Điều nên nói với trẻ mỗi ngày

0

Tâm trí của đứa trẻ giống như đất sét ướt. Bất cứ điều gì bé nghe và thấy sẽ để lại một ấn tượng lâu dài. Trẻ thơ vô tội, nhạy cảm, và cần rất nhiều tình cảm. Chính vì thế, là cha mẹ, bạn cần dành nhiều thời gian truyền đạt những thói quen tốt, những giá trị nhân văn mỗi ngày. Lời nói là điều dễ dàng nhất để thể hiện sự quan tâm, đồng thời thúc đẩy kĩ năng giao tiếp của trẻ với thế giới bên ngoài.

1. “Ba/mẹ yêu con”

Bạn có thể bắt đầu một ngày mới bằng cách nói như vậy với bé và nên kèm thêm một nụ hôn lên má trẻ để thể hiện tình cảm. Câu nói đơn giản này đối với con bạn nó có nghĩa là rất nhiều!

2. “Hôm nay con thế nào?”

Là cha mẹ, câu hỏi này thể hiện sự quan tâm tới các hoạt động hàng ngày của trẻ. Giả sử bạn gửi bé đến trường mẫu giáo, nhà trẻ vào ban ngày khi bạn đến công sở làm việc. Sau khi trở về nhà, hãy hỏi thăm con. Chắc chắn bạn sẽ nghe âm thanh “líu lo” có nội dung liên quan đến bạn bè, trò chơi, ăn uống của trẻ.

trẻ emẢnh: Internet

3. “Nói: xin vui lòng”

Nếu bạn muốn con mình có cách cư xử tốt, dạy cho chúng nói “xin vui lòng” trước khi muốn đặt một yêu cầu hay nhờ ai giúp chuyện gì.

4. “Cảm ơn” và “Không có chi”

Phép lịch sự cơ bản và tối thiểu trong giao tiếp là nói lời cảm ơn và thể hiện sự khiêm tốn ở bất kì đâu và trong mọi trường hợp. Tập cho trẻ kĩ năng này càng sớm, bé càng biết lễ phép và nhận thức việc người khác làm cho mình.

5. “Không bao giờ bỏ cuộc”

Bài học vỡ lòng cho mỗi người chúng ta là không bao giờ bỏ cuộc. Hãy biến bài học dành cho trẻ thành lời động viên con cố gắng nỗ lực, vượt qua thử thách và đạt được mục tiêu mà bé muốn.

6. “Con thắng rồi”

Một lời khuyến khích luôn luôn làm gia tăng sự tự tin ở một đó. Và con bạn cũng không ngoại lệ. Nếu trẻ đã thắng một cuộc đua hay hoàn thành một câu đố hoặc trò chơi nào đó, hãy nói “con chiến thắng rồi” để tiếp thêm động lực và chia sẻ niềm vui với bé.

7. “Nhắn tin cho ba/mẹ khi con đến nơi nhé!”

Là cha mẹ, bạn luôn lo lắng về sự an toàn của con. Cấp cho trẻ điện thoại di động nếu như bé đã đủ lớn để sử dụng và không quên dặn dò bé nhắn tin cho ba mẹ khi đã đến một nơi nào đó hoặc làm xong điều gì đó. Bên cạnh đó, hãy sử dụng các phần mềm quản lý để đảm bảo bé sử dụng điện thoại một cách hợp lý và thông minh.

8. “Đó là lựa chọn của con.”

Khi con lớn lên, bạn phải dạy cho trẻ tự đưa ra các quyết định riêng và có trách nhiệm với điều đó. Điều này sẽ giúp xây dựng sự tự tin của trẻ và ý thức tự giác, tự lập.

9. “Bạn con thế nào?”

Hãy luôn cố gắng tìm cách biết các mối quan hệ của con. Biết tên bạn bè chúng, địa chỉ nhà, tính cách, thói quen… để giúp con nhận biết bạn xấu và bạn tốt. Đồng thời, bảo vệ con trước những cám dỗ nghịch ngợm thiếu suy nghĩ. Nếu được, bạn có thể sắp xếp cho các bé cùng học và chơi tại nhà để được quan sát và gần gũi với con.

10. “Đừng lãng phí đồ ăn.”

Trẻ em muốn ăn những gì chúng thích, đặc biệt là ăn vặt. Là cha mẹ, bạn phải nghiêm khắc nếu con bạn lãng phí thực phẩm. Bạn phải quở trách chúng và tập cho bé ăn những thực phẩm lành mạnh. Đây là bước đậy tập cho trẻ tính tiết kiệm và trân trọng thực phẩm hàng ngày.

11. “Nói sự thật.”

Hãy dạy con giá trị của sự trung thực. Trẻ em có xu hướng che giấu nhiều thứ chỉ vì sợ cha mẹ của chúng mắng. Bạn phải dỗ bé nói sự thật và dạy cho bé lý do tại sao phải làm thế. Điều này sẽ làm cho con bạn chia sẻ những bí mật của chúng dễ dàng hơn.

Jenny Hà

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ