quyền than khóc mối tình của bạn, đau khổ vì mất nó, và sau đó hãy để sự buồn bã được giải thoát. Hãy cho bạn thời gian để tiêu hóa nỗi đau bị ruồng rẫy. Đừng cố gắng né tránh. Đừng bắt mình quên đi quá nhanh. Điều này sẽ khiến bạn hiểu rõ mình hơn. Nếu bạn là người nhạy cảm, và cảm thấy khó khăn trong việc từ bỏ, hãy tìm một bác sĩ tâm lý hoặc một tư vấn viên để hỗ trợ và giúp bạn đối diện với vết thương từ mối tình đã qua. Hãy nhớ rằng, việc hồi phục không phải là một cuộc đua.
3. Đừng theo dõi người cũ qua internet và cũng đừng tính chuyện trả thù
Có thể bạn rất đau khổ và lầm tưởng rằng bạn muốn người ấy cũng đau khổ như bạn, có thể có một số người còn cổ vũ cho sự trả thù của bạn. Trong cuộc chơi báo thù, không ai là người thắng cuộc. Thật ấu trĩ, nguy hiểm và phí thời gian khi tìm cách làm khổ người khác vì bạn tức giận. Khi bạn tìm cách trả thù, vết thương của bạn sẽ không hồi phục.
Đừng bám theo người ấy quá mức, cả trên internet và ngoài đời thực. Bạn đâu có muốn nhìn thấy họ làm những việc mà trước đây hai bạn cùng làm với nhau, hoặc thấy họ theo đuổi người khác. Đọc những bài đăng của họ trên mạng xã hội sẽ làm bạn kẹt trong những hy vọng hão huyền.
4. Đừng cố gắng trở thành bạn sau chia tay
Thúc đẩy một tình bạn ngay sau khi tan vỡ tình yêu là quá sớm và quá mức chịu đựng. Cảm xúc đâu thể bật tắc như công-tắc bóng đèn được. Nếu bạn hay người ấy làm được như vậy, thì nên nhờ bác sĩ khám cho, đó có thể là rối loạn tâm lý đấy. Hãy nhớ rằng bạn không thể nào thay đổi, hoặc chữa lành vết thương tâm hồn của người khác thay cho họ. Chuyển từ tình yêu sang tình bạn một cách bất thình lình như vậy không phải là cách.
Nếu người ấy cứ thúc ép bạn trở thành bạn bè với họ, và luôn giữ liên lạc, đó là dấu hiệu họ có vấn đề về sự từ bỏ, khả năng kìm chế và giữ giới hạn rất kém. Cũng có thể họ thúc ép tình bạn để khỏi cảm thấy có lỗi với bạn. Bạn không cần phải làm bạn hoặc giữ liên lạc với họ. Nếu hai bạn cùng đồng ý kết thúc mối quan hệ, thì sau này, cả hai vẫn có thể trở thành bạn bè, nhưng bạn cũng phải dành cho mình thời gian và khoảng cách để quyết định. Hãy nhớ rằng, có những người chỉ yêu được khi ở xa.
5. Đừng duy trì mối quan hệ thân thiết với người cũ
Một người nào đó chia tay với bạn, và bạn đồng ý tiếp tục thân mật với họ sau khi họ đã từ chối bạn là một người yêu. Điều này thật sự không công bằng. Nó không chỉ làm bạn bị mắc kẹt trong một mối quan hệ bế tắc, mà có thể gây hiểu lầm là người kia muốn quay lại với bạn và phục hồi mối quan hệ. Người chủ động điều này sẽ nghĩ rằng họ chỉ kéo dài việc này cho đến khi tìm thấy một người nào khác họ muốn theo đuổi.
Tiếp tục một mối quan hệ thân mật với người tình cũ của bạn sẽ làm bạn không còn chỗ cho các mối quan hệ khác đến với bạn. Bạn sẽ trải nghiệm tình yêu một lần nữa, với một người đến với bạn và ở lại trong cuộc đời bạn.
6. Hãy yêu cuộc sống của bạn
Liên lạc lại với bạn bè, gia đình và những sở thích yêu thích. Làm điều gì đó bạn đã không làm vì sợ hãi. Tái tập trung năng lượng của bạn. Lên một danh sách những giấc mơ và mục tiêu trong năm tới của bạn, và hãy bắt tay vào thực hiện chúng. Hãy trở thành người mà bạn đã luôn luôn muốn. Viết ra những điều bạn tự hào về chính mình, và xem lại danh sách này khi bạn cảm thấy xuống tinh thần. Khi bạn bắt đầu cuộc hành trình tự yêu và chấp nhận bản thân mình, bạn sẽ thấy mình đang thu hút những tình bạn chất lượng cho phép bạn có thể tự khẳng định bản thân mình.
7. Suy ngẫm về những gì đã không làm được trong mối quan hệ
Một khi bạn hết đau khổ và chấp nhận chúng, bạn sẽ có thể nhìn thấy mọi thứ rõ ràng hơn. Có thể là khi bạn nhìn lại một mối quan hệ, bạn có thể nhận ra những dấu hiệu hoặc những điều không tốt. Hãy lấy đó làm kinh nghiệm để có một mối quan hệ tốt hơn.
8. Đừng vội vàng có một mối quan hệ mới
Một số người cố gắng thay thế mối quan hệ cũ bằng một mối quan hệ mới càng sớm càng tốt để tránh cảm giác lạc lõng, cô đơn hay đau đớn. Một số người có ngay người khác tay trong tay, ngay khi một mối quan hệ vừa kết thúc. Đừng ôm đại một người vào vòng tay bạn, và đừng làm cho người khác gánh chịu nỗi đau như bạn. Điều đó là không công bằng với họ khi bạn đang cố gắng quên đi người cũ.
9. Hãy cất dọn tất cả những hình ảnh, quà và những bức thư tình
Thức dậy với những hình ảnh cũ và những bức thư tình sẽ không giúp bạn quên đi và tiếp tục con đường của mình. Bạn sẽ tiếp tục mơ mộng về người cũ và mối quan hệ cũ, ngay cả khi nó không phải là một mối quan hệ tuyệt vời nhất. Bạn nên đặt hình ảnh, thư từ và quà tặng trong một hộp lưu niệm đặc biệt được khóa cẩn thận với chìa khóa và đặt chúng ngoài tầm mắt của mình. Nếu điều này cũng không thể ngăn cản bạn, bạn có thể sẽ phải đốt hết những thứ quý giá này như là một cách để giải phóng những cảm xúc tiêu cực của mình.
10. Hãy nhớ rằng không chỉ có một tình yêu đích thực cho mỗi người
Có những người bước vào cuộc đời chúng ta trong một thời gian ngắn để dạy cho chúng ta một bài học hoặc cho chúng ta một cách suy nghĩ mới. Cho dù bạn yêu một ai đó, và cứ tiếp tục như thế, họ có thể sẽ không phải là người duy nhất mà bạn yêu. Giả sử điều đó xảy ra, và điều đó sẽ xảy ra. Bạn không cần phải cầu xin ai đó yêu bạn hoặc chăm sóc cho bạn, theo cách bạn đã làm cho họ. Hãy cho bạn một cơ hội để kết thúc và bắt đầu lại theo một cách tốt hơn những gì bạn đã trải qua trước giờ.
Theo chuyên đề Sức khỏe gia đình (NXB Y học)