Khái quát & Lịch sử cocktail

0 627

1. Khái quát Cocktail
Cocktail là một loại thức uống pha có cồn. Theo tờ báo Balance- Mỹ vào năm 1806 thì cocktail  được định nghĩa là một loại thức uống  gây hưng phấn được pha chế từ rượu mạnh các loại, đường, nước và “ rượu đắng – bitters”.

Định nghĩa này được sữ dụng xuyên suốt qua thế kỹ 19, mặc dầu đã có một số bổ sung về thành phần khác. Tuy nhiên vào thế kỹ 20 thì cocktail đã biến hóa muôn hình vạn trạng và không còn đúng theo định nghĩa trên nữa. Gần 200 năm sau, người ta đành lấy ngày 13/5/1806 để kỷ niệm ngày thứ đồ uống pha tuyệt diệu này xuất hiện trên báo viết.
1860-1920: California – Nơi ra đời chính thức loại cocktail đầu tiên

Một trong những công thức cocktail lâu đời nhất được công nhận là Martini. Hồi năm 1862, người ta gọi nó là Martinez. Thành phần gồm bốn phần vermouth ngọt, một phần rượu gin, trang trí bằng một quả anh đào. Đồn rằng “tác giả” Jerry Thomas-làm việc ở khách sạn Occidental, San Francisco-đã nghĩ ra loại cocktail cho một mỏ vàng trên đường đến thị trấn Martinez. Rõ ràng công thức hồi đó khác xa một ly Dry Martini thời nay. Bao gồm rượu gin, vermouth trắng và trang trí bằng ô-liu. Lý do khác nhau có thể là vì gin ngày xưa khác gin ngày nay rất nhiều (trước kia ngọt hơn).
Nguồn gốc cái tên Martini vẫn chưa ngã ngũ. Nhiều người khẳng định loại cocktail uống “nặng đô” này có liên quan đến thời điểm xuất hiện loại súng trường Martini-Henry, được dùng trong quân đội Anh trong khoảng năm 1870. Nếu căn cứ vào “sức mạnh” của cả hai thứ này thì có lẽ câu chuyện này khá lọt tai. Đến đầu thế kỷ 20, Martini nổi danh khắp nước Mỹ, rồi lan cả sang bên kia bờ Đại Tây Dương. Đây được coi là thời điểm bắt đầu sự lên ngôi của thứ đồ uống mới. Danh mục những loại cocktail kinh điển dần dần được nối dài và càng ngày càng trở nên phổ biến.

Cocktail

2. Ý nghĩa từ cocktail
Nếu dịch đúng tiếng anh, cocktail có nghĩa là đuôi gà trống. Có rất nhiều truyền thuyết , chuyện kể hư thực về cái tên này. Có lẽ câu truyện hợp lý nhất là về lịch sữ chọi gà rất phổ biến thời lập quốc của Mỹ. Khi đó có luật là người chủ gà chiến thắng nhận được lông đuôi của con gà thua trận và được đãi một chầu rượu sau khi được chúc “ on the cock’s tail”. Cái tên này sau đó trở thành phổ biến cho loại thức uống dễ nuốt này. Có lẽ dân nhậu lúc đó cũng chấp nhận từ này một cách nồng nhiệt vì ly rượu cocktail thực sự cũng màu mè như cái lông đuôi gà trống vậy.
Có câu chuyện khác là một người Pháp tên Antoine Peychaud đã làm ra loại Cocktail đầu tiên tại New Orleans, một loại thức uống từ whisky và vài thứ khác và gọi nó là coquetier, sau nhiều năm, từ coquetier được đọc ra thành cocktail.
Lại một câu chuyện khác, có vẻ khá ngớ ngẩn, là trong một quán bar tại Mỹ có một con gà trống làm bằng sứ. Người phục vụ Bar luôn đổ vào đấy các loại rượu còn thừa. Loại rượu pha trộn này được đổ ra từ đuôi con gà và được bán với giá rất rẻ, tuy nhiên đôi khi lại tuyệt ngon, vì vậy cái tên cocktail được loan truyền rất nhanh.
Truyền thuyết vẫn là truyền thuyết. Đến nay chưa có tài liệu nào giải thích có khoa học về cái tên này
3.Lịch sử
Thực chất thì loại thức uống pha có cồn này đã có rất lâu trước từ “ Cocktail”. Một người Thùy Điển tên là Kleriker Israel Acrelius khi thăm thuộc địa Anh tại Mỹ từ 1749-1756 đã báo cáo về hơn 45 loại thức uống pha, từ các nguyên liệu như rượu, chanh, giấm ngọt. Từ năm 1800, các Saloons, thực tế là bars, mọc lên như nấm  theo chân các cowboys. Trong các Saloon này thì loại rượu phổ biến nhất là Whisky. Tuy nhiên không giống như tại Scottland,  Whisky Mỹ thời gian đó rất thô ráp, nặng độ, phần lớn không được ủ (Giống như rượu nấu của Việt Nam), hương vị vì thế cũng rất tệ. Để dễ bán hơn, người ta pha vào đó trước khi uống một chút đường và mật ong, một chút thành phần tạo mùi và trái cây. Loại rượu này trở nên dễ uống hơn nhiều.
Từ giữa thế kỷ 19, có nhiều loại rượu khác được sản xuất tại Mỹ từ những người nhập cư, tất nhiên là ngon hơn và dễ uống hơn. Và từ thế kỷ 20, Bar trở thành một thành phần không thể thiếu của xã hội Mỹ và người phục vụ bar cũng ra sức phát huy sở trường của mình để cho ra nhiều loại cocktail mới lạ. Cũng trong những năm đầu của thế kỷ 20, cocktail lại có cơ hội phát triển cực thịnh nhờ luật cấm rượu tại Mỹ. Với nồng độ cồn thấp, cocktail được sử dụng như một công cụ qua mặt chính quyền nhằm đưa chất men đến người thích rượu chè.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Cocktail theo chân lính Mỹ tràn vào cựu lục địa Châu Âu, quê hương của bia, whisky, cognac và rượu vang, và nơi mà mọi người luôn ưu tiên tuyệt đối cho các loại nước uống truyền thống. Đầu tiên là tại Anh và Pháp, sau đó, đến năm 1970, Cocktail trở thành một thứ thức uống không thể thiếu trên thực đơn các quán bar tại Châu Âu

 4.Phân loại Cocktail
Có rất nhiều cách phân loại Cocktail khác nhau, tùy theo từng vùng miền hoặc người chủ sở hữu quán bar. Tuy nhiên có những nhóm chính như sau:

 A.Theo dung tích

Short drink: Dưới 10cl, chứa rất nhiều rượu mạnh, không có đá và các loại hoa lá trang trí. Short Drink được chia thành nhiều nhóm khác nhau như trước khi ăn, giữa bữa hoặc tráng miệng.
Long Drink : Rất phổ biến, được pha chung với các loại nước giải khát khác, có thể có đá, hoa quả và có thể được phóng tác tùy thích miễn là người uống chấp nhận
Shooter : Được uống bằng một hơi

B. Theo nồng độ cồn : 
Trước đây, cho đến đầu thập niên 20 từ cocktail thường được sữ dụng cho các loại thức uống pha với rượu mạnh ( rượu từ ngũ cốc hoặc trái cây được chưng cất ). Tuy nhiên hiện nay định nghĩa này đã lạc hậu. Bạn có thể tìm thấy các biến tấu của cocktail, không những được pha với rượu mạnh mà còn với rượu vang, bia….Thậm chí một số loại thức uống hoàn toàn không có cồn cũng được đưa vào list cocktail  ví dụ như Virgin Colada ( Nước dứa + Kem sữa + kem dừa ).

C. Theo dịp uống rượu: 
Được chia ra thành 2 nhóm lớn là trước bữa ăn – và sau bữa ăn. Trước bữa ăn thường uống các loại Aperitif ( Khai vị ) bằng shooter. Các loại này có độ cồn cao, kích thích ngon miệng, tuyệt đối không ngọt và không béo. Các loại đồ uống sau bửa ăn thường rất thơm, chứa thảo mộc hoặc kem sữa ( ví dụ như Jagermeister ). Ngoài ra có một số đồ uống vào giữa bữa tiệc, làm người uống tỉnh táo và có tác dụng kích thích vị giác ( ví dụ như Bloody Marry ).

D. Theo mùi và vị
Short Drinks được chia theo Dry – Medium và Sweet. Longdrinks có thể được chia thành “ aroma” , “ fruity” , “ fresh”, “creamy”…Cách phân loại này thấy khá nhiều bar thường áp dụng cho menu của mình.

E. Theo thành phần chính
Được chia nhóm theo loại rượu đóng vai trò chính như Champagne drinks , Vodka drinks, Gin-Drinks, Tropical Drinks ( Rum)…..Trong một số loại cocktails mà rượu chỉ đóng vai trò phụ thì nó sẽ được gọi theo chất tạo hương vị chính cho loại cocktail đó ( ví dụ như Cream Drink – với Cream), Colada ( với dứa ), hoặc Coffee….

F. Theo cách pha chế
Các loại cocktail được chế biến theo vài cách khác nhau. Ví dụ được rót nhẹ vào ly ( B52), hoặc được trộn với đá rồi bỏ vào máy xay hoặc được lắc trong shaker…

 G. Theo công thức pha chế cơ bản
Ví dụ : Sours = Rượu mùi + nước chanh + đường , đây là công thức cơ bản cho phần lớn các loại cocktail. Sours có thể được mở rộng và cho ra các loại cocktails khác nhau.
Ngoài ra còn có:
Batidas : Từ rượu mùi + đường + trái cây tươi
Highball : Từ rượu mùi/ rượu mạnh + một loại nước giải khát như soda, nước trái cây, cola  ( ví dụ như Cuba Libre )

Hiện tại phần lớn menu cocktail của các bar lớn thường kết hợp hai hoặc ba cách phân loại trên, nhằm làm người uống thấy được tổng quan cũng như nhanh chóng tìm ra được loại khẩu vị mình thích. Ví dụ như phân theo lịch sử ( classic / modern) sau đó là phân theo xuất xứ ( Caribean/ tropical )….

Lời kết
Khi tìm kiếm và dịch lại các thông tin trên, chúng tôi không có ý định đưa ra  những kiến thức mới về cocktail cho bạn đọc Việt Nam. Đã có rất nhiều thông tin trên mạng về loại thức uống này , đặc biệt là các công thức cocktail,  theo dạng “ sao chép nguyên văn từ nước ngoài” để người dùng Việt  tham khảo. Tuy nhiên theo ý kiến của chúng tôi thì phần lớn các thông tin này không  thực tế vì 1- Hoặc là dành cho các bartender chuyên nghiệp 2- Hoặc nguyên liệu không có tại Việt Nam…!
Chúng ta sẽ chia cocktails ra 3 nhóm như sau:
-Cocktail for Beginner: Là các loại cocktail đơn giản, ai cũng làm được. Sữ dụng dụng cụ và nguyên liệu đơn giản.
-Cocktail for Lovers : Là các loại cocktail khá phức tạp, cần có các nguyên liệu và dụng cụ chuyên dụng
-Cocktails for Pro: Phức tạp, ngoài các nguyên liệu và dụng cụ chuyên nghiệp còn phải có một độ khéo tay và sự tinh tế nhất định.

Chúc các bạn vui khoẻ và có nhiều trải nghiệm thú vị trong cuộc sống !

Nguồn: VungtauHR.com, theo Cái Thùng Gỗ

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ