Vũng Tàu năm 1967-1968 qua bộ ảnh của Terry Maher

0

Từ thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, phố biển Vũng Tàu (còn được gọi là Cap Saint Jacques) trở thành địa điểm đi nghỉ quen thuộc tầng lớp thượng lưu ở phía Nam, tuy nhiên cơ sở hạ tầng ở đây còn khá hoang sơ.

Đến thời đệ nhất cộng hòa, Vũng Tàu được củng cố và phát triển để đáp ứng nhu cầu của một nơi nghỉ mát và du lịch quan trọng ở phía Nam Việt Nam. Ngoài nghề đánh bắt, chế biến hải sản và trồng trọt nương rẫy truyền thống, nhiều cơ sở hạ tầng được xây dựng, cửa hàng cửa hiệu, cơ sở dịch vụ, phục vụ cho việc ăn chơi, giải trí đã được chính quyền khẩn trương hoàn thiện, khiến cho bộ mặt thành phố ngày một hoa lệ.

Từ năm 1964, Vũng Tàu trở thành trị xã trực thuộc trung ương, Tên chính thường được biết tới tên gọi Đặc khu Vũng Tàu, ban có thể xem hình ảnh cơ sở quân sự của đặc khu Vũng Tàu ở dưới đây.

Tấm hình này được nhiếp ảnh gia Terry Maher (quân nhân Mỹ) chụp năm 1968. Mời các bạn xem thêm những tấm ảnh khác, chủ yếu được chụp trên đường Trần Hưng Đạo, con đường nhộn nhịp bậc nhất Vũng Tàu trước năm 1975.

Tác giả của bộ ảnh

Bến xe ngựa trên đường Trần Hưng Đạo, khu vực tập trung nhiều khách sạn, quán bar, con đường nằm song song với đường ven Bãi Trước này thường được lính Mỹ gọi là bar street.

Có rất nhiều lính Úc đóng quân ở Vũng Tàu. Trong hình là hãng hàng không của Úc đang đón các quân nhân. Phi trường Vũng Tàu lúc đó trở thành một sân bay quân sự quan trọng tại Nam phần.

Nhà thờ Giáo xứ Vũng Tàu, còn được gọi là nhà thờ Lớn

Các nữ sinh tụ tập bên quầy bánh mì nướng bên ngoài một ngôi trường ở Vũng Tàu.

Rạp chớp bóng

Trước cửa Tây chợ Vũng Tàu đường Trần Hưng Đạo

Grand Hotel, nơi lưu trú ưa thích của quân nhân Hoa Kỳ khi tham quan Vũng Tàu

Khách sạn – vũ trường Ly Ly trên đường Trần Hưng Đạo

Bạch Dinh, là dinh thự có kiến trúc châu Âu cuối thế kỷ 19, nằm bên sườn núi Lớn của thành phố Vũng Tàu. Nơi đây từng được dùng làm nơi nghỉ mát cho Toàn quyền Đông Dương, Hoàng đế Bảo Đại và các đời Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Nơi đây cũng là nơi chính quyền thuộc địa Pháp làm nơi giam lỏng vua Thành Thái từ ngày 12 tháng 9 năm 1907 đến năm 1916. Hiện nay, Bạch Dinh được dùng làm nhà bảo tàng, trưng bày các chuyên đề như: đồ gốm thời Khang Hy vớt được từ tàu cổ đắm tại khu vực Hòn Cau – Côn Đảo cùng nhiều hiện vật có giá trị khác được tìm thấy qua các đợt khai quật khảo cổ ở Bà Rịa – Vũng Tàu…

Bạch Dinh nằm góc trái của hình, bên sườn núi Lớn

Các quán bar trên đường Phan Thanh Giản (nay là đường Lý Tự Trọng)

Một bác quân cảnh đang điều phối giao thông

Chiếc “xe ca” quen thuộc liên tỉnh Sài Gòn – Vũng Tàu

Đường Quang Trung ven bãi Trước có rất nhiều kiosk bán nước hình lục giác

                                                                                      Đường ven biển Quang Trung

                                                                                                     Ngoại vi Vũng Tàu

Thực hiện: Đông Kha (nhacxua.vn)
Nguồn ảnh: Terry Maher

Thegioibantin.com | VinaAspire News

Tác giả: Nhạc Trịnh

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ