Nghị quyết về chiến tranh mạng nếu được IPU thông qua sẽ là văn bản quốc tế quan trọng đề cao trách nhiệm đấu tranh của các quốc gia

0

Phát biểu của Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn tại Hội thảo “Nghị viện các quốc gia trong việc phòng, chống mối đe dọa của chiến tranh mạng đối với hòa bình, an ninh thế giới”, ngày 28/1/2015, tại Hà Nội.

 

Thưa quý vị đại biểu, 
Thưa các đồng chí,
Trong không khí của những ngày đầu năm mới 2015 và chuẩn bị đón tết Nguyên đán ất Mùi, tôi vui mừng được thay mặt Lãnh đạo Quốc hội, Ban Tổ chức Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới IPU lần thứ 132 tại Việt Nam đến dự và phát biểu tại Hội thảo Nghị viện các quốc gia trong việc phòng, chống mối đe dọa của chiến tranh mạng đối với hòa bình, an ninh thế giới do Viện Nghiên cứu lập pháp của UBTVQH phối hợp tổ chức.
Lời đầu tiên, tôi xin chào mừng sự có mặt tham dự, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của các vị ĐBQH và quý vị đại biểu đối với nội dung cuộc Hội thảo này; xin được gửi tới các đồng chí, các quý vị lời chúc mừng năm mới mạnh khỏe. Chúc Hội thảo đạt kết quả tốt.
Thưa quý vị đại biểu,
Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới lần thứ 132 dự kiến sẽ diễn ra tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 28.3 đến ngày 1.4.2015. Đây là sự kiện ngoại giao nghị viện lớn nhất thế giới do Việt Nam đăng cai tổ chức. Đại hội đồng IPU lần này liên quan đến nhiều vấn đề toàn cầu, là diễn đàn để tiếp tục thúc đẩy sự hợp tác, đối thoại giữa nghị viện các nước, cũng như cho hòa bình, dân chủ và hợp tác giữa các dân tộc. Một trong những nội dung quan trọng trong Chương trình IPU 132 là Đại hội đồng sẽ thảo luận, xem xét thông qua Nghị quyết về Chiến tranh mạng – Mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh thế giới. Đây là vấn đề đang được nhiều sự quan tâm của các quốc gia, các tổ chức quốc tế bởi nó liên quan trực tiếp đến hòa bình, ổn định và phát triển trên thế giới.
Có thể nói, trong thời đại ngày nay, sự phát triển vượt bậc của khoa học, công nghệ đã có những đóng góp vô cùng quan trọng, làm thay đổi cơ bản mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội các quốc gia và quốc tế. Đặc biệt, với sự ra đời, phát triển của máy tính và mạng internet đã tạo nên những đột phá trong kết nối, chia sẻ thông tin, thúc đẩy phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa. Với những ưu thế vượt trội, máy tính và internet tác động đến mọi mặt, mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Hầu như bất kỳ một lĩnh vực nào cũng đều sử dụng máy tính và internet. Nhờ có internet mà xã hội phát triển nhanh hơn, mạnh hơn. Xã hội càng phát triển thì vai trò của máy tính và internet càng được thể hiện rõ hơn, con người khó có thể làm việc nếu như thiếu máy tính và internet.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và đóng góp tích cực thì thế giới cũng đã và đang đứng trước không ít thách thức, nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống cá nhân, Nhà nước, xã hội, thậm chí có thể đe dọa nghiêm trọng tới hòa bình và an ninh thế giới từ chính internet. Internet đang dần trở thành phương tiện hữu hiệu của tội phạm sử dụng công nghệ cao và là công cụ được sử dụng để can thiệp vào an ninh, ổn định của các quốc gia, các tổ chức. Trong thời gian vừa qua, ở phạm vi quốc tế, đã có không ít cuộc xâm nhập, tấn công trái phép được cho là có tổ chức vào cơ sở hạ tầng thông tin của các quốc gia và tổ chức trên môi trường mạng. Xu thế này ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp, khó lường. Những vụ việc diễn ra trong thời gian gần đây cho thấy, nguy cơ chiến tranh mạng ngày càng hiện hữu. Mặt trái của internet đã và đang cung cấp những phương tiện đắc lực để phát động một cuộc chiến tranh gây thiệt hại không chỉ về kinh tế mà còn tác động đến cả độc lập, chủ quyền, hòa bình và ổn định của các quốc gia, dân tộc. Có học giả cho rằng,“chiến tranh mạng được cho là một cuộc chiến không có tiếng súng, cuộc chiến không biên giới nhưng hậu quả của nó có thể còn khủng khiếp, lớn hơn cả chiến tranh hạt nhân”. 

Ở phạm vi Việt Nam, trong một vài năm gần đây đã có hàng nghìn trang điện tử bị tấn công một cách có chủ đích, trong đó bao gồm cả các trang thông tin của các cơ quan nhà nước. Do tấn công mạng mà một loạt các website lớn, báo điện tử không thể truy cập được, thiệt hại dự báo lên đến hàng tỷ đồng.
Chiến tranh mạng trở thành chủ đề được các quốc gia, các tổ chức và cộng đồng quốc tế ngày càng quan tâm. Nhiều quốc gia đã xây dựng những chiến lược về an toàn thông tin quốc gia; công bố thành lập các lực lượng tác chiến mạng. Một số nước đã cùng nhau thành lập tổ chức liên minh về bảo vệ không gian mạng; một số tổ chức khu vực, quốc tế cũng đã ra tuyên bố chung, các sáng kiến, cam kết về vấn đề này.
Trong bối cảnh đó, ý thức được tầm quan trọng của vấn đề, với vị trí, vai trò là tổ chức hợp tác liên nghị viện toàn cầu, Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới lần thứ 130 và 131 đã quyết định Đại hội đồng IPU lần thứ 132 được tổ chức tại Việt Nam sẽ thảo luận, thông qua Nghị quyết về chủ đề Chiến tranh mạng – Mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh thế giới. Ủy ban Thường trực về Hòa bình và An ninh quốc tế (Ủy ban 1 của IPU) là cơ quan được giao trách nhiệm xây dựng dự thảo Nghị quyết này. Đây là lần đầu tiên, vấn đề chiến tranh mạng được đưa ra xem xét, thảo luận ở một tổ chức toàn cầu.
Thưa quý vị đại biểu,
Chiến tranh mạng là vấn đề mới, phức tạp và khá nhạy cảm. Trên phạm vi quốc tế, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về chiến tranh mạng còn chưa được làm rõ hoặc có những ý kiến khác nhau. Do đó, Nghị quyết của Liên minh Nghị viện thế giới nếu được thông qua sẽ trở thành văn bản quốc tế quan trọng làm cơ sở để đề cao vai trò, trách nhiệm của các quốc gia trong hợp tác, đấu tranh nhằm ngăn chặn chiến tranh mạng.
Là một thành viên có trách nhiệm và là nước chủ nhà của IPU-132, Quốc hội Việt Nam hoan nghênh và đánh giá cao việc Đại hội đồng IPU sẽ thảo luận, thông qua Nghị quyết về chủ đề “Chiến tranh mạng – Mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa  bình và an ninh thế giới”. Đây là nội dung quan trọng, do đó, việc tham gia thảo luận và xây dựng dự thảo Nghị quyết của Đoàn ĐBQH Quốc hội Việt Nam tham dự IPU-132 cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
Cùng với những vấn đề quan tâm, trên tinh thần khoa học và có tính xây dựng, tôi đề nghị Hội thảo cần tập trung làm rõ một số vấn đề đó là:
– Tập trung phân tích, làm rõ, nguy cơ, nguồn gốc, bản chất, cách thức, tiến hành, hậu quả của chiến tranh mạng, từ đó có các giải pháp, khuyến cáo các cơ chế phòng, chống chiến tranh mạng. Từ những vấn đề thực tiễn đang xảy ra trong thời gian qua cần làm rõ vai trò của Nghị viện các nước với tính chất là cơ quan lập pháp, cơ quan đại diện cho nhân dân trong việc phòng chống mối đe dọa của chiến tranh mạng đối với hòa bình và an ninh thế giới. Trong điều kiện chưa có những điều ước quốc tế cụ thể về phòng, chống chiến tranh mạng thì vai trò lập pháp, đề ra các quy định của pháp luật cũng như việc giám sát thực hiện của Quốc hội các nước là rất quan trọng. Do đó, cần làm rõ cách thức, cơ chế để Quốc hội, các đại biểu quốc hội, các nghị sĩ có thể tiếp cận, chia sẻ thông tin, nhận thức rõ được các vấn đề liên quan đến chiến tranh mạng.
– Phân tích, đánh giá xu thế và nhận định nguy cơ, mối đê dọa của chiến tranh mạng tới an ninh quốc gia và hòa bình thế giới, từ đó xác định vai trò, trách nhiệm của các tổ chức quốc tế cũng như các quốc gia, các tổ chức. Chiến tranh mạng là vấn đề toàn cầu hóa. Nếu như chiến tranh thông thường được quốc tế xử sự bằng nhiều điều ước, nhiều văn bản, thỏa thuận thì nhất thiết cũng phải xây dựng các quy định, quy tắc để xử lý đối với chiến tranh mạng bởi loại hình chiến tranh này không kém nguy hiểm và phức tạp so với chiến tranh thông thường. Việc xây dựng pháp luật quốc tế về chiến tranh mạng để phòng, chống mối đe dọa tới an ninh quốc gia và hòa bình thế giới cần sự tham gia tích cực, chủ động trên tinh thần hợp tác, chia sẻ và cộng đồng trách nhiệm của nhiều quốc gia và cộng đồng quốc tế; trong đó, vai trò của các tổ chức quốc tế lớn như Liên Hợp Quốc, IPU là đặc biệt quan trọng.
– Từ kinh nghiệm thực tế, có những đề xuất những kiến nghị giải pháp thiết thực, phù hợp cho Việt Nam nói riêng, cho xây dựng Nghị quyết tại IPU 32 sắp tới. Những kiến nghị, đề xuất cần phải bảo đảm nguyên tắc chung của Hiến chương Liên Hợp Quốc, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước; tôn trọng quyền con người và quyền tự do cơ bản của công dân; tôn trọng sự khác biệt lịch sử, văn hóa, tôn giáo và chế độ xã hội của các quốc gia có chủ quyền.
– Như đã đề cập, chiến tranh mạng là chủ đề mới, nhiều vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu, làm rõ. Đây cũng là vấn đề nhạy cảm, được nhiều đối tượng quan tâm, do đó, tại Hội thảo này, tôi mong muốn các quý vị đại biểu, các chuyên gia thảo luận, phát biểu trên tinh thần khoa học, thẳng thắn và có tính xây dựng, không đề cập, chỉ trích trực tiếp đến các quốc gia, tổ chức cụ thể để tránh có những thắc mắc không cần thiết.
Thưa quý vị đại biểu,
Với sự hiện diện của quý vị ngày hôm nay, tôi tin tưởng rằng, Hội thảo của chúng ta sẽ thành công và đề xuất được nhiều kiến nghị tham khảo mang tính khoa học để hỗ trợ, cung cấp thông tin cho Đoàn ĐBQH Việt Nam dự IPU 132 cũng như các cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, thảo luận Nghị quyết của Đại hội đồng IPU về Chiến tranh mạng – mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh thế giới.
Tôi đề nghị Viện Nghiên cứu lập pháp chủ trì, phối hợp cùng Ủy ban Đối ngoại, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của QH tổng hợp đầy đủ ý kiến, xây dựng báo cáo kết quả Hội thảo để báo cáo Lãnh đạo QH và gửi đến Tiểu ban Nội dung của Đại hội đồng IPU-132; cung cấp đến thành viên Đoàn QH Việt Nam tham khảo trước khi dự Đại hội đồng IPU lần thứ 132 vào cuối tháng 3 năm 2015.
Tôi xin dừng lời tại đây, xin cám ơn sự chú ý theo dõi của quý vị./.
Nguồn: “Tạp chí An toàn thông tin”
Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ