Taị sao bạn nên ôm người yêu/ chồng hay bất kì ai mỗi ngày?
Nhà tâm lý học người Mỹ, Virginia Satir rằng: “Chúng ta cần 4 cái ôm mỗi ngày để tồn tại. Cần 8 cái ôm mỗi ngày để duy trì. Và cần 12 cái ôm mỗi ngày để phát triển”. Giữa cuộc sống xô bồ và bận rộn này, vì sao chúng ta phải cần tốn thời gian để ôm nhiều đến thế?
Ôm ngăn ngừa bệnh tật
Ôm giúp giải tỏa áp lực trên xương ức và kích thích tuyến ức – nơi kiểm soát và cân bằng sản xuất các tế bào máu, đảm bảo sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật. Viện Nghiên cứu cảm ứng tại ĐH Miami School of Medicine (Mỹ) cho biết họ đã thực hiện hơn 100 nghiên cứu về mối liên hệ giữa việc ôm ấp với khả năng ngăn ngừa bệnh tật và tìm thấy có một sự tác động đáng kể giữa những cái ôm với sức khỏe con người.
Giúp cho quá trình ghi nhớ và kéo dài tuổi thọ
Làm được điều phi thường này là bởi ôm chặt làm tăng nồng độ serotonin (một loại hoóc-môn có chức năng điều chỉnh tâm trạng, đem lại cảm giác hạnh phúc) vào các mạch máu. Bên cạnh đó, serotonin được tổng hợp trong tế bào thần kinh Serotonergic ở thần kinh trung ương, nơi nó có nhiều chức năng khác nhau, bao gồm cả việc điều chỉnh tâm trạng, sự thèm ăn, giấc ngủ, co cơ, và một số chức năng thuộc về nhận thức bao gồm trí nhớ và học tập; và ở tiểu cầu trong máu mà nó giúp điều hòa quá trình cầm máu và máu đông máu.
Tạo sự gắn kết bền vững hơn cả lời nói
Một cái ôm là phương pháp tuyệt vời thể hiện tình cảm của mình với đối phương. Không chỉ cảm nhận được tình yêu, sự chân thành từ vòng tay của bạn, đối phương có thể tiếp thu và đáp trả bằng cách ôm lại, từ đó tạo ra sự gắn kết nối vững bền.
Chống trầm cảm
Ôm ấp vuốt ve kích thích não sản xuất dopamine- hormone hạnh phúc. Nếu mức dopamine thấp dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh thoái hóa thần kinh, rối loạn tâm trạng dễ gây ra trầm cảm.
Làm dịu đau mỏi
Ôm ấp làm thư giãn cơ bắp, giải tỏa căng thẳng. Ôm ấp vuốt ve làm dịu đau nhức nhờ lưu thông các mạch máu, các mô.
Gạt bỏ được căng thẳng, tức giận
Lý do là những những cái ôm khiến cơ thể sản sinh hoóc-môn oxytocin – chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng trên hệ thống limbic, trung tâm cảm xúc của não, thúc đẩy cảm giác mãn nguyện, làm giảm sự lo lắng và căng thẳng. Vậy nên, những cái ôm có thể giúp chúng ta gạt bỏ căng thẳng, sự cô đơn và cả sự tức giận. Đồng thời, ôm cũng giúp chúng ta có cảm giác an toàn.
Ôm cân bằng hệ thần kinh
Các phản xạ đầu tiên của làn da khi đón nhận một cái ôm là thư giãn và đón nhận. Khi ôm, hệ thần kinh phó giao cảm cũng tác động độ ẩm da cân bằng hơn. Da có một mạng lưới nhỏ, có thể nhận được những cảm ứng và sau đó tiếp xúc với não thông qua các dây thần kinh. Các phản xạ trên da của một người nào đó khi tiếp nhận một cái ôm cho thấy có sự thay đổi rõ rệt.
Nguồn: phununews – Những lý do khiến bạn phải tốn thời gian để… ôm