Trẻ có xuất sắc hay không phụ thuộc vào tính cách của người mẹ, ai đang làm mẹ nhất định không định không được bỏ qua bài viết này

0

“Mỗi khi bạn nhìn con trẻ cũng chính là đang tự nhìn chính mình, bạn giáo dục trẻ cũng là tự giáo dục và kiểm tra nhân cách của chính mình” – nhà giáo dục nhân văn Vasyl Sukhomlynsky.

Một ngày nọ, có một giáo sư đại học nói về đứa con đang học lớp ba của anh ấy, cả bố và mẹ đều là tiến sĩ, vợ của anh vừa mới về nước, nhưng thành tích học tập của con trai anh thì đứng nhất lớp… từ dưới đếm lên.

Anh ấy hỏi một người bạn thân là tại sao lại như thế. Bạn anh trả lời rằng, nguyên nhân chủ yếu là do vợ của anh quá giỏi rồi. Anh ấy còn cho rằng bạn mình đang nói đùa, nghĩ rằng ý bạn muốn nói vợ anh quá bận rộn công việc, bèn vội đáp: “Không có đâu, ngày nào vợ tôi cũng giúp thằng bé làm bài tập mà…ừm… Chỉ là mỗi lần không đến năm phút thì đã nổi nóng, mắng thằng bé ‘Sao con lại ngốc thế hả!’”. Người bạn liền nói với anh ấy: “Đó, anh thấy chưa, vấn đề là ở đây, mẹ của thằng bé quá thông minh rồi, thằng bé còn nhỏ vậy làm sao thông minh được như mẹ nó chứ?”

Có lẽ mọi người đều biết có rất nhiều danh nhân trong lịch sử đã miêu tả mẹ của họ như sau: mẹ rất dịu dàng, hiền thục, ân cần, mẹ luôn âm thầm cống hiến cho con cái mà không hề than vãn, mẹ rất kiên cường, lương thiện, có chủ kiến, dường như không có việc gì có thể làm khó được mẹ… Chính là những người mẹ như vậy mới có thể rèn luyện được những đứa con xuất sắc như thế. Bởi vì khi còn nhỏ, đứa trẻ sẽ dựa dẫm vào mẹ theo bản năng, vì vậy tính cách, lời nói và hành vi của người mẹ sẽ ảnh hưởng đến trẻ cả đời.

Vậy làm thế nào mới có thể làm cho thói quen và tính cách của trẻ không phát triển theo hướng tính cách xấu của mẹ và thừa hưởng được những ưu điểm của người mẹ? Phương pháp tốt nhất chính là người mẹ phải “thu bớt” tài năng của mình lại trước mặt trẻ, trở thành một “người mẹ thật sự”.

Trước mặt con trẻ, người mẹ không phải đang trên bàn đàm phán, không cần phải dùng ánh mắt phê bình, đấu tranh và yêu cầu sự hoàn hảo để nhìn con. Sự tổn thương do thái độ ép buộc, lời nói đanh thép, chua ngoa, hành vi kiểm soát mọi thứ và những phán đoán chủ quan của người mẹ ảnh hưởng quá lớn đối với sự tự tôn và tự tin của con trẻ trong việc giáo dục trẻ.

1. Hãy quên đi những điều không vui trước khi bước vào nhà

Trước khi bước vào nhà, người mẹ phải nhắc nhở chính mình: quên đi tất cả những việc không vui ở cơ quan, bắt đầu từ bây giờ phải đảm nhiệm vai trò của một người mẹ. Trẻ cần mẹ vui vẻ, tuyệt đối đừng “đổ” những việc không tốt, không hề liên quan sang cho con, bởi vì trẻ vô tội.


Hãy quên đi những điều không vui trước khi bước vào nhà

2. Là niềm vinh dự nho nhỏ của con

Khi con hứng thú kể với mẹ hôm nay được thưởng ở trường hay được điểm tốt, người mẹ đừng nên thể hiện sự chán nản hoặc xem nhẹ lời con nói, cần phải khen ngợi trẻ một cách hứng thú giống như trẻ đối xử với mẹ. Có thể nói những câu như: “Con mẹ ngoan/giỏi quá”, “Chúc mừng con yêu” hay “Con có thể cho mẹ xem thành tích được không?” v.v…, hãy chia sẻ niềm vui với con, bởi vì vinh dự nho nhỏ này là vô cùng quan trọng đối với những đứa trẻ.


Là niềm vinh dự nho nhỏ của con

3. Người mẹ “không biết”

Khi trẻ về nhà và hỏi mẹ những câu hỏi như “Từ này đọc thế nào hả mẹ”, thì có thể bạn đừng trả lời trẻ ngay, câu trả lời tệ nhất là: “Sao cả từ này mà con cũng không biết đọc nữa vậy?”. Tốt nhất là sau khi xem qua, hãy nói rằng: “Ôi, mẹ cũng không rõ lắm, chúng ta cùng tra từ điển nhé, được không con?”. Sau vài lần, mẹ sẽ tập được cho trẻ sử dụng từ điển, đồng thời sau khi tra từ điển xong, trẻ sẽ có cảm giác thành tựu, nhiều lần như vậy sẽ xây dựng nên thói quen tra tài liệu không cần dựa vào mẹ.

Khi con trẻ về hỏi mẹ, không nên thể hiện sự thông minh giỏi giang như ở cơ quan, hãy “giả vờ không biết” là một cách làm rất tốt, có thể cổ vũ trẻ động não, tự dựa vào khả năng của mình để hiểu ra vấn đề hoặc mẹ có thể cùng con tìm trong sách hoặc trên mạng. Bạn đừng nói ra đáp án ngay, việc bạn vừa nói vừa tỏ ra tự hào/ngạo mạn không có lợi cho sự trưởng thành của trẻ, sau vài lần trẻ sẽ tránh hỏi mẹ và trở nên tự ti.


Ảnh minh họa.

4. Bình tĩnh và bình tĩnh!

Khi trẻ kể với mẹ hôm nay làm bài kiểm tra không tốt, người mẹ nhất định phải kiểm soát tâm trạng của mình, tuyệt đối không được nổi nóng hoặc sa sầm mặt mày lại, lúc này trẻ đang căng thẳng quan sát sắc mặt của mẹ. Vì vậy tốt nhất là hãy thể hiện bạn không có bất cứ sự thay đổi cảm xúc nào, sau đó hãy bảo con cầm bài kiểm tra ra, cùng con phân tích sai ở đâu.

Nếu như con đã hiểu mình sai ở đâu, người mẹ cũng không cần phải sửa nữa. Nhưng cuối cùng bạn phải cổ vũ con rằng: “Con xem này, con đã hiểu rồi, lần sau sẽ không làm sai nữa nhé”. Nếu cảm thấy không thể tự kiềm chế cảm xúc thì hãy vào nhà vệ sinh rửa mặt, soi gương và hít thở sâu.


Ảnh minh họa.

5. “Mẹ cũng từng nhát gan”

Khi trẻ thể hiện sự nhút nhát trước thi cử hoặc làm những việc khá quan trọng, người mẹ không nên phản đối hoặc khiển trách con nhút nhát, hay thể hiện mình còn căng thẳng hơn con, như vậy sẽ làm tăng áp lực tâm lý của trẻ, dẫn đến việc trẻ không thể phát huy khả năng một cách bình thường được.

Lúc này, tốt nhất là mẹ hãy thật thoải mái nói với con, dù con làm tốt hay không, lúc cha mẹ bằng tuổi con cũng không được như con đâu, con đừng lo lắng. Lúc này trong lòng trẻ sẽ có quyết tâm và tự tin giúp trẻ phát huy tốt hơn bình thường.

Giả sử ngày mai con của bạn phải tham gia một hoạt động quan trọng, nếu bạn quan sát thấy trẻ đang khá lo lắng căng thẳng, tốt nhất là tối hôm đó hãy ngủ bên cạnh con, trước khi ngủ, bạn hãy kể một vài câu chuyện hoặc cùng con đọc quyển sách mà con thích nhằm làm dịu áp lực trong lòng con cho đến khi con ngủ rồi mới ra khỏi phòng.


Ảnh minh họa

6. Hướng dẫn con đối diện với thất bại

Khi con gặp phải thất bại hoặc trắc trở, người mẹ phải thể hiện sự kiên cường và không từ bỏ, bình tĩnh nói với con rằng thất bại chỉ là nhất thời, không phải là cả đời. Đừng thể hiện không còn chút hy vọng nào khi trẻ còn chưa nhận thức được việc phải từ bỏ.

Điều tệ nhất đó là dùng những lời tàn nhẫn mỉa mai, quở trách con, khiến trẻ rơi vào tình trạng tệ hại, thậm chí tính hết tất cả “nợ mới nợ cũ” với con. Lúc này, dưới sự “giáo dục” của mẹ, trẻ sẽ vô cùng tự ti, thậm chí mất hết hi vọng vào tương lai tốt đẹp của mình.


Ảnh minh họa

7. “Con phải…”

Người mẹ đừng thể hiện quan điểm chủ quan của mình khi trẻ còn chưa nói rõ những gì muốn nói và ra lệnh cho con bằng những câu như: “Con phải…” thế này thế kia… Dù trẻ có muốn hay không, áp đặt quan điểm của mình vào quan điểm của con, đồng thời yêu cầu con làm theo là điều không đúng.

Người mẹ không nên trở thành “chuyên chế”, những đứa trẻ lớn lên trong hoàn cảnh này sẽ thiếu ý kiến cá nhân, thiếu khả năng nhận định. Hãy xây dựng mối quan hệ bình đẳng giữa mẹ và các con (bình đẳng không có nghĩa là không có nguyên tắc), hiểu và tôn trọng lẫn nhau.

Ảnh minh họa

8. Kiểm soát cách nói chuyện

Trước mặt con trẻ, người mẹ phải kiểm soát cách nói chuyện của mình. Mẹ là người hiểu con cái nhất thế giới, vì vậy, mẹ hiểu rõ điểm yếu của con là gì. Giả sử người mẹ thường hay trực tiếp chỉ ra điểm yếu của con khi nói chuyện, châm biếm, phê bình hoặc uy hiếp hay biết rõ con không làm được mà cố ý yêu cầu con làm, việc này rõ ràng là bạn đang dùng thứ vũ khí sắc bén nhất liên tục đâm vào vết thương của con. Trong lòng con sẽ tổn thương sâu sắc, bởi vì vết thương này đến từ người thân thiết nhất của trẻ.


Kiểm soát cách nói chuyện

9. “Lời nói ngắn gọn + im lặng” sẽ tốt hơn không ngừng lải nhải

Trước mặt con, người mẹ phải kiểm soát lượng lời nói của mình. Không nên cứ lải nhải mãi, trên thực tế thì sự im lặng của người mẹ là điều khiến trẻ sợ nhất. Vì vậy, thay vì liên tục lải nhải không ngừng với trẻ thì chi bằng hãy dùng lời nói ngắn gọn cho trẻ biết trẻ đã sai ở đâu hoặc nên chú ý những gì.

Sau đó sự im lặng của mẹ chắc chắn sẽ có tác dụng hơn việc tiếp tục nói. Bạn đừng cho rằng trẻ không hiểu, tuy con giả vờ như không quan tâm, nhưng thực tế là trẻ đang quan sát xem liệu có phải mẹ đang nói thật hay không.


Ảnh minh họa

Lời kết:

Tóm lại, ở nhà – mẹ chính là mẹ, không phải đang ở công sở. Mẹ nên chăm sóc cuộc sống của con, quan tâm đến những thay đổi trong tâm lý của con, từng cử chỉ hành động của con, bảo vệ những tình cảm ngây ngô trong sáng, xây dựng tính cách tốt cho trẻ.

Nếu bạn hy vọng sau này con có thể giỏi hơn mình, vậy thì dù là một người mẹ giỏi giang như thế nào thì cũng hãy tỏ ra “không biết”, “ngốc”, “kém thông minh” một chút, thể hiện mình “dịu dàng nhẹ nhàng” một chút, như vậy thì con trẻ sẽ có cảm giác thành tựu và cảm thấy mình “hiểu biết”, “thông minh” và “nhanh nhẹn” hơn mẹ, ngày qua ngày trẻ càng lúc càng giỏi hơn mẹ, cho đến một ngày trẻ thật sự vượt qua mẹ.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: bacgiang.info

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ