Góc nhìn “độc” về thế giới trong năm 2050

0

Một góc nhìn về tương lai của các doanh nghiệp, mối quan hệ giữa người với người, giữa người và robot vào năm 2050.

Với điều kiện cơ sở vật chất và công nghệ đang ngày một phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện tại, các bạn đã bao giờ thử tưởng tượng hình ảnh các doanh nghiệp trong tương lai sẽ trở nên như thế nào chưa? Bài viết dưới đây của Stowe Boyd, một chuyên gia nghiên cứu tương lai sẽ cho các bạn một góc nhìn về vấn đề này.


AI, Biến đổi khí hậu sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình các doanh nghiệp trong tương lai.

Một ngày đẹp trời, nhóm biên tập viên tại Work: Reimagined yêu cầu tôi tưởng tượng xem các doanh nghiệp sẽ phát triển như thế nào vào năm 2050.

Phản ứng đầu tiên của tôi lúc đó: “Chà, từ giờ đến 2050 hãy còn xa lắm”. Nhưng đồng thời, tôi cũng nhận ra chúng ta phải cần rất nhiều thời gian để có thể tạo ra được những thay đổi lớn trong xã hội hiện tại. À, trừ khi xuất hiện những yếu tố đột biến mạnh mẽ, như sự bùng nổ Internet trong vài thập kỷ qua, hay đại dịch “Cái chết Đen” kéo theo cái chết của cả triệu con người, đưa đến một cuộc chuyển giao quyền lực mà kết quả là khởi đầu của thời đại Phục Hưng hồi thế kỷ 14.

Vậy nên việc đầu tiên mà tôi làm là trình bày ba vấn đề có ảnh hưởng lớn đối với xã hội của chúng ta, cùng tác động của chúng với tình hình lao động: Sự bất bình đẳng kinh tếBiến đổi khí hậu và Trí tuệ nhân tạo. Ba yếu tố này sẽ trở thành nền móng để xây dựng viễn cảnh tương lai mà tôi giả định ra.

Sự bất bình đẳng kinh tế

Trong những năm trở lại đây, vấn đề chênh lệch giàu nghèo luôn tràn ngập các mặt báo lớn, trở thành vấn đề nổi cộm nhất của nền kinh tế hiện tại. Cuốn sách “Tư bản trong thế kỷ 21” của Thomas Piketty giống như hồi chuông cảnh tỉnh tới tất cả chúng ta về sự hiện hữu rõ ràng của ranh giới giữa người giàu với người nghèo.

Trong báo cáo mới đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), sự bất bình đẳng thu nhập ngày một gia tăng, giống như hệ quả tất yếu của cuộc đại khủng hoảng kinh tế. Tác giả của báo cáo này cũng đưa ra nhận định:

Ở hầu hết các quốc gia, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo đang ở ngưỡng cao nhất trong vòng 30 năm trở lại đây. Hiện nay, ở các quốc gia OECD, 10% dân số giàu nhất có thu nhập gấp 9,6 lần so với 10% nghèo nhất. Trong những năm 80, tỉ lệ này là 7:1, tăng lên thành 8:1 vào những năm 90 và trở thành 9:1 vào đầu thế kỉ 21. Đối với những vùng có nền kinh tế đang phát triển, như Mỹ Latinh, sự bất bình đẳng trong thu nhập đã dần giảm bớt, tuy nhiên khoảng cách giàu nghèo vẫn vô cùng rõ rệt. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, sự bất bình đẳng thu nhập lại ngày càng tăng cao, chủ yếu bởi vấn đề thất nghiệp. Sự tái phân bố thu nhập thông qua thuế chỉ bù đắp được một phần sự bất bình đẳng này. Đối với những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế, thu nhập của hộ nghèo ngày một giảm sút hơn.

Tôi vẫn mong trong tương lai, sự bất bình đẳng thu nhập sẽ nằm trong tầm kiểm soát của con người. Nhưng với hoàn cảnh hiện tại – khi mà người giàu ngày một giàu hơn, còn người nghèo ngày một nghèo đi – tôi hình dung ra tới hai viễn cảnh mà khoảng cách giàu nghèo càng tồi tệ hơn.

Biến đổi khí hậu

Yếu tố thứ hai mang ảnh hưởng tới tương lai là biến đổi khí hậu, hậu quả trực tiếp do con người gây ra. Có lẽ cũng không phải nói gì về vấn đề này nữa, nó quá hiển nhiên trước mắt chúng ta rồi. Kể cả khi CEO của Exxon Mobile, Rex Tillerson, ra sức phủ nhận cả những bằng chứng khoa học về biến đổi khí hậu, thì các tập đoàn năng lượng châu Âu vẫn đang ra sức tìm cách ứng phó với vấn đề này để đưa ra trước Liên Hợp Quốc trong diễn đàn đối thoại môi trường vào tháng 12 tới.

Ảnh hưởng của AI và Robot tới thị trường lao động

1896 chuyên gia đã được Pew Research Center yêu cầu trả lời câu hỏi sau:

“Sự phát triển của công nghệ chế tạo Robot và AI đang dần tác động nhiều hơn đến nền kinh tế. Các ứng dụng tự động với trí tuệ nhân tạo, cùng với các thiết bị điện tử và Robot liệu có dẫn đến việc thất nghiệp nhiều hơn so với lượng việc làm mà chúng tạo ra trong tương lai gần, mà cụ thể là vào năm 2025 hay không?”

Trong báo cáo tổng hợp kết quả sau đó – “AI, Robot và vấn đề việc làm tương lai” – có nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra. Hơn nửa số chuyên gia được hỏi cho rằng Robot, cùng với Trí tuệ nhân tạo, sẽ khiến cho một lượng lớn công nhân trở nên thất nghiệp. Bản thân tôi cũng có cùng ý kiến với họ: Những thiết bị nhân tạo sẽ gây ra ảnh hưởng không nhỏ đối với thị trường lao động.

Vấn đề nổi cộm nhất của năm 2025 có lẽ sẽ là: “Con người sẽ ra sao trong một thế giới không cần đến sức lao động của họ?”

Nhưng tôi tin rằng con người sẽ để AI và Robot nằm trong tầm kiểm soát. Trong tương lai, chúng ta sẽ di chuyển bằng những chiếc xe tự lái, hay sử dụng những thuật toán tự động để tìm kiếm những ứng viên tiềm năng cho công ty. Và sẽ chỉ vậy thôi, bởi tôi không nghĩ sẽ có một ngày mà con người giao toàn quyền kiểm soát hệ thống vũ khí, hay việc định hướng phát triển tập đoàn cho trí tuệ nhân tạo – dù rằng chúng phát triển đến đâu. Và trong ba viễn cảnh tương lai mà tôi sắp trình bày sau đây, chỉ có một viễn cảnh được đặt trên giả định AI vượt quá tầm kiểm soát của con người.

Với ba vấn đề trên trở thành nền móng để đưa ra giả định về tương lai của mình, có ba viễn cảnh tương lai được thể hiện ở biểu đồ dưới đây. Từng viễn cảnh cụ thể sẽ được trình bày kỹ hơn ở phần sau.


Mối quan hệ giữa các viễn cảnh có thể xảy ra.

Viễn cảnh 1: Humania – Nơi mọi vấn đề được giải quyết.

Humania, có lẽ là viễn cảnh gần với một xã hội hoàn toàn bình đẳng nhất.

Sau khi thấy được những vấn đề nổi cộm về khoảng cách giàu nghèo, biến đổi khí hậu, và sự ảnh hưởng của AI đối với xã hội, đến năm 2020 bắt đầu xuất hiện những nhóm người đứng lên yêu cầu sự thay đổi. Ban đầu, yêu cầu của những nhóm này tương đối khác nhau: nhóm mong muốn hạn chế biến đổi khí hậu, nhóm thì yêu cầu phải có sự công bằng và quyền lao động.

Giữa những năm 2030, các vấn đề dần được kiểm soát. Ranh giới giàu nghèo thu hẹp, nhờ việc giảm chênh lệch mức lương của người lao động. Những người có thu nhập cao sẽ phải trả thuế nhiều hơn, và ngược lại. Năng lượng hóa thạch dần bị hạn chế và con người chuyển sang dùng năng lượng mặt trời. AI và Robot được sử dụng dựa theo tình hình của thị trường lao động.

Vào năm 2050, các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình hoàn toàn bình đẳng, không gò bó. Các nhân viên có thể tùy ý lựa chọn mình sẽ làm việc với ai, cho dự án nào, vào thời gian nào. Mối quan hệ giữa mọi người trong doanh nghiệp cũng sẽ thoải mái hơn. Mô hình kim tự tháp không còn tồn tại, cấu trúc doanh nghiệp lúc này sẽ giống như một bộ não lớn, với nhiều liên kết vào nhiều nhóm khác nhau.

Sự nghiệp của mỗi con người lúc này sẽ gồm nhiều công việc và vai trò riêng biệt, nhưng đồng thời họ cũng sẽ có một khoảng thời gian đáng kể dành cho gia đình và người thân. Thu nhập của người lao động được đảm bảo. Cơ hội học hỏi những điều mới luôn được tạo ra.

Viễn cảnh 2: Neo-feudalistan – Khi anh giới giàu nghèo tiếp tục leo thang.

Trong một viễn cảnh khác, khi ranh giới thu nhập không được kiểm soát, những người giàu ngày càng giàu hơn. Đến năm 2050, quyền lực kinh tế và chính trị ngày càng thuộc về một số ít người. Đồng thời để tránh những hậu quả đáng sợ của biến đổi khí hậu, toàn thế giới chuyển sang hoạt động chính bằng năng lượng mặt trời.

Các tập đoàn đầu tư mạnh vào việc phát triển trí tuệ nhân tạo, qua đó giảm được giá thành nhu yếu phẩm, cũng như sản phẩm và dịch vụ của mọi ngành công nghiệp. Tuy nhiên, trong một thế giới hoàn toàn tự động thì các doanh nghiệp ngày càng cần ít nhân viên. Một doanh nghiệp với 50.000 nhân viên vào thời điểm hiện tại, đến năm 2050 sẽ chỉ cần 5.000 người để đạt được hiệu quả tương tự. Và tất nhiên, những nhân viên còn làm việc, đều là những chuyên gia, những người vô cùng tài năng và được trả mức lương hậu hĩnh.

Đồng thời, để tránh việc những người thất nghiệp ngày một tăng dẫn đến nổi dậy, bạo động, phúc lợi xã hội cũng được tăng cao. Mỗi người đều sẽ có một mức thu nhập cơ bản để đảm bảo cuộc sống đầy đủ hàng ngày, cùng với các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục, giao thông. Điều này trở nên khả thi bởi, giá thành của các mặt hàng vào năm 2050 có lẽ sẽ chỉ bằng 1/10 so với thời điểm hiện tại, khi mà lượng lao động cần để sản xuất là rất ít.

Viễn cảnh 3: Collapseland – Khi biến đổi khí hậu hủy hoại thế giới.

Collapseland là viễn cảnh mà tất cả mọi thứ đều xấu đi. Biến đổi khí hậu không được kiểm soát khiến cho trái đất trở nên khắc nghiệt. Hạn hán, bão lũ xảy ra liên miên. Con người bận rộn với việc chống chọi với điều kiện khí hậu, không ai còn có thời gian tập trung phát triển AI hay robot nữa.

Chính quyền và doanh nghiệp vào đầu những năm 2030 mới bắt đầu hành động để hạn chế biến đổi khí hậu, và mặc dù nguy cơ con người hoàn toàn tuyệt chủng bị loại trừ, nhưng mọi thứ vẫn là quá trễ. Điều kiện sống của con người ngày càng giảm sút, người nghèo ngày một nghèo hơn.

Các tập đoàn và doanh nghiệp tại đây hoạt động theo mô hình giống như hiện tại, không có sự phát triển nào xảy ra. Mọi người tập trung nỗ lực để đảm bảo nguồn nước, tìm cách sản xuất thực phẩm trong điều kiện khắc nhiệt. Các công ty để đảm bảo thu nhập buộc phải cắt giảm bớt nhân viên, và yêu cầu những người lao động còn lại làm việc vất vả hơn.

Năm 2050 thực ra, cũng không còn quá xa nữa

Toàn bộ những gì tôi viết trên đây, chỉ là một số ít trong số những giả định về viễn cảnh tương lai. Nhưng tôi biết, nếu chúng ta muốn cho con cháu của mình được sống trong một xã hội yên bình, tươi đẹp, thì mọi thứ cần phải được kiểm soát – hạn chế khoảng cách giàu nghèo, giải quyết biến đổi khí hậu, đảm bảo lao động cho con người, v..v.. Có như vậy, một viễn cảnh tương lai như Humania mới có thể diễn ra.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: genk.vn

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ