Từ chàng phụ hồ đến ông chủ công ty dọn vệ sinh

0 569
Ngoài nguồn thu từ hoạt động kinh doanh chính, chàng trai 9x còn phát triển thành công 2 hệ thống nhượng quyền tại Hà Nội, TP HCM.

Những ngày cuối hè năm 2008, khi bạn bè nhận thông báo trúng tuyển cao đẳng, đại học, Nguyễn Minh Đoan lầm lũi vác ba lô rời quê nhà Bình Thuận.

Những bốc đồng của tuổi mới lớn đã làm gãy đổ việc học hành của anh, khi suốt ngày cùng nhóm bạn chơi bời rồi bỏ dỡ kỳ thi cuối cấp ba. Xấu hổ với bạn bè và gia đình, anh trốn vào Sài Gòn.

Vốn là con nhà nông cộng thêm học võ từ nhỏ, chàng trai trẻ xin tá túc trong ngôi chùa ở Gò Vấp rồi bán sức lao động mà sống. Lúc đầu, Đoan đi phụ hồ cho các công trình xây dựng, sau cứ nghe ai nói việc gì đỡ vất vả, lương cao hơn lại chuyển. Hết phụ hồ, dọn gầm cầu lại chuyển sang quét vôi, sơn tường.

Có những ngày về chùa sau 8 tiếng “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, Đoan mệt lả, cộng thêm nỗi buồn về tương lai bấp bênh phía trước khiến chàng trai chưa bước vào tuổi 20 trông như ngoài 30.

Cùng phòng với Đoan là một sư thầy ngoài 50, vào TP HCM để học đại học. Gần như ngày nào, vị sư già cũng dành thời gian nghe cậu trai trẻ chia sẻ và chỉ cho cậu thấy chỉ có cố gắng học tập mới có cơ hội thay đổi cuộc đời.

Nhưng bỏ học cộng thêm mất kiến thức của những năm học “chơi là chính”, anh sợ bản thân khó có khả năng học lại. Vị sư cười trả lời: “Thầy tuổi này còn phải đi học chung với mấy đứa nhỏ. Huống chi con, sao không học được!”


Anh Nguyễn Minh Đoan trong một lần chia sẻ kinh nghiệm về khởi nghiệp

Ngưỡng cửa đại học từ chối lần nữa, song Đoan quyết định theo học Cao Đẳng Sư phạm Thể dục Thể thao, để về quê làm giáo viên thể dục theo ý nguyện của gia đình. Tuy nhiên, cuộc đời anh đã có sự thay đổi lớn trong thời gian này.Nghe lời động viên, Đoan tìm đến các lớp bổ túc sau ngày làm việc. Đến cuối năm 2009, anh thi đậu vào một trường cao đẳng nghề ở quận 12. Nhưng anh không học vì muốn thi lại vào đại học trong năm sau.

Lên cao đẳng, anh vẫn phải duy trì việc làm thêm để kiếm tiền đi học. Anh làm bán thời gian cho các công ty vệ sinh tại nhà. Các công ty này đảm trách khâu lau dọn các căn nhà sau khi nhà thầu xây dựng xong.

Công việc đa phần làm buổi tối hoặc cuối tuần. Nhưng cũng không ít buổi, anh phải “thuê” bạn đi học thay để đi làm. Nhiều người trong lớp biết anh có việc làm thêm nên xin theo để kiếm thu nhập.

Anh vừa làm, vừa lên mạng tìm thông báo tuyển dụng của các công ty để giới thiệu bạn bè cùng làm. Có thời điểm, trong tổng số 280 người trong lớp có đến 200 người theo anh đi làm vệ sinh.

Tích lũy kha khá kinh nghiệm cộng thêm có bạn đồng hành, cuối năm hai cao đẳng, chàng phụ hồ ngày nào quyết định đứng ra thành lập nhóm tự hoạt động riêng.

“Lúc đó mình chỉ nghĩ đơn giản là đã có kinh nghiệm và bạn bè trong lớp làm chung thì mở ra làm riêng để tăng thu nhập, chứ cũng chẳng suy tính gì nhiều”, Đoan kể.

Cứ đến giờ giải lao giữa các tiết học, các chàng trai 9x lại dẫn nhau ra các góc ngã tư gần trường phát tờ rơi quảng cáo về dịch vụ của nhóm mình. Không bó hẹp trong việc lau dọn các công trình sau xây dựng, các chàng trai nhận thêm lau kính, chùi sàn, giặt thảm, salon, nệm hay bất cứ thứ gì mà các bà nội trợ khó có thể tự làm tại nhà. Nhóm cũng chẳng nề hà chuyện làm đêm hay cuối tuần.

10 ngày sau, Đoan và các bạn mới nhận được cuộc gọi đặt hàng đầu tiên. Sau 6 tháng vừa làm vừa phát tờ rơi, hoạt động của nhóm đã tương đối ổn, trung bình 2 ngày có một công trình. Mỗi công trình mang về 3-4 triệu đồng, trừ chi phí thuê máy móc và trả lương cho bạn bè, anh cũng dần có tích lũy.

“Có thời điểm chạy xe từ Gò Vấp sang quận 5 học, cứ người trước lái, người ngồi sau tranh thủ ngủ. Hồi ấy mình không bao giờ nghĩ tốt nghiệp nổi”, anh cười nói.

Đến giữa năm 2013, khi nhận bằng tốt nghiệp cũng là lúc Đoan quyết định ra “làm ăn lớn”. Anh cho xây dựng website, fanpage, chạy quảng cáo… Những tưởng công việc kinh doanh cứ vậy phát triển, nhưng đây cũng là giai đoạn anh gặp khủng hoảng mà có lẽ cả cuộc đời anh khó quên được.

Một người bạn làm chung với anh quyết định tách ra làm riêng kéo theo cả nhân công và khách hàng. “Mình cảm thấy hụt hẫng, giống như những người thân bỏ đi hết chỉ còn mình ở lại”, anh chia sẻ.

Cú sốc khiến anh chới với và gần như không thể làm việc trong suốt 2 tháng sau đó. Thậm chí, anh phải quay sang xin tiền gia đình để trang trải cuộc sống vì không có thu nhập. Đây cũng là lúc gia đình ra sức thuyết phục anh từ bỏ công việc để quay lại với nghề giáo.

“Một hai ngày không có khách đã nản lắm rồi, cứ nghĩ đề việc bỏ cuộc. Nhưng không lẽ bỏ công, bỏ sức đến đây rồi từ bỏ. Mình cứ tự nhủ ‘ráng xíu đi’. Thần chú của mình là ‘ráng xíu đi”, anh kể lại về những tháng ngày khó khăn.

Giữa lúc khủng hoảng, anh quyết định dành thời gian để tham gia khóa học về khởi nghiệp để tìm cách giải quyết vấn đề. Không có tiền, anh đi học “trả góp”. Qua các bài giảng và kinh nghiệm của bạn bè cũng là doanh nhân trẻ trong khóa học này, dần dần anh có động lực và bắt đầu lại.

Anh tìm gặp lại những người bạn vẫn còn muốn gắn bó cũng như thuyết phục khách hàng cũ trở lại với mình. Các hợp đồng cũng từ từ xuất hiện cùng với nỗ lực không ngừng nghỉ của chàng trai.

“Có thời điểm nhóm mình 5 người đi làm mà 6 ngày không về đến nhà trọ. Luân phiên mỗi người ngủ 2 tiếng lại thức làm cho người khác ngủ”, Đoan cho biết.

Năm 2015, anh chính thức thành lập công ty, xây dựng nhận diện thương hiệu qua logo, đồng phục nhân viên. Lúc này, doanh nghiệp đã xây dựng đội ngũ hơn 50 nhân công, phục vụ thường xuyên cho 20-30 đơn hàng mỗi ngày.

Đến cuối 2015 đầu 2016, công ty vừa khởi nghiệp lại gặp rắc rối do quản lý chưa theo kịp tốc độ phát triển.

Anh nhớ rõ một buổi trưa cuối năm 2015, khi đang trên đường đi giám sát một công trình thì có khách hàng gọi điện thoại tố nhân viên công ty lấy cắp 70 triệu đồng. Thoáng chút bối rối vì chưa gặp tình huống này trước đó, nhưng rồi anh lấy lại bình tĩnh xin lỗi và thuyết phục khách hàng “hạ hỏa” chờ anh đến. Kết quả lần đó, khi công an vào cuộc điều tra thì phát hiện người lấy chính là người nhà khách hàng.

Kéo dài cả năm sau đó, anh liên tục nhận được những cuộc gọi đầy giận dữ của khách hàng như vậy. Khi thì báo mất vài chục triệu, khi là chiếc điện thoại, lap top,… mà lần nào điều tra ra cũng là người nhà lấy, thậm chí là khách hàng nhớ nhầm.

Những sự cố này đã khiến anh phải suy nghĩ lại và lên một quy trình vệ sinh và xử lý khủng hoảng. Khi đến nhà, nhân viên phải yêu cầu khách hàng kiểm tra lại các vật dụng dễ bị mất cắp, báo khách khả năng có thể vệ sinh tùy tình trạng từng vật dụng…

Nhờ quy trình này, các cuộc gọi báo mất cắp dần dần giảm và ngưng hẳn. Anh còn bán quy trình này cho hai công ty khác với giá 60 triệu đồng mỗi công ty.

Cuối năm 2016, công ty phục vụ khoảng 7.000 khách hàng. Bước sang năm 2017, con số này đã tăng gấp đôi lên 16.000 khách, với doanh thu sắp xỉ 4,5 tỷ đồng.

Hiện anh lên chiến lược mở rộng thông qua nhượng quyền. Anh cũng đã nhượng quyền thành công cho hai doanh nghiệp tại quận 7, TP HCM và Đà Lạt, Lâm Đồng.

“Trong tầm khả năng của mình, cố gắng giúp đỡ nhân viên, khách hàng và những người xung quanh, cơ hội sẽ đến với bạn. Đây cũng là điều mà mình học được từ những ngày tá túc trong chùa”, anh Đoan đúc kết.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: thuongtruong24h.vn

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ