10 nghiệp lớn của con người, có 4 nghiệp từ miệng gây ra: Tu cái miệng là tu hơn nửa đời người
Khẩu nghiệp ác là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà chúng ta tạo ra. Người nào cũng hiểu được vết thương trên thân thể dễ lành hơn vết thương gây ra do lời nói.
Khẩu nghiệp từ đâu mà ra?
Khẩu nghiệp là nghiệp do lời nói gây ra. Bất kỳ những gì ta nói ra đều có tác động lợi hoặc hại, tốt hoặc xấu, xảy ra ngay tức thì hoặc để lại hậu quả sau này. Theo Phật dạy thì trong 10 nghiệp lớn của con người, có 4 nghiệp từ miệng gây ra: chuyện không nói có, chuyện có nói không; nói lời hung ác; nói lưỡi đôi chiều và nói lời thêu dệt.
Tuy nhiên, ngoài 4 điều trên, trong cuộc sống hàng ngày chiếc miệng còn tạo thêm nhiều nghiệp khác nữa như thức ăn phức tạp; hay Pʜê bình, chê bai người khác; rêu rao bắt lỗi người khác.
Do vậy Kinh Phật cũng dạy, trong sinh hoạt hàng ngày có 4 hạng người chúng ta nên tránh: những kẻ hay đổ lỗi khác; hay nói chuyện mê tín, tà kiến; khẩu Phật, tâm xà; và những kẻ làm ít kể nhiều.
Từ chiếc miệng mà ta có thể biết tâm ý và Ɖάпʜ giá được người khác, để có cách ứng xử thích nghi.
Khẩu nghiệp đem đến hậu quả khôn lường
Người nào cũng hiểu được vết thương trên thân thể dễ lành hơn vết thương gây ra do lời nói. Khẩu nghiệp ác từ các lời nói tạo ra những hậu quả xấu, làm hại cho chính người nói ra và những người liên quan. Khẩu nghiệp còn tác động đến cả cộng đồng, cả xã hội.
Chúng ta không nên nói lời ác hiểm, nói cho sướng miệng, toàn dùng những lời cay cú cʜửı bới nhục mạ người khác, tâm ác thì nói ác rồi làm ác, thân khẩu ý đều ác thì ngày xuống địą ɴġục không còn xa. Đừng nên nguyền rủa người ta, không nên nói lời tục tĩu khó nghe…
Như vậy, với những người thường dùng lời nói thâm độc, thô bạo, mắng nhiếc, cʜửı rủa… trong cuộc sống hàng ngày của họ, trước hết, chính bản thân mình của người ấy đã thể hiện lối sống thiếu phẩm chất, đạo đức, văn minh trong lời nói, trong giao tiếp và dẫn đến hạ thấp uy tín của tự thân, những người xung quanh sẽ dần dần xa lánh họ.
Không nói thêu dệt tức không nói thêm bớt, nghe câu truyện ở đây xong đi kể khác nghe, mà thường khi kể lại thì hay thêm chút ít để tăng phần phóng đại cuốn hút.
Phương pháp để không tạo khẩu nghiệp
Chúng ta có thể thực tập một cách làm rất đơn giản là hít thở 3 hơi thật nhẹ, thật êm để tĩnh tâm và thư giãn trước khi nói. Lúc đó sẽ ngắn hơn những lời nói vô ích và không hợp lý, thậm chí là xấu.
Người có trí thấu hiểu nếu lời mà mình chuẩn bị nói ra có thể mang lại hậu quả xấu thì thường không nói hoặc chưa nói.
Bởi nếu ta nói ra mà ta không kiểm soát được lời nói thì ta tạo khẩu nghiệp xấu. Mà khẩu nghiệp xấu chắc chắn là để lại hậu quả xấu, hoặc ngay tức thì, hoặc dài lâu.
Người nào cũng muốn nghe những lời hay tiếng đẹp. Ta cũng vậy. Cớ gì ta nói những lời không dễ thương.
Tôi hay tự nghĩ: liệu người nghe có muốn nghe những lời mình nói không. Nếu câu vấn đáp rằng không thì thường là tôi cố gắng không nói.
Nói ra mà gây hận thù, oán ghét thì chính ta tạo nghiệp xấu. Nghiệp xấu lôi ta trôi lăn trong sanh tử luân hồi với khổ đau triền miên.
Đứс Phật có dạy, trong mười nghiệp của con người thì khẩu nghiệp là bốn, tức gần một nửa. Đó là: Chuyện không nói có, chuyện có nói không; Nói lời hung ác; Nói lưỡi hai chiều; Nói lời thêu dệt.
Khẩu nghiệp ác là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà chúng ta tạo ra. Người nào cũng hiểu được vết thương trên thân thể dễ lành hơn vết thương gây ra do lời nói.
Người có trí tuệ thường nhớ đến 4 khẩu nghiệp xấu nêu trên để tránh.
Vì vậy, người có trí tuệ thực tập chỉ nói sự thật, không bịa đặt. Họ cũng tập nói những lời nhẹ nhàng êm dịu, dễ nghe.
Họ không nói lưỡi hai chiều, ngồi đây nói trắng đến nơi khác lại nói đen. Họ thực tập không bịa đặt, không thêu dệt câu truyện, không nói sai sự thật. Họ thường không nói những gì mà mình không biết chắc chắn là là có thật.
Thegioibantin.com | Vina Aspire News
Nguồn: langnhincuocsong.com