Tuyệt đối không rung lắc trẻ sơ sinh.
Thói quen tung lắc nhằm mục đích chơi đùa hoặc dỗ trẻ nín khóc là một thói quen tai hại của các ông bố bà mẹ nước ta. Trên thế giới đã cảnh báo rất nhiều về hành động này có thể để để lại những di chứng rất nặng nề cho trẻ và bạn sẽ ân hận suốt đời. Hãy tham khảo bài viết này và lưu ý thật kỹ vấn đề này, các bạn nhé. Rung lắc trẻ có thể dẫn đến tổn thương não.
Thói quen tung lắc nhằm mục đích chơi đùa hoặc dỗ trẻ nín khóc là một thói quen tai hại của các ông bố bà mẹ nước ta. Trên thế giới đã cảnh báo rất nhiều về hành động này có thể để để lại những di chứng rất nặng nề cho trẻ và bạn sẽ ân hận suốt đời. Hãy tham khảo bài viết này và lưu ý thật kỹ vấn đề này, các bạn nhé.
Rung lắc trẻ có thể dẫn đến tổn thương não
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Phúc, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội, đa số hội chứng rung lắc gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, trong đó, tỉ lệ mắc hội chứng lắc xảy ra cao nhất ở trẻ nhũ nhi (0-6 tháng tuổi). Ở trẻ sơ sinh, kích thước đầu và trọng lượng chiếm khoảng 1-4 so với toàn cơ thể. Trong đầu, có những khoảng trống giữa não và xương sọ cho phép não tiếp tục lớn và phát triển.
Não của trẻ khá mềm với màng não mỏng. Khối cơ của cổ lại quá yếu không đủ sức nâng đỡ đầu, nên khi bị rung lắc sẽ có khuynh hướng gập tới gập lui hay xoay qua xoay lại một cách không kiểm soát được.
Khi bị rung lắc, xương sọ mềm và dẻo của trẻ không chịu được những lực này, sẽ chuyển lực tới não, khi não không có sự di chuyển đồng bộ và gây ra sự va đập trở lại tới xương sọ, làm dập não, tăng áp lực, phù và chảy máu trong não. Các tĩnh mạch lớn dọc theo phía ngoài não cũng mỏng manh và dễ rách, gây chảy máu, máu tụ dưới màng cứng, ngoài màng cứng, dưới màng nhện, tăng áp lực nội sọ.
Những tổn thương khi bị rung lắc ở trẻ có thể là vĩnh viễn
Hậu quả có thể còn nặng nề hơn nếu đầu trẻ va chạm mạnh vào một bề mặt nào đó như tường, sàn nhà hay giường. Khi đó, trẻ bị dừng lại đột ngột bởi một va chạm mạnh, hậu quả là não sẽ bị xoắn vặn trong hộp sọ dẫn đến tình trạng các mạch máu và thần kinh của não bị vỡ, các mô não bị xé ra gây xuất huyết não, phù não, tăng áp lực nội sọ.
Các nghiên cứu cho thấy, những tổn thương có thể xảy ra chỉ với 5 giây rung lắc. Rung lắc mạnh có thể gây ra những tổn thương não vĩnh viễn. Trường hợp rất nặng có thể dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân từ sự vô tình
Có thể bạn sẽ giật mình khi biết nguyên nhân mà đôi khi chính bạn cũng đã đang vô tình sử dụng với trẻ trong khi chăm sóc và chơi đùa. Không kìm nén được cơn tức giận khi trẻ khóc hay quấy, nhiều bậc cha mẹ mất tự chủ hoặc có thói quen sốc trẻ lên cao hoặc lắc dữ dội để thoả cơn giận.
Các ông bố có khuynh hướng hay biểu hiện sự yêu thương con bằng cách lắc trẻ hoặc tung lên rồi bắt lấy hay trò chơi “nhong nhong ngựa ông đã về” để trẻ lên chân rồi lắc. Việc ru cho trẻ ngủ bằng cách lắc lắc, đu đưa trên tay cũng có thể nguy hiểm. Hoặc trẻ ở tư thế đứng khi đi đường xe xóc, khiến trẻ gập tới gập lui.
Khó phát hiện
Vì triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với một số tình trạng khác như nhiễm siêu vi, rối loạn tiêu hóa…nên khó phát hiện, nhất là những trường hợp nhẹ, thường bị bỏ qua.
Trẻ thường có các biểu hiện sau: Quấy khóc nhiều, bỏ ăn hay bỏ bú, ói, ngủ lịm, gương mặt không cảm xúc, không chịu cười đùa, trương lực cơ kém (cơ nhẽo), da xanh tái, nhìn thấy rõ nhất vùng trán. Ở thể nhẹ này, ít cha mẹ nào nghĩ rằng con mình bệnh mà đưa đến bác sĩ khám. Và điều nguy hiểm cũng chính ở điểm này, vì không biết nên càng rung lắc khiến trẻ tổn thương nặng hơn.
Nặng hơn là khó thở, ngừng thở hoặc co giật. Những dấu hiệu cho thấy chấn thương cổ, sưng nề, cứng cổ, nghẹo về một bên, khó quay. Do đó, khi thấy trẻ có dấu hiệu này và có kèm theo tình trạng hay lắc trẻ, bạn hãy nghĩ đến ngay đến hội chứng này, hãy đưa đến bác sĩ thăm khám và tư vấn thích hợp.
Đừng xem thường cái lắc
Để phòng ngừa những nguy hiểm do hội chứng này, Bác sĩ Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc BV Nhi Trung ương khuyến cáo, tuyệt đối không được đung đưa mạnh đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 0-6 tháng. Bởi những tổn thương không chỉ xảy ra trong thời điểm hiện tại mà có thể ảnh hưởng về lâu dài.
Các bậc cha mẹ cũng không nên có những động tác làm thay đổi từ thế trẻ nhanh đột ngột như: Trẻ đang năm được bế thốc dậy, nhấc bổng trẻ lên cao, xốc nách nhấc trẻ lên cao rồi hạ xuống. Đặc biệt, khi trẻ quấy khóc hoặc làm một việc gì đó không vừa lòng, người lớn không nên tát, đánh vào đầu trẻ.
Khi di chuyển trẻ, hãy giữ cổ ở tư thế tương đối cố định. Không ôm giữ trẻ khi cãi cọ. Khi trẻ khóc kéo dài không dỗ được cần phải kiểm tra kỹ nguyên nhân, không nên bỏ qua chi tiết này. Những bậc ông bà của trẻ cũng không nên vì qúa yêu trẻ mà rung lắc hay tạo áp lực cho cha mẹ của trẻ khi trẻ khóc nhiều.
Tác hại không ngờ của rung lắc với trẻ nhỏ
Có thể bạn chưa bao giờ nghe tới hoặc chưa từng chú ý đến hội chứng này. Hội chứng này được mô tả lần đầu tiên vào những năm 1970, nhưng được sự chú ý và nghiên cứu đặc biệt vào khoảng 10 năm gần đây. Mang tên là hội chứng trẻ bị lắc (Shaken Baby Syndrome – SBS) hay đôi khi được gọi là chấn thương đầu kiểu ngược đãi (Abusive Head Trauma).
Hội chứng này là gì và tổn thương như thế nào?
Hội chứng này là dạng nặng của chấn thương đầu và não gây ra bởi rung lắc mạnh trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ. Hội chứng này thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi tuy nhiên có thể tới 5 tuổi, và gặp nhiều nhất ở trẻ dưới 9 tháng. Tại Mỹ, ước tính khoảng 1200 đến 1400 trẻ bị chấn thương hoặc chết do lý do rung lắc mỗi năm, theo con số từ Trung tâm quốc gia kiểm soát hội chứng trẻ bị lắc. Tuy nhiên, con số này có thể cao hơn nhiều bởi nhiều trường hợp không phát hiện được.
Động tác bế và rung lắc của người lớn đối với trẻ ở các quốc gia có thể khác nhau và tùy theo tập quán sinh hoạt. Sự nguy hiểm nhất đề cập trong bài này là những rung lắc khi bế xốc trẻ trong tư thế đứng và không giữ cố định cổ để cho cổ di chuyển theo hướng trước sau. Tuy nhiên nguy hiểm vẫn xảy ra khi bế trẻ ở mọi tư thế mà rung lắc mạnh với cường độ cao hoặc dừng hay va chạm đột ngột. Các nghiên cứu cho thấy những tổn thương có thể xảy ra chỉ trong với 5 giây rung lắc. Rung lắc mạnh có thể gây ra những tổn thương não vĩnh viễn. Trường hợp rất nặng có thể dẫn tới chết.
Trẻ sơ sinh có kích thước đầu lớn và nặng khoảng 1 phần tư so với toàn cơ thể. Trong đầu, có những khoảng trống giữa não và xương sọ cho phép não tiếp tục lớn và phát triển. Não của trẻ thì mềm với màng não mỏng. Các cơ và dây chằng vùng cổ thì yếu và chưa phát triển cũng chưa thể chịu đựng được sức nặng của đầu, sự lỏng lẻo này được ví như đầu chiếc roi (vì thế hội chứng này có tên lúc đầu là whiplash shaken baby). Khi bị rung lắc, xương sọ mềm và dẻo của trẻ không chịu được những lực này, sẽ chuyển lực tới não, khi não không có sự di chuyển đồng bộ và gây ra sự va đập trở lại tới xương sọ, làm giập não, tăng áp lực, phù và chảy máu trong não. Các tĩnh mạch lớn dọc theo phía ngoài não cũng mỏng manh và dễ rách, gây chảy máu, máu tụ dưới màng cứng, ngoài màng cứng, dưới màng nhện, tăng áp lực nội sọ. Những tổn thương này có thể là vĩnh viễn. Tuy nhiên những tổn thương này không thể thấy được từ bên ngoài bằng mắt thường. Nhiều trường hợp tổn thương trong não nhẹ rất khó phát hiện. Ngoài ra, tổn thương khác rất thường gặp ở mắt, do chảy máu võng mạc, có thể gây nên giảm thị lực hoặc mù. Các chấn thương khác có thể gặp ở cổ hay cột sống, hay xương sườn.
Những tổn thương lâu dài bao gồm chậm phát triển trí tuệ, thị lực kém, rối loạn hành vi nói và nghe, động kinh, tổn thương kỹ năng định hướng, và nhận thức, và cũng có thể tử vong. Nhiều tổn thương lâu dài chỉ phát hiện được khi trẻ đã lớn, trên 6 tuổi. Những điều trị tổn thương này đòi hỏi chi phí tốn kém, với kỹ năng chuyên sâu, và nỗ lực lâu dài.
Nguyên nhân và triệu chứng
Các nguyên nhân lại rất thông thường và không bởi tai nạn. Hầu hết các trường hợp gây ra khi đứa trẻ khóc liên tục không ngừng và không dỗ được khiến cho cha mẹ hoặc người chăm sóc nỗ lực làm đứa trẻ ngừng khóc hoặc những người này trong tình trạng bực bội, mất kiên nhẫn và kiểm soát. Những nỗ lực này được thể hiện bằng cách rung lắc trẻ với cường độ cao hoặc có các hành vi mạnh hay có tính bạo lực hơn. Hiện tượng này rất phổ biến một cách không cố ý và không hề chủ tâm gây nguy hiểm cho trẻ.
Triệu chứng: Cần lưu ý rằng rất nhiều trẻ không có triệu chứng rõ rệt bên ngoài. Các dấu hiệu rõ rệt hơn bao gồm:
– Trẻ bị kích thích mạnh, thay đổi hành vi thông thường, không tiếp xúc
– Đờ đẫn, lơ mơ, hoặc ngủ mê mệt, trương lực cơ giảm (cơ nhẽo)
– Da xanh tái, nhìn thấy rõ nhất vùng trán
– Ăn, bú khó, khó nuốt hoặc nôn không có lý do rõ ràng
– Khó thở, ngừng thở hoặc co giật
– Những dấu hiệu cho thấy chấn thương cổ, sưng nề, cứng cổ, nghẹo về một bên, khó quay.
Chẩn đoán, sơ cứu và điều trị ban đầu
Chẩn đoán: Thường không nhìn thấy các triệu chứng của tổn thương từ bên ngoài. Tuy nhiên bác sĩ nhãn khoa có thể phát hiện các chảy máu võng mạc mắt khi soi đáy mắt. Khi nghi ngờ, các bác sĩ nhi khoa có thể tiến hành chụp cắt lớp hoặc chụp cộng hưởng từ để tìm thương tổn.
Sơ cứu ban đầu:
– Hãy gọi cấp cứu, đừng cố vận chuyển trẻ tới bệnh viện trên các phương tiện thông thường.
– Đừng bế xốc trẻ lên hay cố gắng lắc thêm làm cho trẻ tỉnh lại
– Không cho trẻ ăn lúc này
– Nếu đứa trẻ ngừng thở trước khi có cấp cứu hỗ trợ, cần phải hô hấp nhân tạo để trợ giúp
– Nếu trẻ có nôn và không có nghi ngờ chấn thương cổ, có thể xoay đầu trẻ nhẹ nhàng về 1 phía để tránh sặc và ngừng thở. Nếu có nghi ngờ chấn thương cổ, tránh xoay trở trẻ và bảo vệ cẩn thận vùng cổ.
Điều trị: Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ phải xem xét các thương tổn và quyết định một số điều trị như phẫu thuật cầm máu, dẫn lưu trong não thất, thuốc chống giật, v..v..
Các nguyên tắc phòng ngừa
– Không bao giờ lắc trẻ, kể cả khi vui đùa hay giận dữ. Khi di chuyển trẻ, hãy giữ cổ ở tư thế tương đối cố định. Không ôm giữ trẻ khi cãi cọ.
– Một đứa trẻ khóc trong 2-3 giờ vẫn có thể là bình thường. Bạn phải tìm hiểu nhiều nguyên nhân tại sao đứa trẻ khóc quá nhiều. Bạn nên có 1 danh sách các việc cần làm khi đứa trẻ khóc, ví dụ như sau: Trước hết, bạn hãy kiểm tra tã hay bỉm để bảo đảm đã được thay sạch. Bạn có thể nới rộng quần áo nếu trẻ mặc quá chật. Bạn kiểm tra xem trẻ có đói hay không và cho trẻ ăn. Kiểm tra xem trẻ có quá nóng hoặc quá lạnh. Hãy thử sử dụng đầu vú giả. Hãy ôm ấp xoa vuốt nhẹ nhàng trên mình của trẻ, tắt bớt đèn và bật nhạc nhẹ nhàng. Hãy xem các dấu hiệu bất thường khác về cách đứa trẻ thở, nhiệt độ cơ thể. Nếu không có bất kỳ điều gì đặc biệt, bạn có thể an tâm rằng đôi khi đứa trẻ khóc không có nguyên nhân, và khóc cũng không gây nguy hiểm gì cho trẻ. Khi bạn cảm thấy hết cách và rất khó chịu, hãy để đứa trẻ một mình an toàn trong cũi, giữ bình tĩnh, có thể ra ngoài một chút và quay lại kiểm tra mỗi 5-10 phút hoặc yêu cầu người khác trợ giúp.
– Giáo dục kỹ lưỡng người giúp việc hay người chăm sóc trẻ, đừng bao giờ giả định rằng họ hiểu hết và biết cách xử thế khi trẻ khóc không thể dỗ được. Hãy cho phép họ được thông báo với bạn khi trẻ khóc, cũng đừng bắt buộc họ phải luôn luôn làm mọi cách để đứa trẻ ngừng khóc. Hãy chia sẻ những điều này cả với những người khác trong gia đình hay thường xuyên chăm sóc trẻ. Những bậc ông bà của trẻ cũng không nên vì quá yêu trẻ mà rung lắc hay tạo áp lực cho cha mẹ của trẻ khi trẻ khóc nhiều.
Cho đến nay, vẫn còn nhiều tranh cãi về mức độ và tư thế như thế nào là nguy hiểm cho trẻ. Trước tiên phải nói rằng những đung đưa nhẹ nhàng không gây nguy cơ này. Nhìn chung, các chuyên gia cho rằng một số động tác như tung trẻ lên không, rung trên đầu gối, đeo hoặc mang khi chạy thể dục, lắc trong võng hay đu ở mức độ thông thường không gây ra hội chứng này.
Những sai lầm khi chăm bé sơ sinh mẹ phải biết.
Lay, lắc người hoặc tung bé lên khi chơi với bé
Nếu muốn đánh thức bé dậy, mẹ đừng lay người bé nhé. Hoặc khi chơi với bé mẹ cũng tránh lắc người bé mạnh quá hay tung bé lên và đón bắt. Việc lay hoặc lắc bé sơ sinh quá mạnh với bất kỳ mục đích nào cũng đều không tốt và có thể gây nguy hiểm cho bé, thậm chí dẫn đến tử vong. Bé sơ sinh bị rung lắc nhiều dễ xuất huyết não do mắc hội chứng Shaken baby syndrome (còn gọi là hội chứng trẻ bị rung lắc).
Hội chứng trẻ bị rung lắc thường xảy ra với các bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Lý do là vì ở giai đoạn này, kích thước và trọng lượng đầu của bé chiếm khoảng 1/4 so với cơ thể. Trong đầu, có những khoảng trống giữa não và xương sọ cho phép não tiếp tục lớn và phát triển. Não của trẻ khá mềm với màng não mỏng. Khối cơ lại quá yếu không đủ sức nâng đỡ đầu, nên khi bị rung lắc sẽ có khuynh hướng gập tới gập lui hay xoay qua xoay lại một cách không kiểm soát được.
Khi bị rung lắc, xương sọ mềm và dẻo của bé không chịu được những lực này sẽ chuyển lực tới não, khi não không có sự di chuyển đồng bộ sẽ gây ra sự va đập trở lại tới xương sọ, làm dập não, tăng áp lực, phù và chảy máu trong não. Các tĩnh mạch lớn dọc theo phía ngoài não cũng mỏng manh và dễ rách, gây chảy máu, máu tụ dưới màng cứng, ngoài màng cứng, dưới màng nhện, tăng áp lực nội sọ.
Vì thế, bố mẹ đừng chơi đùa với trẻ một cách “quá đà” khiến con bị rung lắc mạnh như vậy. Đặc biệt là không được tung bé lên, xốc nách hay những trò chơi khiến bé bị thay đổi tư thế đột ngột. Điều đó có thể gây những nguy hiểm khó lường cho bé.
Để cho bé ngủ ngày thức đêm
Bé không ngủ suốt đêm như những trẻ khác, ban ngày bé thường xuyên ngủ. Bạn cần giúp bé phân biệt được sự khác nhau giữa ngày và đêm. Ngày bé có thể chơi nhưng đêm bé cần phải ngủ. Bạn hãy giữ cho phòng của bé tràn đầy ánh sáng vào ban ngày và trong cả giấc ngủ ngắn ban ngày. Còn buổi tối thì bạn hãy tắt hết đèn để bé biết bé cần phải ngủ.
Cho bé ngủ cùng với cha mẹ
Ngủ cùng bé sẽ tạo cơ hội để mẹ có thể liện kết với con và cho con bú được thuận tiện hơn vào ban đêm. Theo Tổ chức Y tế thế giới, những trẻ em được ngủ cùng mẹ trong giai đoạn sơ sinh, được bú sữa mẹ no đủ vào cả đêm và ngày sẽ giảm được phần trăm nguy mắc bệnh trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ngủ chung với bố mẹ cũng có thể tăng nguy cơ bị SIDS (hội chứng tử vong đột ngột sơ sinh), bé có thể bị ngộp do nằm kẹp giữa ba mẹ hoặc có thể tử vong vì bị ba mẹ đè hoặc bị ép vào tường…
Nghiên cứu về SIDS (hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh) cho thấy môi trường ngủ an toàn nhất là nôi riêng của bé. Nôi nên ở cạnh giường ba mẹ trong 6-12 tháng đầu đời. Trước khi quyết định lựa chọn ngủ chung hay riêng, ba mẹ nên kiểm tra thông tin mới nhất về SIDS và xem xét các thói quen khi ngủ của ba mẹ có thể gây ảnh hưởng đến bé khi ngủ hay không.
Bế trẻ ra chỗ đông người
Do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiều loại vi khuẩn vi trùng tấn công, nên mẹ hãy kỹ lưỡng khi bế bé ra ngoài. Một số cha mẹ, do tâm lý chủ quan thường bế bé theo khi ra ngoài hoặc tụ tập chỗ đông người. Việc này nếu diễn ra thường xuyên sẽ không tốt cho sức khỏe của bé, do sức đề kháng của bé sơ sinh còn non nớt. Cho bé ra chỗ đông người quá sớm, quá nhiều, dễ khiến bé bị nhiễm khuẩn. Điều này rất nguy hiểm vì loại vi khuẩn “xoàng” nhất cũng có thể tấn công trẻ sơ sinh.
Thoa phấn rôm sau tắm
Rất nhiều bà mẹ có thói quen dùng phấn rôm cho bé sau khi tắm. Như vậy sẽ không tốt cho bé, nhất là ở cổ, nách, bẹn… nếu những vùng da này chưa được lau khô hẳn, vì phấn dễ bị bết, dính lại làm bịt lỗ chân lông, khiến bé dễ bị hăm hơn. Hơn nữa, khi thoa phấn, bé dễ bị hít phải bụi phấn, sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp, dễ bị viêm nhiễm.
Sau khi đọc xong bài viết này, các bạn, dù đã và đang là những ông bố bà mẹ, hay chưa lập gia đình, chưa có con, nhưng hãy ghi nhớ thật kỹ rằng đừng bao giờ rung lắc trẻ, và hãy nói với các người thân của bạn đừng làm vậy. Những hành động nhỏ nhưng lại gây ra những tác hại thật lớn. Hãy đọc để có những kiến thức đúng, và chăm sóc trẻ ngày một tốt hơn, các bạn nhé
Thegioibantin.com
Nguồn: Marrybaby.vn