Tìm hiểu thông số về Kính VR (Thực tế ảo) – sản phẩm cần thiết cho Metaverse tương lai

0

Ngay sau khi các ông lớn tuyên bố tham gia vào lĩnh vực Metaverse như: Facebook đổi tên Công ty thành Meta, Microsoft, Adidas… mọi người dồn sự chú ý vào Metaverse và kính VR (Kính thực tế ảo)

Thực tế ảo tên tiếng anh là Virtual Reality hay viết tắt là VR. Cho phép mọi người có thể đắm chìm trong một không gian giả lập được mô phỏng sẵn mà các lập trình viên thiết kế từ trước đó.

Kính thực tế ảo gồm các thành phần cơ bản như một màn hình (hoặc 2 màn hình tách biệt) được đặt trên một khung sẵn và được đeo lên đầu bạn, các thiêt bị cảm biến được kèm theo phụ thuộc vào tính năng của mỗi loại kính đó (cảm biến có thể tích hợp sẵn với các thiết bị gắn vào kính hoặc trên kính), nội dung được điều phối thông qua thiết bị phần cứng tách rời hoặc thiết bị đã được tích hợp sẵn trên kính.

Chúng tôi giải thích rõ hơn các công nghệ, khải niệm và thông số kỹ thuật thường được tích hợp, mô tả trên kính thực tế ảo VR

Các khái niệm thường gặp đối với kính thực tế ảo.

Góc nhìn – FOV (Field of View) là gì?

Field of View viết tắt là FOV nghĩa là trường nhìn hay góc nhìn. đai khái nếu FOV càng cao thì góc nhìn của chúng ta càng rộng. Đơn vị tính của FOV được tính bằng độ.

FOV là một thông số thường được đề cập trên kính thực tế ảo. Nó đề cập đến mọi thứ bạn có thể nhìn thấy trong kính thực tế ảo. Theo một số nguồn tin thì góc nhìn FOV của người bình thường khoảng 180 độ.

3DOF và 6DOF – Degrees of Freedom – Độ tự do

Thông số này khá quan trọng. Khi đã nói tới thông số này nó sẽ quyết định tới khả năng di chuyển và cách sử dụng kính thực tế ảo.

Tất cả các kính thực tế ảo sử dụng gắn điện thoại đều chỉ hỗ trợ 3DOF, các kính PCVR hầu hết đều hỗ trợ 6DOF

3DOF sẽ theo dõi các trục (roll, pitch, yaw), Hiểu một cách đơn giản nhất thì 3DOF chỉ theo dõi được cái đầu dựa theo di chuyển của cái cổ của bạn mà thôi.

6DOF là gì?

Cũng giống như 3DOF nhưng 6DOF sẽ cao cấp hơn. Ngoài theo dõi chuyển động của đầu thì các kính thực tế ảo hỗ trợ 6DOF đều có thể theo dõi thêm cả chuyển động trong không gian vật lý của bạn.

Có nghĩa rằng những kính thực tế ảo cao cấp hỗ trợ 6DOF thì bạn có thể di chuyển trong không gian trống của mình, đứng lên, ngồi xuống, sử dụng cổ để quay ngang quay dọc thoải mái. Hầu hết kính thực tế ảo cao cấp hiện nay đều hỗ trợ 6DOF.

Hình thức theo dõi di chuyển (Tracking types)

Từ phần này trở đi, chúng ta chỉ nói tới các kính thực tế ảo hỗ trợ 6DOF. Các loại kính chỉ hỗ trợ 3DOF thuộc phân khúc thấp hơn sẽ được viết trong bài viết khác.

Tất cả kính thực tế ảo cao cấp đều yêu cầu tracking bằng một công nghệ nào đó, để theo dõi không gian và chuyển động của bạn. Có 2 công nghệ theo dõi hiện hành bây giờ đó là theo dõi từ bên trong (Inside-out tracking) và theo dõi từ bên ngoài (Outside-in tracking)

Tracking Inside-out là gì?

Hầu hết các kính thực tế ảo hiện nay đều sử dụng hình thức theo dõi từ bên trong (tracking inside-out). Nghĩa là trên kính sẽ được tích hợp các camera có sẵn để nhìn ra không gian bên ngoài từ đó thiết lập bản đồ và kèm thêm theo dõi chuyển động của tay cầm v.v…

Tracking Outside-in là gì?

Tracking outside-in tức là sử dụng một cảm biến hoặc một base station bên ngoài để theo dõi chuyển động của bạn và truyền về bộ xử lý (thường là máy tính) sau đó phát hình ảnh phù hợp lên kính thực tế ảo của bạn.

Tracking outside-in là một công nghệ cũ, ngay từ những thế hệ kính thực tế ảo đầu tiên trên thị trường như Oculus Rift hay HTC Vive đều sử dụng công nghệ theo dõi này. Mặc dù vậy cho tới nay việc sử dụng các Base Station cảm biến ngoài vẫn là tiêu chuẩn vàng trong công nghệ tracking.

Tay cầm điều khiển (Controllers)

Là thiết bị đi kèm với Kính VR, hiện có các hãng sản xuất kính thực tế ảo nổi tiếng như Oculus, HTC Vive, Sony, Pimax và các hãng sản xuất dòng Windows Mixed như Samsung, HP, Acer v.v…

Về cơ bản công dụng controller của tất cả các hãng sản xuất đều giống như nhau. Đều theo dõi di chuyển của bàn tay, trạng thái và vị trí của bàn tay.

Bỏ qua kính VR gắn điện thoại để sử dụng đi thì trên thị trường hiện nay còn 3 dòng kính VR chính. là kính VR hoạt động độc lập (Standalone VR), kính VR sử dụng với máy tính (PCVR) và kính VR sử dụng với máy chơi game console (Console VR)

Đáng chú ý nhất là Kính hoạt động độc lập

Kính VR hoạt động độc lập (Standalone VR Glass)

Xu hướng VR nhỏ gọn, Kính VR hoạt động độc lập được tích hợp sẵn bộ vi xử lý và hệ điều hành. Không cần bất kỳ một thiết bị ngoại vi nào khác để sử dụng. Đây là sản phẩm phức tạp đòi hỏi thiết kế cực kỳ phức tạp. Có tích hợp Pin, thiết bị hiện thị, âm thanh, kết nối Bluetooth, wifi…

Đối với VR Standalone bạn có thể thoải mái đem kính đi bất cứ đâu và sẵn sàng để sử dụng ngay như cắm trại, dã ngoại…

Nguồn: TAVenture.io

Thế giới bản tin | Vina Aspire News

Nguồn : https://dautucoin.com/tim-hieu-ve-kinh-vr-thuc-te-ao-san-pham-can-thiet-cho-metaverse-20979/

Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ