Tại sao phải học thêm một ngoại ngữ

0
Tại sao phải học thêm một ngoại ngữ
Featured Image: Suzanne Chapman

Bài viết được thực hiện bởi một amatuer đã từng rất í ẹ về ngoại ngữ nhưng luôn tự tin rằng mình sẽ trở thành một polyglot – một người có thể nói trôi chảy nhiều ngoại ngữ.

Những gì mình nói dưới đây không phải là những kinh nghiệm của mình mà mình có được nhờ đúc kết từ những bậc thầy của bộ môn này. Nếu quan tâm các bạn có thể tìm hiểu về Benny Lewis, Khasu moto, Tim Ferriss… Họ đều là những polyglot rất nổi tiếng và đã tự học thành công rất nhiều ngoại ngữ. Còn ở Việt Nam có rất nhiều những tâm gương tự học ngoại ngữ thành công nhưng để đúc kết và truyền đạt những kinh nghiệm đó cho mọi người chắc chỉ đếm trên đầu ngón tay. Một trong số những người mà mình biết đến đó là nickname Doremon của diễn đàn HVA online với tựa ebook: Phương pháp học Tiếng Anh thần kỳ đã được rất nhiều người kiểm chứng.

Quay trở lại với câu chuyện tại sao phải học thêm một ngoại ngữ. Mình xin trích dẫn một câu nói của Nelson Mandela:

“If you talk to a man in a language he understand, that goes to his head. If you talk to him in his language that goes to his heart.”

Câu này được dịch đại khái như sau: Nếu bạn nói chuyện với một người đàn ông bằng ngôn ngữ mà anh ta hiểu được, những điều đó sẽ được anh ta ghi nhớ. Nhưng nếu bạn nói với người đàn ông đó bằng thứ ngôn ngữ của anh ta, những điều đó sẽ khắc sâu vào trái tim của anh ta (Đoạn này có thể hiểu đại khái là anh ta sẽ nhớ mãi).

Sẽ rất đơn giản nếu tất cả công dân trên thế giới đều có một thứ ngôn ngữ chung. Đó là viễn cảnh về một ngày bạn có thể xem Manga hay lướt Discovery với cùng một ngôn ngữ. Hiện nay nếu nói về ngôn ngữ phổ biến nhất chúng ta vẫn thường nhắc tới Tiếng Anh. Bên cạnh đó các nhà ngôn ngữ học trên thế giới cũng đã và đang phổ biến một ngôn ngữ mới- ở Việt Nam vẫn chưa phổ biến lắm đó là Esperanto hay gọi khác là quốc tế ngữ. Với bối cảnh hội nhập như hiện nay thì việc dùng chung một ngôn ngữ cho tất cả mọi hoạt động thương mại giao dịch hay giáo dục là điều hiển nhiên.

Hoà nhập chứ không hoà tan

Câu này mình có nghe được từ một vị lãnh đạo khi Việt Nam hoàn tất quá trình hội nhập WTO. Nếu các bạn đã học triết học thì chắc sẽ biết phạm trù cái chung cái riêng cái đơn nhất. Yên tâm đi mình sẽ giải thích rất dễ hiểu ý này cho các bạn. Một điều cực kỳ nan giải mà bất kể quốc gia nào khi đang bước vào tiến trình hội nhập mở cửa đó chính là vấn đề văn hoá. Văn hoá là chính là cái gốc, cái cốt lõi của bất kể một dân tộc nào trên thế giới. Việc hội nhập về kinh tế cũng đồng nghĩa với hội nhập về văn hoá. Các bạn nhớ lại mà xem hồi xưa khi còn tuổi cởi truồng các bạn có được đọc Doremon không. Mình nhớ hồi 6,7 tuổi mình mới biết đến Doremon là gì (mình sinh năm 1991, thời gian đó nền kinh tế từ bao cấp đã chuyển đổi sang cơ chế thị trường rồi).

Nếu để ý các quốc gia như Nhật Bản hay Thái Lan, bạn có thể thấy rõ sự hội nhập ảnh hưởng lớn đến như thế nào. Việc hội nhập cũng đồng nghĩa với việc những giá trị bản sắc của dân tộc sẽ đứng trước nguy cơ bị lu mờ. Mà một khi bản sắc dân tộc bị lu mờ thì chuyện gì sẽ xảy ra. Bạn học lịch sử chắc sẽ biết khi xâm lược Việt Nam phong kiến Trung Quốc còn tiến hành đồng hoá người Việt bằng cách phổ biến chữ Hán, cho người Hán sang sinh sống với người Việt với một mục đích duy nhất đó là biến người Việt trở thành người Hán. Chính vì nguy cơ to lớn đó mà bên cạnh việc dùng thứ ngôn ngữ chung thì chúng ta phải luôn luôn duy trì ngôn ngữ dân tộc, để bảo vệ giữ gìn bản sắc dân tộc. Ngoài ra việc duy trì bảo vệ ngôn ngữ dân tộc cũng là cách hiệu quả nhất để tạo nên điểm khác biệt của dân tộc đó so với những dân tộc khác. Văn hoá và bản sắc dân tộc đều được thể hiện qua ngôn ngữ. Nói đến đây chắc bạn cũng hiểu được ý nghĩa câu nói của Nelson Mandela mình trích dẫn rồi chứ.

Ngôn ngữ, lịch sử và logic học

Bạn có biết tại sao chữ tượng hình chỉ được một số quốc gia sử dụng không. Điểm mặt đọc tên nào Trung Quốc, Ai Cập và một số quốc gia ở Châu Á và một quốc gia ở Châu Phi. Hai quốc gia đều có điểm chung là đều có nền văn minh lúa nước phát triển bậc nhất và có lẽ là sớm nhất trong lịch sử. Cũng bởi vì tính chất của nền văn minh lúa nước là phụ thuộc nhiều vào thời tiết, tự nhiên nên việc quan sát ghi chép các hiện tượng luôn được đặt lên hàng đầu. Và để biểu thị các hiện tượng đó người ta dùng hệ thống ký hiệu tượng hình. Từ ký hiệu tượng hình mà phát triển dần thành chữ tượng hình như chúng ta biết bây giờ.

Hiện tại mình đang học tiếng Nhật và mình cũng phát hiện ra rất nhiều điểm thú vị. Tiếng Nhật vay mượn một số lượng lớn mặt chữ của Trung quốc rồi phiên âm theo cách đọc của dân tộc mình. Cách làm này vừa hạn chế hiện tượng đồng âm khác nghĩa và hơn nữa giúp cho việc sử dụng dễ dàng hơn. Hãy cùng liên hệ ngôn ngữ với quá trình phát triển của quốc gia này nhé. Bạn biết thương hiệu FORD chứ đó là thương hiệu oto đầu tiên trên thế giới. Vậy còn TOYOTA thì sao ra đời sau FORD hơn 30 năm và cho đến nay là một trong những thương hiệu oto lớn nhất thế giới. Tuy đi sau nhưng luôn luôn kế thừa những tinh hoa đã có và biến nó thành của mình. Đó là một điều rất đáng học hỏi từ quốc gia này.

Nếu bạn nào là fan của film Hàn Quốc chắc cũng có quen mặt một số chữ Hàn và cũng đều nhận ra rằng chữ cái Hàn Quốc sử dụng rất nhiều kí tự tròn (o) và ký tự sổ (-). Nếu muốn tìm hiểu thêm thì hãy nhìn lên quốc kỳ Hàn Quốc để ý hình tròn lưỡng nghi và các ký tự sổ (cái này là các quái đơn trong Kinh Dịch đó). Rất thú vị phải không nào.

Tri thức – Nguồn kho báu của nhân loại

Mình đã từng đọc một số cuốn sách viết về những nền văn minh và các dân tộc trên thế giới. Quyển đầu tiên là Trí tuệ Do Thái viết về cách tư duy thiên tài của người Do Thái, hay như quyển Dạy con làm giàu theo cách của người Do Thái. Sau đó là quyển Khuyến học của Fukuzuwa viết về thời kỳ đổi mới giáo dục của Nhật Bản. Và cuối cùng là Kinh Dịch – tác phẩm kinh điển của cội nguồn văn hoá Trung Hoa. Bạn có biết vì lý do gì mà dân tộc Do Thái trở thành dân tộc thông minh nhất thế giới, có số giải Nobel nhiều nhất thế giới không, số lượng tỷ phú gốc Do Thái được Forbes công nhận nhiều hơn bất kỳ một dân tộc nào khác không.

Hay như Nhật Bản, bạn có biết số lượng sách tính trung bình cho một công dân trưởng thành là bao nhiêu không. Họ đã tiến hành phổ cập giáo dục phổ thông từ thời Nhật Hoàng rồ i- tương ứng với triều Nguyễn ở Việt Nam và hiện tại là quốc gia có trình độ dân trí cao nhất thế giới. Tất cả những điều này nghĩa là sao. Chúng ta đang sống trong một thế giới mở.

Thế giới mà chúng ta đang sống chính là thế giới của tri thức. Đã qua rồi thời kỳ quốc gia nào sở hữu nhiều vũ khí hơn thì quốc gia đó mạnh hơn. Mọi thứ xung quanh chúng ta đều sản sinh ra từ tri thức. Tri thức chính là sức mạnh. Càng tiếp cận với càng nhiều tri thức thì chúng ta càng có nhiều cơ hội trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp. Quốc gia nào càng sở hữu nhiều tri thức, chất xám thì quốc gia đó sẽ càng vững mạnh cả về kinh tế lẫn chính trị.

Chúng ta không thể trông chờ đến một lúc ai đó sẽ biên dịch thứ ngôn ngữ đó sang ngôn ngữ mà chúng ta đang nói được. Vì nếu điều đó xảy ra thì chúng ta đã chậm lại rất nhiều rồi. Hãy nhớ đến bài học về Nhật Bản về cuộc đại cải cách dưới thời Nhật Hoàng. Chỉ có đi tắt đón đầu mới giúp chúng ta trở thành những thế hệ tiên phong. Vậy còn bạn thì sao bạn thuộc thế hệ nào?

Khi đặt bút viết những dòng này mình đã đặt cho mình một mục tiêu đó là trôi chảy Tiếng Nhật trong vòng 3 tháng và củng cố vốn Tiếng Anh. Và tiến tới là đạt chứng chỉ JPNT N3 và IELTS 70. vào cuối năm nay. Nghe hơi bất khả thi đúng không nào, nhưng mình tin rằng chắc chắn mình sẽ làm được. Mình rất vui khi được trao đổi và học hỏi với các bạn đang có ý định và đang học ngoại ngữ. Cuối cùng gửi đến các bạn một câu ngạn ngữ cổ Trung Hoa mà mình rất thích đó là:

“A journey of a thousand miles begins with a single step.”

(Tạm dịch: Một cuộc hành trình ngàn dặm bắt đầu bằng từng bước nhỏ.)

 

Nguồn: Triết Học Đường Phố ,Tuan Dao

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ