Lời khuyên quản trị từ CEO Microsoft Satya Nadella: ‘Nâng mình lên, hạ người khác xuống’ không phải là lãnh đạo

CEO Microsoft Satya Nadella chia sẻ quan điểm của mình về phẩm chất của một lãnh đạo giỏi, trong đó có nhắc đến việc không được "hạ thấp người khác".

0 631

Hiện tại, Satya Nadella đang là CEO của Tập đoàn Microsoft, người đã có công đưa “gã khổng lồ công nghệ” trì trệ, lỗi thời từ bờ vực thẳm trở lại ngoạn mục. Vào cuối tháng 11/2019, tổng lợi nhuận Microsoft mang tới cho các cổ đông trong nhiệm kỳ 6 năm của vị CEO này đã vượt qua mốc 1.000 tỷ USD. Cũng ttrong năm này, Nadella đã làm nên lịch sử, được Financial Times vinh danh là “nhân vật của năm”.

Quả thực, dưới sự lèo lái tài tình của Satya Nadella, Microsoft tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng đáng nể, ngay cả giữa đại dịch. Hiện tại, ngoài Apple, Microsoft là công ty duy nhất có giá trị vốn hóa hơn 2.000 tỷ USD trên thị trường chứng khoán Mỹ. Nhờ đó, mới đây Microsoft tuyên bố họ sẽ áp dụng thưởng cho mỗi nhân viên 1.500 USD, áp dụng cho mọi nhân viên của công ty ở Mỹ và quốc tế.

Satya Nadella là CEO của Tập đoàn Microsoft, người đã có công đưa “gã khổng lồ công nghệ” trì trệ từ bờ vực thẳm trở lại ngoạn mục

Giúp Microsoft vực dậy từ bờ vực thẳm đến thế, nhưng Satya Nadella lại là một vị CEO khá… ôn hòa. Khi được cựu Giám đốc Microsoft Jeff Raikes hỏi về lời khuyên dành cho các lãnh đạo doanh nghiệp, vị triệu phú này đã đưa ra một lời khuyên đắt giá. Theo ông, nghệ thuật lãnh đạo chắc chắn không phải là quan niệm “nhóm của tôi hoặc tôi tuyệt vời, còn mọi nguoiwf khác đều dở”. Nadella cho rằng, lãnh đạo cần mang mọi người đến với nhau, và bản thân ông cũng không phải là tuýp lãnh đạo thích khoe khoang và hạ bệ đối thủ.

Satya Nadella gia nhập Microsoft vào năm 1992, khi Bill Gates vẫn đang lãnh đạo công ty. Dù vậy, ông không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi “cha đẻ” Microsoft, mà tập đoàn này dưới thời Nadella đã có phần nào… khoan dung hơn với các đổi thủ. Sau khi tiếp quản Microsoft cách đây 7 năm từ Steve Ballmer, ông đã thành lập liên mình với các đối thủ như Red Hat, Salesforce, thậm chí còn cho phép mọi người dùng trợ lý Alexa của Amazon trên hệ điều hành Windows.

Bên cạnh đó, vị CEO 54 tuổi này lại ít khi nhắc trực tiếp đối thủ, thay vào đó chỉ ám chỉ tới họ. Chẳng hạn, trong một sự kiện của Microsoft gần đây, ông chỉ nói: “Không khách hàng nào muốn phụ thuộc vào một nhà cung cấp vừa bán công nghệ cho họ, vừa cạnh tranh với họ”. Đây được cho là ám chỉ tới Amazon, đối thủ cạnh tranh trong mảng điện toán đám mây.

Trong các tình huống bắt buộc, người lãnh đạo cần giải phóng bản thân, giải phóng nhóm của mình để họ có thể đạt được mọi thứ

Nadella cũng cho rằng, lãnh đạo nên là người có năng lực bẩm sinh, biết cách giải quyết các tình huống bất ngờ và mang tới sự rõ ràng cho nhân viên. Lãnh đạo không phải là người làm cho tình huống trở nên rắc rối hơn, mà phải tạo ra năng lượng cho người khác. Chẳng hạn, sau khi một người mới gặp gỡ họ, lãnh đạo tốt là người khiến họ nói: “Chà, tôi muốn tham gia nhóm này, tôi muốn trở thành một phần của nhóm”.

Ông chia sẻ: “Lãnh đạo không nói: ‘Hãy cho tôi một sàn đấu hoàn hảo để trình diễn’. Tôi không thể nói: ‘Để tôi chờ dịch bệnh kết thúc để thể hiện tài lãnh đạo của mình’. Trong các tình huống bắt buộc, người lãnh đạo cần giải phóng bản thân, giải phóng nhóm của mình để họ có thể đạt được mọi thứ”. CEO Microsoft nhận định, không ai là hoàn hảo cả, nhưng ông sẽ luôn tự vấn bản thân mỗi ngày để xem mình có tốt hơn ngày hôm qua không.

 

Thegioibantin.com | VinaAspire News

Nguồn bài viết songdep
Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ