Nhân viên sẽ hạnh phúc hơn nếu sếp cũng giỏi năng lực chuyên môn

0

Các nhân viên thường mong muốn có một lãnh đạo hiểu những gì họ nói và nắm được kiến thức chuyên môn tương tự như nhân viên.

Có câu tục ngữ: “Người ta không từ bỏ công việc tệ, họ bỏ những người sếp tệ”. Nghiên cứu cho thấy câu tục ngữ này cũng có lý: người sếp là yếu tố quan trọng nhất giúp nhân viên cảm thấy thoải mái trong công việc, ảnh hưởng mạnh hơn bất kỳ yếu tố nào khác. Vậy những điều gì tạo nên một người sếp tuyệt vời?

Những nghiên cứu về các nhà lãnh đạo thường tập trung vào phong cách hoặc sức hút của họ, nhưng nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi phó giáo sư Benjamin Artz của ĐH Wisconsin muốn tìm hiểu xem các nhân viên bị ảnh hưởng như thế nào bởi năng lực chuyên môn của sếp. Cụ thể, sếp có phải là một chuyên gia thực thụ trong lĩnh vực chính của tổ chức hay không; anh ấy hoặc cô ấy có bao nhiêu kỹ năng chuyên môn? Tất nhiên, năng lực của sếp là một khái niệm rất rộng. Do đó, nhóm nghiên cứu đã xác định dựa theo 3 tiêu chí sau:

  • Sếp có thể thực hiện công việc thay nhân viên khi cần hay không,
  • Người quản lý có thăng tiến từ các vị trí thấp trong công ty không,
  • Trình độ chuyên môn của sếp được nhân viên đánh giá như thế nào.

Khi dùng ba tiêu chí trên để nhận định, nhóm nghiên cứu thấy rằng nhân viên sẽ hạnh phúc hơn rất nhiều khi họ được dẫn dắt bởi những người có trình độ chuyên môn cao trong các hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp. Điều này khiến chúng ta phải suy nghĩ lại về những thước đo để đánh giá một lãnh đạo tốt.

Trên thực tế, không phải lúc nào người ta cũng tán đồng khi thăng cấp cho một kỹ sư để điều hành một nhóm kỹ sư, hay dùng một biên tập viên để ra chỉ dẫn cho một nhóm biên tập viên. Quan điểm này cho rằng, một nhà quản lý giỏi không cần phải có chuyên môn kỹ thuật giỏi, mà cần sự tổng hòa của các phẩm chất như sức hút, khả năng tổ chức và trí tuệ cảm xúc. Những yếu tố đó cũng quan trọng, tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ ra rằng chất lượng chuyên môn cũng đóng vai trò vô cùng lớn.

Người lãnh đạo tài ba đang là chủ đề được quan tâm gần đây. Những chứng cứ cho thấy, các bệnh viện có thể hoạt động tốt hơn nếu được lãnh đạo bởi các bác sĩ thay vì người quản lý không có chuyên môn trong ngành y, các đội bóng rổ có thể thi đấu tốt hơn khi được dẫn dắt bởi một cựu ngôi sao bóng rổ, các đội đua Công thức 1 có thể thành công hơn nếu được dẫn dắt bởi các những tay đua có tên tuổi, các trường đại học có thể vận hành tốt hơn khi được dẫn dắt bởi các nhà nghiên cứu hàng đầu thay vì các quản trị viên tài năng.

Dự án của nhóm nghiên cứu đã chọn ra ngẫu nhiên 35.000 nhân viên và nơi làm việc tại Mỹ và Anh để tiến hành nghiên cứu. Họ sử dụng cách thức truyền thống để kiểm tra mức độ hài lòng trong công việc của nhân viên, như thông qua các câu hỏi khảo sát ở Mỹ: “Bạn cảm thấy thế nào về công việc hiện tại của mình?” với các thang điểm: 1 là rất không hài lòng, 2 là đôi chút không hài lòng, 3 là khá hài lòng, 4 là rất hài lòng. Kết quả trả lời trung bình là 3,2.

Ở Anh, nhóm nghiên cứu đã hỏi: “Hãy trả lời theo thang điểm 7 với các nhận định: “Tôi hoàn toàn hài lòng với công việc của mình… Tôi hoàn toàn không hài lòng với công việc của mình.” Kết quả trung bình là khoảng 5,3. Nhìn chung, những đánh giá này khá là tốt. Các nhân viên tỏ ra tương đối hài lòng.

Nếu quan sát kỹ hơn, chúng ta có thể thấy rõ một điều. Khi được làm việc với một lãnh đạo có năng lực chuyên môn cao, nhân viên sẽ trở nên hài lòng hơn. Ngay cả nhóm nghiên cứu cũng ngạc nhiên về điều này. Đối với các nhân viên người Mỹ, việc được lãnh đạo bởi một ông chủ giỏi chuyên môn thậm chí còn quan trọng hơn cả việc được nhận mức lương cao.

Nhóm nghiên cứu thấy rằng có nhiều yếu tố tác động đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc, như loại hình nghề nghiệp, trình độ học vấn, thăng tiến, ngành nghề kinh doanh, tuy nhiên, điều mà nhân viên quan tâm nhất lại là năng lực chuyên môn của người sếp. Hơn nữa, khi nhân viên vẫn làm cùng một công việc nhưng với một sếp mới, nếu sếp có năng lực chuyên môn thì sự hài lòng trong công việc của nhân viên sẽ tăng lên.

Tóm lại, các nhân viên sẽ cảm thấy hạnh phúc nhất khi sếp hiểu được mình đang nói về điều gì. Yếu tố này giúp thúc đẩy hiệu suất công việc. Cụ thể, thông qua các thử nghiệm ngẫu nhiên được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm, khi bạn làm cho nhân viên của mình hạnh phúc hơn, họ sẽ làm việc hiệu quả hơn. Một nghiên cứu cho thấy những nhân viên hạnh phúc hơn sẽ giúp tăng 12% năng suất lao động. Thêm vào đó, những nhân viên hạnh phúc sẽ ít có khả năng nghỉ việc, và ai cũng biết rằng tình trạng bỏ việc nhiều sẽ làm thiệt hại kinh tế của doanh nghiệp. Ngoài ra, các công ty có nhân viên hạnh phúc sẽ làm cho giá cổ phiếu tăng nhiều hơn trong tương lai.

Các ông chủ là những người có tầm ảnh hưởng rất lớn trong công ty. Sự hài lòng trong công việc của bạn phụ thuộc rất lớn vào năng lực chuyên môn của sếp; còn nếu bạn làm sếp, mức độ hài lòng đối với công việc trong nhóm lại phụ thuộc vào năng lực của chính bạn.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: trithucvn.net

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ