Gửi niềm tin vào kinh tế tư nhân

0 383

Đóng góp vào GDP của khu vực kinh tế ngoài nhà nước những năm gần đây duy trì ở mức gần 50%, riêng khu vực kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 11%. Tuy tốc độ tăng giảm hằng năm không đều, song kinh tế ngoài nhà nước vẫn chiếm khoảng 37-38% tổng vốn đầu tư và tạo việc làm cho trên 86% tổng số lao động toàn xã hội.

Gửi niềm tin vào kinh tế tư nhân

Nội dung nổi bật

– Khu vực kinh tế tư nhân giữ vị trí quán quân về số lượng doanh nghiệp, doanh thu thuần của khối này chiếm 52% tổng doanh thu thuần của tất cả DN cả nước, sử dụng 61% tổng số lao động làm việc trong khu vực DN Việt Nam.

– Tuy nhiên, các DN ngoài nhà nước nói riêng, khu vực kinh tế tư nhân nói chung đang phải vật lộn để tồn tại, để vươn lên trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt và thiếu bình đẳng với các DN nhà nước, với các DN có vốn FDI và cả giữa các DN ngoài nhà nước với nhau.


Nghị quyết Trung ương 9 Khoá IX lại khẳng định một lần nữa là “khuyến khích phát triển mạnh kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế cổ phần”. Tuy vậy, sau 12 năm dường như khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam vẫn chậm có chuyển biến tích cực.

Luật Doanh nghiệp (năm 2000) đã tạo ra sự bùng nổ số lượng doanh nghiệp (DN) ngoài nhà nước.

Năm 2012, khu vực kinh tế tư nhân giữ vị trí quán quân với 334.562 DN, chiếm tới 96,5% tổng số DN của cả nước và theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì số DN đăng ký năm 2014 đã lên đến khoảng 60 vạn, trong đó 97% thuộc khu vực tư nhân. Tổng vốn sản xuất, kinh doanh của DN ngoài nhà nước năm 2012 hơn 7,7 triệu tỷ đồng, gấp 11 lần so với năm 2005 và chiếm 51% tổng số vốn sản xuất, kinh doanh của toàn bộ DN Việt Nam.

DN ngoài nhà nước liên tục tăng trưởng quy mô, tiềm lực tài chính và khẳng định vị thế trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.

Doanh thu thuần sản xuất, kinh doanh của DN ngoài nhà nước cũng tăng nhanh, năm 2012 đạt gần 6 triệu tỷ đồng, chiếm 52% tổng doanh thu thuần của tất cả DN nước ta với nhiều hàng hoá, dịch vụ đa dạng, giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt, khu vực kinh tế tư nhân liên tục chiếm vị trí quan trọng nhất trong việc tạo việc làm cho người lao động.

Năm 2012, riêng DN ngoài nhà nước sử dụng gần 7 triệu lao động, chiếm 61% tổng số lao động làm việc trong khu vực DN Việt Nam. Lợi ích của lao động tại các DN ngoài quốc doanh rất rõ ràng khi tổng thu nhập năm 2012 đã tăng gấp hơn 9 lần so với năm 2005, đạt 352,2 triệu tỷ đồng, chiếm hơn một nửa tổng thu nhập của người lao động trong khu vực DN.

Đóng góp vào GDP của khu vực kinh tế ngoài nhà nước những năm gần đây duy trì ở mức gần 50%, riêng khu vực kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 11%. Tuy tốc độ tăng giảm hằng năm không đều song kinh tế ngoài nhà nước vẫn chiếm khoảng 37-38% tổng vốn đầu tư và tạo việc làm cho trên 86% tổng số lao động toàn xã hội.

Tính đến năm 2013, kinh tế ngoài nhà nước đóng góp khoảng 1/3 tổng giá trị sản xuất công nghiệp, trên 90% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp và gần 87% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng toàn xã hội. Rõ ràng, khu vực kinh tế năng động này của nền kinh tế thị trường đã khẳng định được vai trò vững chắc và còn nhiều tiềm năng để phát huy hơn nữa.

Nguyên nhân nằm cả ở phía chủ quan của khu vực kinh tế tư nhân và cả từ phía khách quan trong cơ chế chính sách của Chính phủ.

Trước hết, đặc điểm nổi bật của kinh tế tư nhân nước ta là tuyệt đại đa số còn nhỏ và yếu, năng suất và năng lực cạnh tranh còn thấp do thời gian hoạt động còn ngắn trong bối cảnh môi trường sản xuất, kinh doanh chưa ổn định, còn chứa đựng nhiều rủi ro.

Đến nay đã và đang xuất hiện một số DN tư nhân lớn tầm cỡ quốc gia, thậm chí khu vực và quốc tế, song số lượng còn rất ít và hoạt động chính trong lĩnh vực bất động sản, cà phê, thủy sản,…

Số liệu năm 2012 cho thấy, do vốn sản xuất, kinh doanh còn mỏng, bình quân chỉ khoảng hơn 6 tỷ đồng đối với DN tư nhân, trên 12 tỷ đồng đối với công ty TNHH và gần 51 tỷ đồng đối với công ty cổ phần không có vốn nhà nước nên giá trị tài sản cố định của các loại hình DN ngoài nhà nước rất thấp, bình quân của DN tư nhân vỏn vẹn hơn 1,8 tỷ đồng, của công ty TNHH là xấp xỉ 4 tỷ đồng còn của công ty cổ phần không có vốn nhà nước là hơn 17 tỷ đồng.

Hơn nữa, chất lượng tài sản cố định của đại đa số DN ngoài nhà nước nói riêng, khu vực kinh tế tư nhân nói chung không cao, thậm chí rất thấp với hệ thống máy móc, thiết bị lạc hậu so với trình độ khu vực khoảng 3 đến 4 thập niên, công nghệ sản xuất lạc hậu, năng suất thấp, tiêu tốn nguyên nhiên liệu, ảnh hưởng xấu tới môi trường trong khi chất lượng và mẫu mã sản phẩm hàng hoá bị hạn chế.

Một trong những tài sản cố định có giá trị nhất của DN tư nhân cũng như hộ gia đình sản xuất, kinh doanh ở nước ta lại chính là đất đai, là bất động sản trong khi khả năng tiếp cận những loại tài sản này lại rất hạn chế. Vì vậy, DN tư nhân và hộ kinh doanh cá thể thường lâm vào vòng xoáy thiếu vốn sản xuất, kinh doanh nhưng lại khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng do thiếu tài sản đảm bảo, thế chấp có giá trị.

Theo một số báo cáo, chỉ có khoảng một nửa số DN vừa và nhỏ tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng trong khi khả năng huy động các nguồn vốn khác, kể cả vốn tự có lại hết sức hạn hẹp. Không có vốn nên không thể đổi mới trang thiết bị, máy móc, công nghệ, do đó không thể nâng cao khả năng cạnh tranh, không thể tăng năng suất và rốt cuộc là chỉ có lợi nhuận ít ỏi trong khi thu nhập của người lao động vẫn thấp, kết quả là khó thu hút được những lao động giỏi.

Chính vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi DN ngoài nhà nước chỉ đóng góp được 46,7% trong tổng thu nội địa từ sản xuất, kinh doanh năm 2012. Thiếu thốn đủ mọi thứ dường như là người bạn song hành với tuyệt đại đa số DN ngoài nhà nước trong nhiều năm qua, từ thiếu vốn, thiếu máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại, thiếu lao động giỏi đến thiếu đất đai để mở rộng nhà xưởng, thiếu sự quan tâm và hỗ trợ thiết thực của các cơ quan chức năng và thiếu cả cơ hội, nhất là cơ hội học hỏi nâng cao trình độ quản lý, quản trị DN, cơ hội tiếp cận với những thị trường, những hợp đồng kinh doanh, những bạn hàng phù hợp.

Chính những điều kiện thiếu thốn kinh niên đó đã buộc không ít DN ngoài nhà nước nói riêng, khu vực kinh tế tư nhân nói chung phải vật lộn để tồn tại, để vươn lên trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt và thiếu bình đẳng với các DN nhà nước, với các DN có vốn FDI và cả giữa các DN ngoài nhà nước với nhau, cũng như tới đây là với các DN khu vực và toàn cầu trong tiến trình hội nhập của đất nước.

Chỉ từ năm 2011 đến nay, trên 20 vạn DN đã “bỏ cuộc chơi”, phần lớn số DN ngoài nhà nước còn lại phải thu hẹp sản xuất, kinh doanh, chờ cơ hội.

Nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển như thế nào, năng lực cạnh tranh của nước ta sẽ được cải thiện và nâng cao đến đâu, bao giờ bắt kịp nhịp độ phát triển của các nước tiên tiến phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu.

Muốn vậy, không còn con đường nào khác là phải khắc phục những thiếu thốn mà khu vực kinh tế tư nhân đang phải chịu đựng nêu trên. Dẫu biết còn nhiều khó khăn, thách thức không hề nhỏ song chúng ta vẫn gửi gắm niềm tin khu vực kinh tế tư nhân nhất định sẽ lớn mạnh song hành với sự lớn mạnh của đất nước.

 

Nguồn: cafebiz, Theo TS. Vũ Đình Ánh, Doanh nhân Sài Gòn

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ