Người mẹ càng mạnh mẽ, tác động tiêu cực đến gia đình càng lớn
Nhắc đến phụ nữ, chúng ta thường sẽ liên tưởng đến mẫu hình những người mẹ thùy mị, hiền thục và thân thiện, họ chăm sóc gia đình mà không có chút phàn nàn hay oán hận nào. Vì vậy cũng nói, các bà mẹ đối với con cái và gia đình là vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên, trong thời hiện đại, nhiều phụ nữ đã trở thành những người phụ nữ mạnh mẽ trong mắt người khác, họ vừa đảm nhiệm công việc ở bên ngoài xã hội lại vừa ‘kiểm soát’ gia đình. Nhưng một người mẹ mạnh mẽ như vậy sẽ có nhiều tác động tiêu cực cho gia đình. Bạn có biết tại sao không?
Trước đây từng có một bộ phim phóng sự “American serial Killer”, trong phim nghiên cứu bối cảnh sinh trưởng của những người này. Điều đáng ngạc nhiên là nhiều kẻ giết người biến thái dường như có một bối cảnh trưởng thành chung: Trong nhà đều có một người mẹ mạnh mẽ.
Sự mạnh mẽ được đề cập ở đây là chỉ trong tính cách chứ không phải là trên sự nghiệp. Có nhiều người phụ nữ, tại nơi làm việc họ là “người phụ nữ thép”, nhưng khi trở về nhà họ lại trở thành “thục nữ”. Bởi vậy, gia đình và hôn nhân vẫn rất hạnh phúc.
Tuy nhiên, có một số khi ở bên ngoài thì tính cách vốn không mấy mạnh mẽ, nhưng khi trở về nhà thì ngược lại. Kiểu người mẹ thích làm “Nữ vương” ở nhà này có thể được gọi là người phụ nữ mạnh mẽ.
Nhiều người cho rằng, người mẹ càng mạnh mẽ thì áp lực đối với người cha càng lớn, dẫn đến sự bất hòa giữa vợ và chồng, thậm chí xác suất người chồng ngoại tình là cao. Lý do rất đơn giản, vì người chồng không có được sự tôn trọng khi ở nhà, vậy thì anh ta phải đi ra ngoài tìm kiếm sự thoải mái.
Trong một gia đình kiện toàn khỏe mạnh, vai trò của người cha rất quan trọng, là trụ cột của ngôi nhà. Người chồng không chỉ phải chịu trách nhiệm về kinh tế của gia đình mà còn phải đóng vai trò người chủ của ngôi nhà. Mặt khác, nếu địa vị của người cha bị người mẹ áp xuống, trở nên ‘hư danh’ trong nhà, có tiếng mà không có miếng, điều này rất dễ gây ra hậu quả bất lợi nghiêm trọng đối với tâm lý của con.
(Ảnh minh họa: flickr.com)
Nói chung, một người mẹ mạnh mẽ ở đây là chỉ một người mẹ thích kiểm soát gia đình và chồng con theo ý thích của riêng mình. Ở những người mẹ này thông thường có bốn đặc điểm:
1, Luôn tự cho mình là đúng.
2, Hay sai khiến người khác.
3, Hay vung tay múa chân.
4, Hay ‘bới lông tìm vết’.
Ở những người mẹ này, cũng thường có bốn hành vi phổ biến trong việc nuôi dạy con trẻ:
1, Phải nghe theo lời mẹ, tất cả mọi việc mẹ phải là người quyết định cuối cùng.
2, Theo dõi chặt chẽ hành động của trẻ, mọi hành tung và hành vi đều rõ như lòng bàn tay.
3, Tất cả các hoạt động của trẻ phải báo cáo với cô ấy.
4, Cứng rắn can thiệp đối với mọi hoạt động trong cuộc sống của trẻ.
Nói chung, khi vai trò của người cha trong gia đình bị xô lệch, người mẹ sẽ ngày càng trở nên mạnh mẽ, thậm chí ‘nói một là một, đã nói là làm’. Trong một thời gian dài như vậy, con gái cũng sẽ lấy hình mẫu của mẹ mình làm chuẩn. Trong nhiều gia đình, mẹ và con gái thường có cùng tính cách với nhau, chính là ‘một người mẹ mạnh mẽ sẽ có một cô con gái mạnh mẽ’.
Một người mẹ có tính khí nóng nảy hay gắt gỏng chắc chắn sẽ truyền khí chất của mình cho con gái. Điều thú vị là, những cô con gái này, trên bề mặt là chúng phản kháng lại sự chuyên quyền của người mẹ, nhưng thông thường lại lặng lẽ kế thừa ‘chế độ độc tài’ của mẹ mình, và đương nhiên sẽ đưa nó vào mối quan hệ tương lai với con gái họ.
Nếu trong quá trình trưởng thành của con gái, chúng luôn thấy rằng người mẹ có quá nhiều bất mãn với bố, thì khi lớn lên, cô ấy sẽ vô thức truyền cảm xúc này cho chính mình, luôn tức giận vô cớ với chồng.
Có câu rằng “Có cha nào tất có con trai ấy, có mẹ nào tất có con gái ấy”, đã nói đúng bản sắc của người làm cha mẹ. Người cha bạo ngược sẽ có con trai bạo ngược, một người mẹ hay càu nhàu sẽ dưỡng thành một cô con gái ưa càm ràm. Mỗi bậc cha mẹ luôn như vậy, đều vô tình làm gương cho trẻ, hình thành tính cách của trẻ và ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của con.
(Ảnh minh họa: fimela.com)
Trước một người mẹ mạnh mẽ, con gái sẽ chọn sự chấp thuận vô điều kiện, còn con trai thì sao?
Về vấn đề này, nhà tâm lý học nổi tiếng người Áo Adler có nhận định rằng: “Nếu trong nhà người mẹ có quyền uy hơn, suốt ngày phàn nàn những người khác trong gia đình, các cô con gái có thể sẽ bắt chước cô ấy, trở nên hà khắc bắt bẻ; Còn các cậu con trai thì luôn ở trong tư thế phòng thủ, sợ những lời chỉ trích và cố gắng tìm cơ hội để thể hiện sự ngoan ngoãn của mình”.
Bởi vì khi người mẹ luôn chỉ trích và phê bình người cha, đó thực sự là lời buộc tội và chỉ trích tất cả đàn ông. Là con trai, chắc chắn cậu ấy sẽ nghĩ mình cũng giống như bố, sẽ ngày càng trở nên tự ti.
Do đó, khi một người mẹ quá mạnh mẽ trong tính cách, thích cười nhạo sự hèn yếu của chồng mình, cô ấy thực sự đang cho con trai mình những lời chế giễu tiêu cực tương tự. Vì vậy, một người mẹ mạnh mẽ thường dưỡng thành một người con trai yếu đuối. Cô ấy càng chỉ trích chồng, con trai càng nhu nhược.
Tất nhiên, trong môi trường phát triển của trẻ, bất kỳ bên nào quá mạnh mẽ và độc đoán, nó sẽ có ảnh hưởng không thể xóa nhòa đối với trẻ. Ví dụ, nếu một người cha thường có hành vi bạo lực, thì đứa trẻ sẽ trở nên cáu kỉnh, tính tình bất ổn định khi lớn lên.
Bởi vậy, cả cha và mẹ đều cần suy nghĩ cẩn thận về vai trò và trách nhiệm của mình trong gia đình, có như vậy mới có thể viên dung tốt một mái ấm gia đình, mang đến cho con cái điều kiện phát triển khỏe mạnh nhất.
Thegioibantin.com | Vina Aspire News
Nguồn: mapp.dkn.tv