5 triết lý kinh doanh của Henry Ford

0

Những triết lý kinh doanh đúng đắn luôn là một sự hướng dẫn cho các quyết định lựa chọn quan trọng trong sự nghiệp mỗi người.

5 triết lý kinh doanh của Henry Ford

Là một nhân vật nổi bật của thế kỷ 20, Henry Ford phối hợp hai nét tính cách chính thường thấy ở một người cực kỳ thành công. Một tầm nhìn độc đáo, có ảnh hưởng sâu rộng và tiềm năng thay đổi thế giới qua chiếc xe bốn bánh chạy bằng xăng. Tiếp đến là việc quan tâm tới từng chi tiết đến mức ám ảnh khiến người khác cũng phải phát điên lên thể hiện qua niềm đam mê chế tạo một sản phẩm vươn tới  sự hoàn hảo.

Henry Ford đã thay đổi thề giới nhưng lại ít được biết đến trong 40 năm đầu cuộc đời ông. Một thời gian đủ dài  cho việc phát triển các kỹ năng cả về con người và máy móc để đặt nền móng xây dựng một công ty ô tô Ford khổng lồ.

Sau đây là 5 triết lý trong kinh doanh làm nên thành công của Henry Ford:

1. Can đảm đi theo kiến thức và tầm nhìn của mình

Vào năm 33 tuổi, khi đang làm việc tại một công ty chế taọ máy thì chàng trai trẻ Henry Ford nhận được một lời đề nghị hấp dẫn. Theo đó, Ford đã được ông chủ của mình đề cử lên một vị trí cao hơn với điều kiện phải từ bỏ niềm đam mê cá nhân của mình. Điều này khiến Ford phải đứng trước sự lựa chọn cơ hội thăng tiến đang rộng mở hay niềm say mê ô tô của mình.

Cuối cùng, Ford đã chọn ô tô và thôi việc, nhưng thực ra “tôi chẳng có sự lựa chọn nào hết bởi tôi biết rằng chính ô tô sẽ mang lại thành công cho tôi” Ford nói. Không có gì đảm bảo suy nghĩ ấy sẽ đúng và rất nhiều người không nghĩ ông thành công, bao gồm cả người cha của Ford. Nhưng ông sẵn sàng đặt cược vào niềm đam mê và tầm nhìn của mình chỉ để có một cơ hội thay đổi thế giới. Và như chúng ta thấy, Henry Ford đã làm được.

2. Không để ai khác quyết định kinh doanh

Vào năm 40 tuổi, Ford lập ra công ty Ford Motor Company. Công ty huy động được số vốn là 100.000 USD, và Ford sở hữu 1/4 cổ phần của công ty. Trong năm đầu tiên, công ty đã sản xuất hơn 1.700 chiếc xe và có tiếng tốt nhờ tính đáng tin cậy. Sang năm thứ hai, do áp lực từ các cộng sự, Ford nâng giá bán. Công ty bán được ít xe hơn. Ông nhận ra cần phải có quyền sỡ hữu để toàn quyền kiểm soát, và ông dùng thu nhập có được từ bán hàng để tăng cổ phần của mình lên 50% và sau đó lên 100%. Từ đó về sau, chính thành công của công ty đã minh chứng sự đúng đắn của việc không để người khác thay mình ra các quyết định kinh doanh của Henry Ford.

3. Bán nhiều sản phẩm với giá thấp hơn tốt hơn bán số lượng ít với giá cao

Yếu tố quan trọng trong sự thành công của công ty Ford Motor Company chính là giá thành thấp với chất lượng cao. Henry Ford rất ghét ý tưởng làm cho chiếc xe trở thành dắt đỏ. Thay vào đó, chiến lược của ông là định giá dựa trên chi phí sản xuất. Có nghĩa là, nếu các nhà máy của ông có thể hoạt động ngày càng hiệu quả hơn thì người tiêu dùng, khách hàng sẽ được lợi.

Cũng giống Sam Walton với chuỗi siêu thị Wal-Mart, Ford phát hiện ra rằng ông có thể kiếm được nhiều lãi hơn nhờ bán được nhiều sản phẩm với giá thấp hơn là bán số lượng ít với giá cao. “Nếu bạn bán được sản phẩm chất lượng cao với giá rẻ, bạn sẽ tìm thấy nhu cầu sản phẩm cao hơn đến mức có thể gọi là toàn cầu” Ford nói như thế.

4. Trả lương cao và công bằng với nhân viên

Kiếm được trung bình với giá 6 USD mỗi ngày (so với giá cả thị trường lúc bấy giờ thì 6 USD được xem là hấp dẫn) công nhân của Ford ít phải lo lắng hơn. Henry Ford tin rằng lương cao làm tăng sự ổn định của lực lượng lao động và giúp đỡ con người tập trung làm việc vì gia đình họ được hỗ trợ đầy đủ về vật chất.

Phương pháp tuyển dụng của Ford cũng rất khác thường và mới lạ. Công ty chỉ cần biết về tên, tuổi, tình trạng hôn nhân và xem họ có muốn làm việc không. Ngay cả người mù, điếc và câm, người có một tay hay một chân, tất cả đều được Ford tuyển dụng với mức lương như người khỏe mạnh. Không nói được tiếng bản địa hay có tiền án phạm tội không phải là một vấn đề. Đặc biệt, công ty không tuyển các “chuyên gia” bởi vì họ thường biết cái gì không thể làm được. Ford thích “những người điên dám xông vào” để khắc phục vấn đề với một đầu óc cởi mở hơn.

5. Mục tiêu cao nhất không phải là “lợi nhuận”

Trong thời kỳ đầu của công nghiệp xe hơi, các công ty sản xuất xe khác chỉ tập trung cho việc bán hàng kiếm tiền hơn là xây dựng mối quan hệ với khách hàng qua những sản phẩm tuyệt vời mà công ty tạo ra. Ford chú trọng vào việc tập trung, sự quan tâm vào từng chi tiết của sản phẩm để có thể tạo ra sự kết nối với khách hàng nhằm thiết lập mối quan hệ lâu dài với họ. Ông quan niệm rằng một công ty không phải chỉ là cỗ máy sản sinh ra tiền mà phải mang lại một điều gì đó để làm cho cuộc sống con người trở nên tốt hơn, nếu làm được điều này thì lợi nhuận tự nhiên sẽ đến.

 

Nguồn: cafebiz, Đinh Lộc, Theo Trí Thức Trẻ

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ