Vừa ra mắt, Madam Kew đã trở thành cái tên gây chú ý trong cộng đồng yêu cuộc sống về đêm ở Sài Thành.
Madam Kew là một cái tên rất dễ nhớ và kích thích sự tò mò. Quán ra mắt hồi tháng 9 năm nay tại quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Thời điểm khai trương, quán đã có dấu ấn riêng, khó trộn lẫn. Bởi menu và kiến trúc của quán vô cùng độc đáo. Được lấy tên theo một quý bà Thượng Hải, trên câu chuyện có thật. Ông chủ Fabian của Madam Kew khẳng định: “Quán mang phong cách thuần Á Đông.”
Madam Kew, quý bà Thượng Hải làm thay đổi thị trường ẩm thực Việt
Madam Kew bắt nguồn từ một câu chuyện lịch sử có thật. Đó là câu chuyện về quý bà Margaret Choo. Bà là một doanh nhân tên tuổi ở châu Á trong những năm 1940. Margaret có công lớn trong việc phát triển mô hình quán bar không gian mờ ảo, nhằm nâng cao chất lượng trải nghiệm cho khách hàng tại Thái Lan, và sau đó là Việt Nam.
Margaret Choo sinh ra tại Thượng Hải, Trung Quốc. Sau đó, bà chuyển đến sinh sống tại Bangkok, Thái Lan. Tại đây, bà phát hiện ra một hầm thuốc phiện bỏ hoang tại trung tâm thành phố. Ngay lập tức, Margaret Choonảy ra ý tưởng kinh doanh táo bạo: cải tạo căn hầm thành quán bar!
Đương thời, chẳng ai nghĩ một nơi tối tăm như vậy lại có thể trở thành nơi hút khách nhất nhì Bangkok. Nhưng Margaret Choo tin rằng bí quyết thành công của một quán bar sẽ đến từ trải nghiệm khách hàng. Sự riêng tư, kín đáo của không gian kết hợp với thức uống đã trở thành chất xúc tác tạo nên một trải nghiệm khó tìm.
Sau này, Margaret Choo kết hôn rồi chuyển về sinh sống ở Sài Gòn. Bà được người đời kính nể gọi bằng cái tên Madam Kew. Tuy đã tạ thế, nhưng ảnh hưởng của bà trong ngành ẩm thực Á đông vẫn còn đó. Minh chứng rõ nhất chính là việc Fabian, một doanh nhân thành đạt, đã sử dụng cả cái tên Madam Kew và mô hình quán bar của bà cho chính đứa con tinh thần của mình.
Chuyến du hành về quá khứ
Ở Madam Kew, các nhân viên nữ đều diện sườn xám và trang điểm theo phong cách cổ điển. Nhờ vậy, thực khách có cảm giác được đưa trở về thập niên 1930 – 1940 vàng son. Để mang đến không khí hoài cổ, Fabian đã mất gần một năm thi công, thiết kế.
Ông chủ Madam Kew khẳng định, anh không quan trọng thời gian chuẩn bị, miễn sao Madam Kew đạt được tiêu chuẩn như mong đợi. “Chúng tôi là vận động viên marathon chạy đường trường, không phải chạy nước rút”, anh chia sẻ.
“Chúng tôi muốn sự tương tác và tâm trạng con người quyết định các món uống trong ngày”.
Thức uống thăng hoa cảm xúc
“Các thức uống ở đây thường xuyên thay đổi”, Fabian cho biết, “chúng tôi muốn sự tương tác và tâm trạng con người quyết định các món uống trong ngày”. Ở Madam Kew, menu thức uống liên tục thay đổi, không theo quy tắc cố định nào. Tùy vào nội dung những cuộc chuyện trò giữa các nhân viên, giữa Fabian và thực khách mà đội ngũ pha chế ở Madam Kew sẽ sáng tạo ra các món uống khác nhau.
Khi đến Madam Kew, bạn nhất định phải thử món thức uống cố định duy nhất, được mệnh danh là linh hồn của quán: Kew 37! Đây là món cocktail chế biến cầu kỳ.
Kew 37 mang hương thơm nhẹ nhàng của rượu gin sả, rượu chưng cất, syrup chanh dây cùng chút vang sủi điểm xuyết. Khi nếm, Kew 37 mang vị chua ngọt của chanh, hơi nồng của rượu và rượu chưng cất của Pháp. Sự hòa quyện này đánh thức giác quan, cho thực khách cảm giác đê mê ngây ngất.
Điểm hẹn của những tâm hồn nghệ sỹ
Madam Kew gồm hai tầng. Không gian quán có sức chứa từ 40 đến 60 khách vào giờ cao điểm. Nếu ưa thích không gian riêng tư, có thể trò chuyện, tầng lửng là lựa chọn tuyệt vời cho bạn.
Nếu là người hướng ngoại, bạn hãy ngồi tại quầy bar. Tại đây, bạn vừa nhâm nhi thức uống, vừa trò chuyện với các bartender về nguồn gốc, cách chế biến các món cocktail đặc biệt.
Ánh đèn ấm ấp, điệu piano du dương lẩn khuất khắp Madam Kew, sẽ cuốn trôi những bộn bề cuộc sống. Thức uống thơm ngon, hợp vị khách hàng hết mức sẽ mang đến trải nghiệm khó quên cho những thực khách.
Madam Kew là một quán bar hoài cổ
Khi được hỏi về hoạt động Madam Kew trong mùa lễ hội cuối năm, Fabian chia sẻ, anh muốn mọi thứ luôn tươm tất để khách hàng có trải nghiệm tuyệt vời. Với Madam Kew, việc xây dựng cảm xúc của thực khách là điều quan trọng hàng đầu. Vì thế, Madam Kew luôn được ông chủ chăm chút từ chi tiết nhỏ nhất.
Đơn cử, ông chủ Madam Kew đã cất công mang về cho quán một cây thông thật, để quan khách có thể ngửi thấy mùi gỗ thông khi ghé thăm. Những quả châu phải được treo kín đáo, tinh tế, để không gian không rườm rà. Đặc biệt, anh mong rằng những thực khách lớn lên ở Sài Gòn sẽ nhận thấy chút dư vị hoài cổ ở Madam Kew.
Kiến trúc và cách bày trí của quán mang đậm đặc trưng văn hóa Trung Hoa thập niên 1930. Madam Kew lấy ý tưởng từ cộng đồng người Việt gốc Hoa ở Sài Gòn Chợ Lớn. Nói cách khác, Madam Kew còn giống như cách Fabian bày tỏ tình cảm với Sài Gòn, nơi anh đã chọn gắn bó và nuôi dưỡng đam mê với ẩm thực và ngành dịch vụ nhiều năm nay.
Thegioibantin.com | VinaAspire News