22 hội chứng sợ hãi kỳ lạ, liệu bạn có mắc?

0 409

1. Hội chứng sợ không có điện thoại (Nomophobia)

Hy vọng giảm bớt sự cô đơn nhờ điện thoại, hoặc là thu được thông tin (tự nhận là) quan trọng, một khi mất đi phương tiện liên lạc này tâm lý sẽ bất an, có thể thấy, hầu hết mọi người đều có triệu chứng này.


2. Hội chứng sợ gái xinh (Caligynephobia)

Phản cảm cực đại đối với phụ nữ, nhất là phụ nữ đẹp, trong tình trạng sợ hãi, nếu nhìn thấy phụ nữ sẽ run rẩy muốn tránh xa, tốt nhất là đoạn tuyệt luôn.

Triệu chứng của Hội chứng sợ phụ nữ đẹp có thể thay đổi từ người này sang người khác, tùy thuộc vào bệnh tình và tính cách của họ. Tuy nhiên, nhìn chung thì Hội chứng sợ phụ nữ đẹp sẽ khiến cho cá nhân đó gặp vấn đề trong việc giao tiếp, trở nên lo lắng và bối rối, hay thậm chí là lên cơn hoảng loạn. Khi đó, người bệnh sẽ trở nên sợ hãi cùng cực, khó thở, tim đập nhanh và mất kiểm soát, chỉ bởi vì xung quanh họ bất ngờ xuất hiện những cô gái xinh đẹp. 

Nguyên nhân của hội chứng này có thể bắt nguồn từ rất nhiều khía cạnh. Thường thì sau khi người bệnh phải trải qua một cuộc sang chấn tâm lý có liên quan tới những cô gái xinh đẹp như bị ruồng bỏ trong tình cảm, bị lạm dụng về thể xác hay tuổi thơ bị bạo hành bởi những người phụ nữ có nhan sắc. Cũng có khi đây là hội chứng bẩm sinh của người bệnh và không có nguyên do rõ ràng.

Phương pháp điều trị thông thường để thoát khỏi hội chứng này có thể là gây sốc cho bệnh nhân hoặc áp dụng liệu pháp tiếp xúc (va chạm trực tiếp hoặc từ từ với nguồn cơn của hội chứng), sử dụng thuốc an thần, thuốc chống lo lắng hoặc cố gắng đối mặt với nỗi sợ. 

3. Sợ mẹ chồng (Pentheraphobia)

Giữa tất cả những nỗi sợ hãi trong danh sách này thì có lẽ nỗi sợ mẹ chồng (hay còn gọi là pentheraphobia) là phổ biến nhất.

Đa số người đã kết hôn từng ít nhất 1 lần cảm thấy sợ hãi người mẹ chồng của mình. Nỗi sợ hãi này thường xuyên xuất hiện trong các bộ phim hay các chương trình giải trí. Và một trong số những liệu pháp để điều trị nỗi sợ hãi này là… ly hôn.

Ngoài ra, một trong những nỗi sợ liên quan đến pentheraphobia còn có nỗi sợ hãi mẹ kế (hay còn gọi là novercaphobia).

4. Sợ ngồi (Chứng bệnh Cathisophobia)

Hội chứng sợ ngồi có thể được bắt nguồn từ căn bệnh trĩ, cũng có những trường hợp liên quan đến việc lạm dụng thể chất khi phải ngồi lên những vật sắc nhọn, gây đau đớn.

Dấu hiệu của hội chứng này là bạn thường toát mồ hôi, thở dồn dập và lo lắng khi nhìn thấy những chiếc ghế.

5. Sợ nấu nướng (Mageirocophobia)

Bệnh nhân mắc hội chứng sợ nấu nướng (mageirocophobia) thậm chí cảm thấy khó chịu khi phải tiếp xúc với người có kỹ năng bếp núc tốt. Thực tế cho thấy, chính cảm giác thiếu tự tin, bị đe dọa đó chính là nguyên nhân gốc rễ của nhiều trường hợp rối loạn.

Hội chứng sợ nấu nướng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn chế độ ăn uống, suy nhược cơ thể nếu bệnh nhân không sống cùng người khác.

6. Hội chứng sợ không gian kín (Claustrophobia)

Đây là một dạng ám ảnh sợ hãi tương đối thường gặp. Nỗi sợ bị bao vây trong một không khép kín. Người mắc hội chứng sợ không gian kín trong một số tình huống, như: thang máy, xe lửa hay khoang máy bay sẽ phát sinh triệu chứng hoảng loạn, hoặc sợ hãi.

7. Hội chứng sợ biển (Thalassophobia)

Đây cũng là một dạng ám ảnh sợ hãi, chỉ cần nhìn thấy tranh ảnh về biển, sinh vật biển hay thậm chí màu xanh đen cũng có thể sản sinh sợ hãi.

Có đến 70% người mắc hội chứng sợ biển khi nhìn thấy hình ảnh về biển đều xuất hiện triệu chứng nhịp tim tăng nhanh, tức ngực, hô hấp khó khăn, một số bệnh nhân còn xuất hiện triệu chứng tứ chi run rẩy, co giật và cảm giác ngạt thở.

8. Hội chứng sợ lỗ (Trypophobia)

Người mắc hội chứng sợ lỗ thường rụt rè, nhạy cảm, cảnh giác, dễ dàng tự ám thị và khả năng liên tưởng mạnh.

Vì vậy người mắc hội chứng sợ lỗ đa phần là thanh thiếu niên, trong giai đoạn khả năng liên tưởng phát triển nhanh chóng, kinh nghiệm thiếu hụt kích thích, luôn liên tưởng đến đồ vật hư hỏng mà sản sinh ra nỗi sợ này.

9. Hội chứng ám ảnh trọng lực (Barophobia)

Trực quan mà nói đây là một dạng ám ảnh sợ hãi phi lý tính với trọng lực. Ví dụ như trọng lực sẽ nghiền nát bản thân, lo lắng sẽ té ngã vì trọng lực, lo lắng mất trọng lực sẽ khiến bản thân lơ lửng…

10. Hội chứng sợ từ đơn dài (hippopotomonstrosesquippedaliophobia)

Thuật ngữ tiếng Anh của hội chứng này là “hippopotomonstrosesquippedaliophobia”, chắc bạn có thể hiểu vì sao người ta lại sợ rồi chứ?

11. Hội chứng sợ thuốc mới (Một nhánh khác của hội chứng sợ vật lạ Neophobia)

Rất nhiều người không thích sự vật mới lạ, không quá nghiêm trọng lắm. Nhưng cá biệt sẽ có những người không thích một sự vật mới mẻ riêng nào đó (ví dụ như thuốc mới) thì đã đạt tới mức độ cực kỳ nghiêm trọng, sẽ sản sinh bệnh tâm lý.

12. Hội chứng sợ nằm mơ (Oneirophobia)

Người bệnh sẽ sợ hãi nằm mơ. Nhưng họ không thể kiểm soát xem mình có mơ hay không, tình trạng không xác định này tra tấn dày vò họ.

13. Hội chứng sợ rốn (Omphalophobia)

Trông thấy hoặc nghĩ đến rốn sẽ khó chịu. Sợ hãi chạm vào rốn của người khác, cũng sợ hãi người khác chạm vào rốn mình.

14. Hội chứng sợ giấy (Papyrophobia)

Có một nỗi sợ cực đoan phi lý tính với trang giấy. Sợ chạm vào giấy, viết lên giấy hay bị giấy cứa. Ở mức độ cực đoan, chỉ cần nghĩ đến giấy cũng nổi giận.

15. Hội chứng sợ tốc độ (Tachophobia)

Đây là một dạng tâm lý sợ tốc độ quá nhanh. Nếu như trên đường thấy có xe đi với tốc độ rất chậm, xin bạn đừng thúc giục, bởi vì rất có khả năng người ta đang kinh hồn bạt vía.

16. Hội chứng sợ kem (Pagotophobia)

Nguyên nhân thường thấy nhất gây ra nỗi sợ do cảm giác kem đông lại trong khoang miệng, một nguyên nhân khác là do cảm giác đau đầu khi ăn kem.

Người bệnh chủ yếu là trẻ em, tiếp đến là thanh thiếu niên.

17. Hội chứng sợ băng qua đường (Agyrophobia)

Chúng ta thường cho rằng người mắc hội chứng sợ qua đường (agyrophobia) sẽ gặp vô vàn khó khăn nếu phải sinh sống ở các thành phố lớn với hệ thống giao lộ, đường cao tốc dày đặc. Tuy nhiên, thực tế không chỉ đơn giản như vậy.

Hội chứng này được chia thành nhiều cấp độ, khiến bệnh nhân sợ sang đường tại bất cứ nơi đâu, dù có vạch chỉ định hay không. Thậm chí, chỉ việc nhìn thấy các giao lộ, cao tốc rộng rãi hay bất cứ điểm cắt nhau nào cũng đủ gây cảm giác run rẩy.

Trong tiếng Hy Lạp, từ gyrus mang nghĩa quay cuồng, vặn xoắn lại, ám chỉ nỗi sợ về tình trạng giao thông lộn xộn của bệnh nhân.

18. Hội chứng sợ cười (Gelotophobia)

Đối với những người mắc hội chứng này, cười rất đáng sợ. Đương nhiên không khuyến khích họ xem hài kịch hay clip có nội dung gây cười. Người bệnh thông thường cũng sợ bị người khác chê cười, rất dễ căng thẳng hồi hộp.

19. Hội chứng sợ bong bóng (Globophobia)

Người bệnh hy vọng có thể tránh xa bất cứ loại bong bóng nào, hoặc những vật có thể thổi ra bong bóng, ví dụ như kẹo cao su.

20. Hội chứng sợ thực vật (Batonophobia)

Trông thấy thực vật sẽ sợ hãi, tưởng tượng nó mọc lên từ lòng đất sẽ cảm thấy sợ hãi không nói nên lời. 

21. Sợ soi gương (Chứng bệnh Eisoptrophobia)

Chứng sợ gương soi khiến nhiều người có cảm giác nếu tiếp xúc với gương thì sẽ bị những thế lực tâm linh bên trong ám ảnh.

Trong một số trường hợp, họ còn sợ làm vỡ gương sẽ mang lại điều không may hoặc nhìn vào gương sẽ làm cho họ bị cuốn vào thế giới siêu nhiên sau lớp kính.

22. Sợ búp bê (Pediophobia)

Hội chứng sợ búp bê (pediophobia) thường bắt nguồn từ nhận thức sai lệch về “tính có nhận thức” của vật dụng. Do đó, bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu với cả robot, manơcanh…

Sigmund Freud, bác sĩ thần kinh và tâm lý người Áo nổi tiếng, nhận định rối loạn này bắt nguồn từ tâm lý sợ hãi búp bê đột ngột “sống dậy”. Về sau, chuyên gia robot Masahiro Mori đã phát triển giả thuyết trên, cho rằng vật dụng càng giống người thì những khía cạnh “siêu nhiên” của chúng càng được thể hiện theo cách đáng sợ hơn.

(Sưu tầm từ nhiều nguồn)

Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Nguồn : https://tamlyhoctoipham.com/22-hoi-chung-so-hai-ky-la-lieu-ban-co-mac

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ