Debate là gì? Làm sao để tranh luận thật thuyết phục

0

Debate (tranh luận) là một kỹ năng mềm quan trọng giúp mỗi cá nhân phát triển và hoàn thiện bản thân, góp phần mang lại thành công trong cuộc sống. Nhưng cụ thể debate là gì? Debate khác với tranh cãi ở đâu? Cách debate như thế nào cho hiệu quả? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách để debate cho thật đúng và thật thuyết phục qua bài viết dưới đây nhé.

Tranh luận – debate là gì? 

Debate là gì? – Debate được hiểu là một cuộc tranh luận giữa 2 bên (có thể là 2 nhóm hoặc 2 cá nhân) nhằm kết luận về vấn đề nào đó. Debate bắt nguồn từ những ý kiến trái chiều từ 2 hoặc nhiều nhóm quan điểm khác nhau.

Nhóm/ cá nhân nào hoặc quan điểm nào giành chiến thắng chính là nhóm/ cá nhân đưa ra được những lập luận, chứng cứ xác thực và vững chắc mà các cá nhân hay nhóm còn lại không thể bác bỏ. 

Lợi ích của debate là gì?

Kỹ năng debate mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích, cả trong cuộc sống, công việc cá nhân lẫn sự phát triển của tổ chức và xã hội.

Tranh biện giúp chúng ta suy nghĩ chín chắn hơn

Tranh biện giúp chúng ta suy nghĩ chín chắn hơn

Con người thường có xu hướng đưa ra những tuyên bố độc đoán mỗi khi có sự bất đồng quan điểm, dẫn đến cãi vã căng thẳng, gây ảnh hưởng tiêu cực trong nhiều vấn đề.

Trong khi đó, nếu chúng ta biết trao đổi mọi thứ dựa trên việc tranh biện thì câu chuyện sẽ rẽ sang hướng khác. Bởi tranh biện đòi hỏi phải hiểu ý người khác nói, nắm chắc quan điểm của mình, đồng thời suy nghĩ cẩn thận để đặt ra những câu hỏi, những lập luận và dữ liệu đáng tin cậy. 

Cải thiện kỹ năng nói và diễn đạt khi debate là gì?

Dù tư duy của chúng ta tốt đến đâu, chúng ta hiểu rõ về 1 chủ đề đến mức nào, nhưng nếu không nói ra được một cách rõ ràng, dễ hiểu thì điều đó cũng không có giá trị.

Người tranh luận giỏi sẽ có nhiều lợi thế hơn người khác 

Những người có kỹ năng tranh biện giỏi là người ăn nói hùng hồn và lưu loát. Họ rất dễ thuyết phục người khác nghe theo ý kiến của mình. Rèn luyện tranh biện thường xuyên sẽ giúp bạn hình thành tư duy logic nói suôn sẻ và trôi chảy.

Tranh biện giúp làm tăng thêm hiểu biết

Lợi ích tiếp theo của debate là gì? Chính là giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết, nảy sinh nhiều ý tưởng về các chủ đề khác nhau. Vì tranh biện buộc bạn phải tìm kiếm và tham khảo nhiều nguồn tin để hỗ trợ cho lập luận của mình.

Tranh biện là công cụ giúp giải quyết hiệu quả xung đột

Như đã nói thì mục đích của tranh biện không phải để cãi nhau mà là để đưa ra một kết luận. Kết luận đó đã đạt được sự đồng thuận của các bên sau một quá trình debate với nhau. Chính vì thế nó giúp kết thúc vấn đề một cách hợp lý, không để lại nhiều vướng mắc sau đó.

Debate giúp bạn phát triển thêm nhiều kỹ năng mềm khác nhau

Tranh biện tốt cho kỹ năng nghiên cứu 

Trước mỗi cuộc tranh biện đòi hỏi những người tham gia phải chuẩn bị rất kỹ. Để mọi người đồng thuận với những gì bạn nói bạn phải đưa ra những lập luận mạch lạc, có sức thuyết phục.

Ngoài việc hiểu rõ chủ đề, bạn còn phải mở rộng và cập nhật các thông tin liên quan. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn cần tìm hiểu kho thông tin rộng lớn.

Tranh biện giúp bạn biết sắp xếp thời gian

Các cuộc tranh biện sẽ chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định. Chính vì thế bạn phải biết sắp xếp thứ tự cho những điều mình nói, tập trung vào những yếu tố quan trọng và cần thiết.

Việc tranh luận cũng giúp bạn dễ dàng tiếp cận vấn đề theo nhiều hướng

Bạn biết cách nhìn nhận vấn đề theo nhiều hướng khi debate là gì?

Các cuộc tranh biện luôn có 2 chiều với những lập luận trái ngược. Nó chính là phương tiện để chúng ta biết và hiểu thêm các quan điểm khác nhau về cùng một chủ đề. Nhờ đó bạn có thể phát triển khả năng nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau và đôi khi sẽ tìm ra được một góc nhìn tốt hơn hẳn.

Phân biệt tranh biện và tranh cãi

Đừng lầm tưởng debate với tranh cãi là 1. Đôi khi bạn đang tranh cãi nhưng vẫn nghĩ mình debate với mọi người. Debate là gì – như đã nói, debate là việc chúng ta sử dụng lý luận để diễn giải ý tưởng của mình. Và mục đích chính cuối cùng là đôi bên sẽ cùng đưa ra một kết luận chung. Với tranh biện, không tồn tại mục đích thắng thua. 

Tranh luận và tranh cãi rất dễ bị nhầm lẫn với nhau

Còn tranh cãi là việc cá nhân/ nhóm sử dụng lý luận để bảo vệ cái tôi của mình nhằm hơn thua với người khác. Mọi phản biện đều dựa trên điểm yếu kém của người khác, không có ý tốt giúp nhau cải thiện.

Tổng kết lại thì tranh biện sẽ giúp chúng ta tiến bộ hơn còn tranh cãi lại là cái cớ cho sự yếu kém, tụt lùi và xa lánh hơn với tập thể.

Cấu trúc thường thấy của một cuộc tranh luận

Bạn có bao giờ thắc mắc: Cấu trúc của một cuộc debate là gì? Thông thường trong một cuộc tranh luận kiểu mẫu, sẽ có 1 tuyên bố được đưa ra và những người tham gia phải chọn bên phù hợp với quan điểm của mình.

Sau đó họ sẽ được dành một chút thời gian để chuẩn bị rồi phát biểu trong khoảng thời gian có hạn định. Các diễn giả sẽ thay nhau chuyển đổi giữa các yếu tố tích cực và tiêu cực, cuối cùng chủ tọa sẽ đưa ra quyết định, xem bên nào là bên lập luận thuyết phục nhất và có quan điểm đáng được đồng thuận.

Mẹo để có những cuộc tranh luận hiệu quả 

Luôn bình tĩnh khi nhận chủ đề

Đây là điều đầu tiên bạn cần làm mỗi khi chính thức bước vào một cuộc tranh luận. Việc lo lắng hay căng thẳng thái quá sẽ khiến bạn mất tập trung, không thể suy nghĩ đúng đắn hay đưa ra những lập luận có sức thuyết phục.

Chưa kể đến việc giọng nói của bạn sẽ bị run run, mất phong thái, ngôn ngữ cơ thể bị ảnh hưởng và thậm chí người nghe cũng sẽ cảm thấy không muốn tin vào những gì bạn đang trình bày.

Do đó hãy xác định sẵn tư tưởng trong đầu, luôn dũng cảm và kiểm soát tốt nỗi sợ hãi. Bằng cách thường xuyên tham gia các hoạt động giải trí như yoga và thiền từ trước đó để chống lại bản tính bốc đồng và cải thiện mức độ tập trung của mình.

Duy trì ngôn ngữ cơ thể một cách ổn định

Khi tranh luận, nếu cảm thấy đối thủ của bạn mạnh hơn, quan điểm thuyết phục hơn, hãy tỉnh táo, tránh la hét và lớn tiếng. Bởi những người tranh luận cao giọng hoặc dùng từ ngữ xúc phạm sẽ bị yếu thế hơn.

Thay vào đó bạn nên duy trì việc kỹ năng giao tiếp bằng mắt thích hợp,không nên nghịch tay trong buổi tranh luận vì điều đó có thể khiến khán giả mất tập trung.

Thể hiện sự tự tin mỗi khi trình bày quan điểm của mình

Đây là yếu tố quan trọng góp phần giúp bạn giành chiến thắng. Lưu ý là ngay cả khi bạn không thực sự tự tin, đừng thể hiện điều đó trước mặt khán giả hoặc ban giám khảo.

Tất nhiên sự tự tin không được xây dựng ngày một ngày hai, mà nó phải rèn luyện theo thời gian. Bên cạnh đó bạn cũng cần đọc báo, tài liệu để tăng vốn từ cũng như kiến thức, làm nền tảng cho sự tự tin của mình. Một khi bạn đã đủ chắc chắn về những luận điểm của mình, bạn sẽ nâng cao phần thắng. 

Tránh dùng ngôn ngữ phức tạp khi tranh luận 

Tránh dùng những từ ngữ phức tạp khi debate là gì?

Những thuật ngữ chuyên môn, phức tạp có thể cho thấy bạn là người hiểu biết về lĩnh vực đó. Tuy nhiên hãy nhớ rằng khán giả của buổi tranh luận gồm rất nhiều đối tượng khác nhau. 

Một diễn giả giỏi là người sẽ trình bày lập luận sao cho khán giả nào cũng hiểu được. Nếu cứ cố dùng nhiều thuật ngữ chuyên môn, họ sẽ khó nắm bắt và đồng thuận với quan điểm bạn đưa ra. Giám khảo cũng không dễ để đi đến một phán quyết công bằng cho tất cả.

Đi đúng hướng cuộc tranh luận đề ra khi debate là gì?

Người tranh luận cần tránh đi lệch với chủ đề. Rất có thể trong khi tranh luận, sẽ có bên nào đó đưa ra quan điểm chệch với ý tưởng ban đầu, tiến đến việc trao đổi điều gì đó không có liên quan. Và người tranh luận sẽ bị loại bỏ.

Để tránh trường hợp đó, hãy tìm hiểu thật kỹ chủ đề. Nếu nhận được trước khi buổi tranh luận diễn ra, bạn và nhóm của bạn nên tiến hành nghiên cứu đầy đủ. Trong trường hợp bạn chỉ được biết chủ đề trước vài phút, cũng nên dành thời gian tư duy và phân tích chặt chẽ vấn đề.

Những lỗi ngụy biện cần tránh khi debate là gì?

Khi tranh luận bạn cần tránh một số lỗi ngụy biện phổ biến thường gặp

Ngoài việc hiểu rõ debate là gì để tranh luận đúng hướng, đúng mục tiêu; khi debate bạn cũng nên tránh những lỗi ngụy biện dưới đây để tăng tính thuyết phục.

  • Ngụy biện tấn công vào cá nhân: Tức là kiểu ngụy biện thay vì bàn luận xoay quanh chủ đề, người tranh luận lại hạ bệ đối phương với những câu như “đã làm được gì chưa mà nói”…

  • Ngụy biện bôi xấu người khác bằng thông tin tiêu cực: Ví dụ như nói đối thủ tranh luận không có kinh nghiệm, không có khả năng, không làm được sản phẩm gì “ra hồn”…

  • Ngụy biện kiểu bạo lực: Thay vì dùng lý lẽ logic để thuyết phục lại dùng lời lẽ ám chỉ, đe doạ người khác.

  • Ngụy biện kiểu “bạn cũng thế”: Tức là việc nhắc đến thiếu sót, khuyết điểm của người tranh luận để phủ định ý kiến của người đó, ví dụ như: “làm như bạn chưa bao giờ nói xấu ai vậy”…

  • Ngụy biện trượt dốc: Kiểu ngụy biện đưa ra những suy diễn thiếu căn cứ về tương lai để chứng minh rằng một điều nào đó là sai. Ví dụ: “Tôi không thể cho bạn mượn đồ vì người khác cũng sẽ làm theo như thế”.

  • Ngụy biện đòi phải chứng minh: Tức là nếu bạn cho rằng X là đúng thì bạn phải chứng minh X là đúng. Bạn không được khăng khăng khẳng định X đúng chỉ vì không ai có đủ thông tin để chứng minh X sai.

  • Ngụy biện lảng tránh vấn đề: Thay vì đi thẳng vào chủ đề chính thì người tranh biện lại lòng vòng các vấn đề khác.

  • Ngụy biện lạm dụng vị thế bản thân: Là trường hợp người tranh luận không bàn nhiều về chủ đề mà lại lại đem vai vế, tuổi tác và kinh nghiệm, …để nâng bản thân mình lên và hạ bệ người khác…

 

Thế giới bản tin

Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Nguồn: Vina Aspire

 

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ