17 Cách Để Sống Đời Tốt Nhất Có Thể

0

Tôi có một câu hỏi dành cho bạn đây.

Bạn sẵn sàng hy sinh điều gì để được hạnh phúc?

Bạn sẽ hạnh phúc chứ nếu từ bỏ Netflix? Hay rượu bia? Hay món pizza?

Bạn có sẵn lòng chấp nhận cuộc sống như một thày tu?

Mỗi ngày trong năm chúng ta đều mua bán hạnh phúc. Bất kể dưới hình thức của một viên thuốc hay một cuốn sách hay một kỳ nghỉ, ý nghĩa ẩn sâu bên trong là như nhau: Những gì mà chúng tôi bán cho quý khách sẽ khiến quý khách hạnh phúc.

Vấn đề đối với hạnh phúc nằm ở chỗ không ai thực sự biết chính xác nó là gì. Nó vô hình, thậm chí là còn có đôi chút bí ẩn, vậy mà tất cả chúng ta đều muốn được hạnh phúc. Nhưng việc cố gắng hạnh phúc cũng giống như là cố để ngủ được vậy; bạn càng cố, thì nó lại càng khó xảy ra.

Vì vậy bốn năm trước, vào đêm Giao thừa, tôi đã tự hứa với mình rằng sẽ ngừng cố gắng để hạnh phúc.

Xin đừng hiểu lầm. Tôi không phải là một kẻ đau khổ gì đó đâu. Chỉ là tôi đã dành quá nhiều thời gian để nghĩ về việc liệu mình có hạnh phúc không – trong khi tôi, hay bất kỳ người nào mà tôi quen biết, không thể đưa ra một câu trả lời rõ ràng về việc nó thực sự là gì.

Vì vậy thay vì nói với bản thân, Năm nay mình sẽ hạnh phúc, tôi đã nói rằng, Năm nay mình sẽ thử sức với những điều mới mẻ. Mình sẽ gặp gỡ những con người mới. Mình sẽ đi đến những vùng đất mới. Mình sẽ đưa bản thân ra khỏi vùng an toàn.

Và nếu như tôi không hạnh phúc, ô, thì có nghĩa là tôi không hạnh phúc, nhưng ít nhất tôi cũng có được những trải nghiệm thú vị. Kết quả của điều này chính là việc tôi đã có được một năm tuyệt vời nhất (và có thể là hạnh phúc nhất) trong cuộc đời mình, ít nhất là tính đến thời điểm đó. Và tôi nhận ra một điều hiển nhiên khá muộn màng, nhưng vẫn vô cùng sâu sắc: Hạnh phúc là một điều sẽ đến với ta dễ dàng hơn nhiều khi mà ta ngừng nghĩ về nó.

Nó gần giống như một nơi chốn mà bạn cư ngụ hơn là một món đồ mà bạn giành được. Có những ngày bạn sẽ ở đó và những ngày khác thì không, nhưng bạn càng dành thời gian để nghĩ về việc trở nên hạnh phúc, bạn lại càng ít ở trong trạng thái ấy hơn.

Điều mà phần lớn những người chưa được hạnh phúc gặp phải là mô hình chú ý của họ.

Cũng giống như sự chú ý của một người hướng ngoại thường tự nhiên hướng đến sự giao tiếp xã hội, sự chú ý của một thương nhân là tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, và một nghệ sĩ thì tìm kiếm sự thể hiện sáng tạo, một người không hạnh phúc thường có khuynh hướng nhìn thẳng vào hạnh phúc.

Bài viết này sẽ đưa ra một số bài tập có thể giúp bạn ngừng tập trung quá nhiều vào cái ý tưởng về hạnh phúc và thay vì thế hãy đi theo những trải nghiệm và suy nghĩ mà sẽ thực sự khiến bạn hạnh phúc.

1. Hãy loại từ “hạnh phúc” ra khỏi từ điển của bạn.

Chúng ta đều biết rằng từ ngữ được dùng để truyền đạt các ý tưởng. Thật không may, đôi khi một từ có thể bị lạm dụng quá mức và trở nên khó hiểu, ngột ngạt, hoặc thậm chí nguy hiểm.

Dưới đây là một số từ mà bạn nên bắt đầu sử dụng khi trò chuyện với bản thân và người khác về việc bạn cảm thấy như thế nào. Đừng để mình bị đánh lừa với niềm tin rằng bạn cần phải trải nghiệm tất cả những điều này; bạn không cần thiết phải làm vậy.

Nếu bạn nhận thấy mình tự hỏi bản thân rằng, Tôi có hạnh phúc không? Hãy thay thế câu hỏi đó bằng: Liệu tôi có [điền từ vào chỗ trống] trong cuộc sống của mình?

Sự mãn nguyện

Sự vui thích

Tiếng cười

Sức khỏe

Sự thanh thản trong tâm hồn

Sự hân hoan

Sự chứa chan hy vọng

Phước lành

2. Học cách sống ở hiện tại.

Việc buông bỏ những hối tiếc trong quá khứ và lo lắng về tương lai chẳng phải là điều dễ dàng gì, nhưng đó là cách nhanh nhất để sống một cuộc đời trọn vẹn và vui vẻ. Hãy nghĩ về việc tận hưởng mỗi một khoảng khắc vì chính vai trò độc đáo của nó trong câu chuyện kể về cuộc đời bạn.

Đây là câu thần chú ngắn bạn có thể ghi nhớ: bây giờ và ở đây.

3. Hãy quyết định bạn thực sự muốn gì.

Rất nhiều người đi tìm kiếm hạnh phúc rốt cuộc lại kết thúc với “hội chứng đối tượng hào nhoáng[1].” Điều này xảy ra khi họ nhảy từ mục tiêu này sang mục tiêu khác bởi vì họ đang tìm kiếm một điều gì đó (hoặc một ai đó) để lấy đi tất cả những đau khổ của họ.

Hiểu bản thân và việc bạn thực sự muốn gì có thể giúp bạn phát triển mục đích và sự tập trung – đến mức mà bạn chẳng còn thời gian để mà băn khoăn về hạnh phúc. Bạn thậm chí còn có thể nhận ra rằng hạnh phúc không phải là điều bạn thật sự muốn, rằng đôi khi bạn sẵn lòng chấp nhận việc không hạnh phúc nếu điều đó có nghĩa là bạn sẽ có cảm giác đạt được thành tựu.

4. Hãy từ bỏ những kỳ vọng phi thực tế về việc bạn nên hạnh phúc ra sao.

Trong phần lớn lịch sử nhân loại, con người đã sống cuộc sống tương đối khó khăn. Cái ý tưởng rằng bạn phải hạnh phúc vào mọi thời điểm khá là mới mẻ.

Mặc dù bạn nên cố gắng sống đời trọn vẹn nhất có thể, nhưng thực ra sống một cuộc đời bình thường với những khoảng thời gian vui vẻ ngắn ngủi là một điều hết sức bình thường và hoàn toàn ổn.

5. Hãy thực hiện những bước nhỏ mỗi ngày.

Nếu như bạn nghĩ rằng bạn biết mình muốn gì và bạn xác định rằng nó sẽ khiến bạn hạnh phúc, thì ít nhất hãy định ra những bước nhỏ cần được tiến hành mỗi ngày để đưa bạn tới đó.

Đặt ra những mục tiêu phi thực tế mà bạn không bao giờ có thể hoàn thành thì sẽ kém thỏa mãn hơn nhiều so với việc đặt ra những mục tiêu nhỏ mà bạn có thể hoàn thành và đánh giá cao – và đó là những cột mốc chỉ cho bạn biết rằng bạn đang đi đúng hướng.

6. Hãy biến việc phụng sự người khác trở thành một thói quen thường xuyên.

Những người không hạnh phúc có một thói quen mà chúng ta thường không đề cập tới là họ vốn cho mình là trung tâm.

Dù dưới bất kỳ nghĩa nào, điều này không có nghĩa họ là những người xấu. Nó chỉ có nghĩa là tâm trí họ dành một khoảng thời gian không cân đối cho việc tập trung vào bản thân.

Phục vụ người khác là một cách để thay đổi mô hình chú ý từ “Tôi đang cảm thấy như thế nào?” sang “Bạn đang cảm thấy như thế nào?” Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi cho đi bạn sẽ nhận lại nhiều hơn.  

7. Hãy tách biệt giữa hạnh phúc với thành tựu của bạn.

Tất cả chúng ta cần học cách tách biệt giữa hạnh phúc với các thành tựu của mình. Không sao cả khi bạn cảm thấy bằng lòng với cuộc sống của mình, đơn giản bởi vì chúng ta có một cảm giác cố hữu về giá trị bản thân.

Việc đạt được mục tiêu rõ ràng có thể củng cố cảm giác này và cho chúng ta một cảm giác sâu sắc về thành tựu, nhưng việc không có thành tựu không nên đồng nghĩa với không hạnh phúc.

8. Đừng ép bản thân mình lúc nào cũng phải tích cực.

Có rất nhiều lời khuyên trong cộng đồng tự phát triển bản thân và giới tâm linh về việc sống tích cực. Thật đáng tiếc, không phải lúc nào đây cũng là lời khuyên tốt nhất. Tỏ ra tích cực khi bạn thực sự cảm thấy tích cực thì tốt hơn so với việc cố tỏ ra tích cực khi mà bạn cảm thấy tiêu cực.

9. Hãy loại bỏ những điều khiến bạn không hạnh phúc.

Điều này thực ra quan trọng hơn nhiều so với việc tìm kiếm những điều khiến bạn cảm thấy hạnh phúc.

Bạn có đang ở trong một mối quan hệ độc hại không?

Bạn có chán ghét công việc của mình hay không?

Bạn có đang ăn rất nhiều thực phẩm không lành mạnh không?

Tất cả những điều này đều cần phải ra đi trước khi bạn bắt đầu tìm kiếm hạnh phúc; nếu không, chúng có thể kìm chân bạn và bạn có thể sẽ không bao giờ cảm thấy mãn nguyện.

10. Chỉ cần bạn cảm thấy ổn là đủ.

Khi người khác hỏi bạn, “Công việc của bạn dạo này thế nào? Thành phố mới thế nào? Chuyện yêu đương của bạn ra sao rồi?” Có bao giờ bạn cảm thấy buộc phải trả lời rằng “rất tốt!” cho dù sự thật không phải như vậy hay không?

Chúng ta đã bị tiêm nhiễm thói quen rằng ta cần phải có mọi thứ tốt nhất và chỉ “ổn” thôi là không đủ đối với hầu hết mọi người.

Học cách để hài lòng với cái “ổn” là một chiến lược tốt hơn nhiều so với việc cứ bấn loạn ao ước rằng chúng phải tuyệt vời ngay từ đầu.

11. Hãy bước ra khỏi vùng an toàn của bạn.

Bước ra khỏi vùng an toàn không chỉ tốt cho cảm giác về giá trị bản thân của bạn, mà nó còn mang đến cho não bộ của bạn một lượng lớn adrenaline và endorphin.

Bạn sẽ biết mình đang bước ra khỏi vùng an toàn nếu bạn cảm thấy lo lắng trước khi làm một việc gì đó, nhưng dù sao thì bạn vẫn cứ làm, bởi vì bạn biết nó có lợi cho bạn về lâu dài. Rồi, bạn sẽ thấy vô cùng nhẹ nhõm và cảm nhận được về giá trị bản thân sau khi đã chiến thắng nỗi sợ của mình.

Tùy thuộc vào hoản cảnh của bản thân mà bạn có thể tìm thấy điều đó khi đặt chân tới những vùng đất mới, gặp gỡ những con người mới, thử sức với những hoạt động mới (phát biểu trước công chúng, lặn biển, nhảy bungee, v.v.) hay thậm chí chỉ là thiền định với những cảm xúc tiêu cực của mình.

12. Hãy chăm sóc cơ thể của mình.

Từ sự căng thẳng cơ bắp có thể khiến cảm xúc bị kìm hãm cho tới việc sản sinh ra chất serotonin và sự mất cân bằng vi khuẩn trong ruột, cơ thể bạn là phương tiện số một cho phép bạn trải nghiệm niềm vui và sự hài lòng, vì thế hãy chăm sóc nó!

13. Thiền định mỗi ngày.

Điều này đã quá rõ ràng. Tôi chắc chắn rằng bất kỳ ai đọc bài viết này cũng đã quen thuộc với những lợi ích sức khỏe về mặt thể chất và tinh thần mà chánh niệm và thiền định có thể mang lại.

Nhưng tôi còn muốn bổ sung thêm một ý này nữa:

Thiền định là một hành trình dài hơi, chậm chạp, và bạn thường không nhìn thấy ngay được những ích lợi sâu xa của nó về mặt dài hạn; thực ra, khi bạn mới bắt đầu, nó thường có vẻ như là một bước nhảy vọt về niềm tin. Nhưng đó cũng chính là lý do vì sao nó lại quan trọng.

Khi bạn ngồi xuống và nhìn vào một bức tường hay tập trung vào hơi thở của bạn hay làm bất cứ điều gì mà (nếu so sánh với cuộc sống thường nhật của chúng ta) thật nhạt nhẽo, nó tạo nên trong bạn một phản xạ có điều kiện về việc không tóm lấy những mục tiêu màu mè, bóng bẩy mà thường chỉ hướng bạn tới sự thỏa mãn hời hợt.

Khi đã thiền định trong một thời gian dài, cái khuynh hướng nắm lấy như đã nói ở trên sẽ biến mất một cách tự nhiên. Bạn sẽ vô tình thoát khỏi con đường đó.

14. Gặp gỡ những con người mới.

Gặp gỡ những con người mới và tích cực có thể mang đến cho bạn một nguồn năng lượng quan trọng mới để tái khởi động cuộc sống của bạn và giúp bạn tập trung vào việc tận hưởng hiện tại.

Bởi vì chúng ta là những sinh vật xã hội, việc có được những người cùng chí hướng trong cuộc đời mình có thể mang tới một tác động mạnh mẽ trong việc phát triển thói quen và niềm tin của bản thân. Có một câu ngạn ngôn như thế này, “Bạn chính là bình quân của năm người mà bạn dành thời gian ở bên nhiều nhất.”

Có rất nhiều trang web để tìm kiếm và kết nối với những người có cùng sở thích và hoài bão trong thành phố mà bạn đang sống. Bạn có thể thử bắt đầu với MeetUp.com, hoặc chỉ cần thực hiện một thao tác tìm kiếm đơn giản các nhóm thuộc khu vực bạn sinh sống trên Facebook.

Cũng tương tự như vậy, nếu bạn có hứng thú với thiền định và tâm linh, nơi tu đạo là một cách thức tuyệt vời để quen biết với mọi người và kết nối với nhau ở một mức độ sâu.

15. Về với thiên nhiên.

Rất nhiều lúc những lo lắng và băn khoăn của chúng ta chủ yếu liên quan tới môi trường sống của mình – cả trực tiếp, chẳng hạn như tiếng ồn của công trường xây dựng bên ngoài phòng ngủ của chúng ta, lẫn gián tiếp, chẳng hạn như một mẩu quảng cáo trên T.V gợi nhắc chúng ta về một thất bại trong quá khứ.

Thiên nhiên mang đến cho ta cái cơ hội để có thể suy nghĩ thông suốt, mang tới cho ta không gian để trải nghiệm sự thư giãn và biết chấp nhận.

16. Hãy thành thật với bản thân.

Sự bất mãn thường đến từ điều mà các nhà tâm lý học gọi là mâu thuẫn về nhận thức – sự không thích hợp giữa hai ý tưởng hay cảm xúc mâu thuẫn trong tâm trí bạn.

Bạn có thể giảm thiểu đáng kể điều này chỉ bằng việc chấp nhận, thừa nhận, và trải nghiệm các cảm xúc mà mình đang trải qua.

Nếu như bạn tức giận, vậy thì hãy tức giận; nếu bạn buồn, hãy cứ buồn; nếu bạn vui, hãy vui. Khi ta cố gắng chủ động thay đổi hoặc chối bỏ những cảm xúc hiện tại, chúng sẽ trở thành siêu cảm xúc: thấy tội lỗi về sự buồn bã, tức giận về sự sợ hãi, sợ hãi về sự bất hạnh. Và rồi chúng sẽ trở nên thật độc hại.

17. Hãy tiếp năng lượng cho bản thân vào buổi sáng.

Mặc dù chúng ta thích nghĩ rằng mình có thể kiểm soát và điều khiển các cảm xúc theo ý mình, sự thật thì động lượng mới chính là yếu tố chủ đạo.  

Các thủ tục buổi sáng là một thói quen quan trọng của những người cảm thấy toại nguyện và thành công trong lịch sử, và đó là bởi vì một lý do tốt đẹp; bắt đầu ngày mới của bạn với một bài tập về tinh thần, một bài tập về thể chất, và một bữa sáng bổ dưỡng có vẻ như chẳng có gì đáng kể, nhưng nếu cộng các năm tháng lại, nó có thể mang đến một sự khác biệt trong thế giới hạnh phúc của bạn.

Tất cả chúng ta đều có thể học cách buông bỏ nhu cầu chạy theo hạnh phúc thái quá.

Làm như vậy sẽ mang đến cho chúng ta một thế giới tốt đẹp – và ai mà biết được, ta thậm chí còn có thể có được khoảng thời gian khá vui vẻ nữa.

Bạn đã học được cách nào để ngừng theo đuổi hạnh phúc? Hãy chia sẻ với chúng tôi trong phần bình luận nhé!

 

[1] hội chứng đối tượng hào nhoáng (shining object syndrome) là khuynh hướng một người chạy theo một điều mới mẻ, như là một ý tưởng mới, một khuynh hướng hay một mục tiêu mới, thay vì tập trung vào điều mà họ đang làm.

 

Nguồn dịch: https://huongtdao.wordpress.com/2021/03/20/hay-ngung-chay-theo-hanh-phuc-17-cach-de-song-doi-tot-nhat-co-the/ 

Link bài gốc: https://tinybuddha.com/blog/stop-chasing-happiness-17-alternative-ways-live-best-possible-life/

Tác giả: Benjamin Fishel

 

Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Nguồn : https://tamlyhoctoipham.com/hay-ngung-chay-theo-hanh-phuc-17-cach-de-song-doi-tot-nhat-co-the

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ