40 năm nghiên cứu của trường Stanford phát hiện thấy ai có một phẩm chất này thì nhiều khả năng thành công

0 283

Những năm 1960, giáo sư Walter Mischel của trường Đại học Stanford đã bắt đầu thực hiện một loạt các nghiên cứu tâm lí quan trọng.

Trong suốt quá trình nghiên cứu, Mischel và nhóm của mình đã tiến hành kiểm tra trên hơn một trăm trẻ em hầu hết từ 4 đến 5 tuổi, tìm hiểu xem điều gì dẫn đến thành công cả về sức khỏe, công việc và cuộc sống.

Thí nghiệm Kẹo Dẻo

Thí nghiệm này bắt đầu bằng cách dẫn mỗi đứa trẻ vào một căn phòng riêng, cho chúng ngồi trên ghế và đặt một viên kẹo dẻo trước mặt chúng.

Lúc này người nghiên cứu đưa ra một sự thỏa thuận với đứa trẻ đó: Họ nói với đứa trẻ rằng sẽ mình rời khỏi phòng và nếu đứa trẻ không ăn viên kẹo dẻo trên bàn khi anh ta không có mặt thì chúng sẽ được thưởng 2 viên kẹo. Tuy nhiên, nếu đứa trẻ ăn viên kẹo đầu tiên trước khi anh ta quay trở lại thì chúng sẽ không được nhận viên kẹo thứ hai.

Việc lựa chọn rất đơn giản: được 1 viên kẹo ngay bây giờ hay 2 viên kẹo sau đó. Người nghiên cứu rời khỏi phòng trong khoảng 15 phút.

Cảnh tượng những đứa trẻ chờ đợi trong phòng một mình khá thú vị. Một vài đứa đã nhảy khỏi ghế và ăn viên kẹo dẻo đầu tiên ngay khi người nghiên cứu vừa đóng cửa lại. Một số bé khác thì nhảy nhót, rời khỏi ghế để kiềm chế bản thân mình nhưng rồi cũng chỉ được vài phút. Cuối cùng, cũng có một vài đứa đã cố gắng chờ được đến cùng.

Được công khai năm 1972, nghiên cứu này được biết đến với tên gọi Thí nghiệm Kẹo Dẻo nhưng lại không phải là điều thú vị để nó trở nên nổi tiếng. Câu chuyện tiếp diễn vài năm sau đó.

Khả năng trì hoãn sự sung sướng

Vài năm sau khi những đứa trẻ đã lớn, nhóm nghiên cứu thực hiện tiếp thí nghiệm và theo dõi sự phát triển của mỗi đứa trẻ trong một vài lĩnh vực. Những gì họ tìm được thật đáng ngạc nhiên.

Đứa trẻ từng có thể trì hoãn sự sung sướng và chờ đợi để được viên kẹo dẻo thứ hai có điểm số SAT cao hơn, mức độ lạm dụng thuốc thấp hơn, mức độ béo phì thấp hơn, phản ứng tốt hơn với bệnh trầm cảm, kỹ năng xã hội cũng tốt hơn,…

Nhóm nghiên cứu này đã theo dõi mỗi đứa trẻ trong vòng hơn 40 năm và phát hiện: Nhóm người kiên nhẫn chờ viên kẹo dẻo thứ hai thành công trong bất cứ môn học nào mà chúng chú tâm. Nói cách khác, một loạt thí nghiệm này chứng tỏ khả năng trì hoãn sự sung sướng là yếu tố then chốt để thành công trong cuộc sống.

Nếu bạn nhìn xung quanh, sẽ thấy điều này xảy ra rất nhiều…

– Nếu bạn trì hoãn sự sung sướng khi xem TV để hoàn thành bài tập của mình thì bạn sẽ học được nhiều hơn và điểm số sẽ cao hơn.

– Nếu bạn trì hoãn sự sung sướng khi mua đồ tráng miệng và khoai tây trong cửa hàng thì bạn sẽ ăn những đồ lành mạnh hơn khi trở về nhà.

– Nếu bạn trì hoãn sự sung sướng hoàn thành bài tập thể lực của mình sớm và nâng tạ vài lần thì bạn sẽ khỏe mạnh hơn…

Thành công thường là do lựa chọn làm theo nguyên tắc hơn là do sự mất tập trung. Đó chính xác là sự sung sướng bị trì hoãn.

Vậy trẻ em bẩm sinh đã biết tự kiềm chế hơn nhờ đó mà có số mệnh thành công? Hay chúng phải học để phát triển đức tính quan trọng này?

Điều gì quyết định khả năng trì hoãn sự sung sướng của bạn?

Những nhà nghiên cứu ở Đại học Rochester quyết định tiến hành lại thí nghiệm kẹo dẻo với một sự thay đổi quan trọng. Trước khi đưa cho đứa trẻ viên kẹo dẻo, người nghiên cứu chia chúng thành 2 nhóm.

Nhóm đầu tiên được cho một loạt những trải nghiệm không đáng tin.

Người nghiên cứu đưa cho đứa trẻ một hộp bút chì màu nhỏ và hứa sẽ mang tới hộp lớn hơn nhưng không hề có chuyện đó. Sau đó anh ta lại đưa cho đứa trẻ một tờ giấy nhỏ và hứa sẽ mang đến những tờ giấy với nhiều sự lựa chọn tốt hơn nhưng rồi cũng chẳng có.

Nhóm thứ hai thì có những trải nghiệm đáng tin cậy.

Bọn trẻ được hứa cho một hộp bút chì màu đẹp hơn và được sở hữu chúng. Chúng được kể về những tờ giấy khác và cũng được nhận những tờ giấy đó.

Tất nhiên là, với những trải nghiệm trên, đứa trẻ trong nhóm có trải nghiệm không đáng tin chẳng có lí do gì để tin người nghiên cứu sẽ mang đến viên kẹo dẻo thứ 2 cho chúng cả. Bởi vậy chúng không chờ và ăn ngay viên kẹo thứ nhất.

Trong khi đó, trẻ ở nhóm thứ hai được luyện tập để nhận thấy sự sung sướng bị trì hoãn thật tích cực. Mỗi lần người nghiên cứu hứa và thực hiện nó, não bộ của đứa trẻ sẽ ghi nhận lại hai điều: 1) Chờ đợi cho sự thỏa mãn là vô cùng xứng đáng và 2) Tôi có khả năng để chờ. Vì vậy, nhóm thứ hai chờ được thời gian gấp 4 lần nhóm thứ nhất.

Nói cách khác, khả năng trì hoãn sự sung sướng và khả năng tự kiềm chế không phải là đặc điểm tiên quyết, thay vào đó, chúng bị ảnh hưởng bởi những trải nghiệm và môi trường xung quanh. Thực tế, những ảnh hưởng từ môi trường hầu hết có thể xảy ra tức thời. Chỉ một vài phút của trải nghiệm đáng tin và không đáng tin đã đủ để đẩy hành động của mỗi đứa trẻ đi theo những hướng khác nhau.

Cách để trì hoãn sự sung sướng tốt hơn

Trước khi đi quá xa, hãy làm sáng tỏ một điều: vì một lí do này hay lí do khác thì Thí nghiệm Kẹo Dẻo đã trở nên phổ biến. Bạn sẽ tìm thấy chúng được đề cập trên rất nhiều phương tiện truyền thông. Nhưng những nghiên cứu này chỉ là một phần của dữ liệu, một phần hiểu biết để làm nên câu chuyện thành công. Cách ứng xử của con người hay trong cuộc sống phức tạp hơn như thế rất nhiều. Vậy hãy đừng đòi hỏi một sự lựa chọn của đứa trẻ 4 tuổi sẽ quyết định hết phần đời còn lại của người khác.

Tuy nhiên, những nghiên cứu trên làm rõ một điều: Nếu bạn muốn thành công, ở một vài thời điểm bạn sẽ cần có kỷ luật và hành động thay vì mất tập trung và làm những việc dễ dàng hơn. Thành công trong hầu hết các lĩnh vực đòi hỏi bạn phải thờ ơ với những việc dễ dàng đó (trì hoãn sự sung sướng) để làm những công việc khó khăn hơn.

Nếu bạn không thấy mình làm tốt việc trì hoãn sự sung sướng thì bạn hoàn toàn có thể luyện tập để trở nên khá hơn. Chúng ta có thể rèn luyện khả năng để trì hoãn sự sung sướng giống như chúng ta có thể luyện tập cơ trong phòng tập gym. Bạn có thể làm theo cách tương tự như nghiên cứu: Hứa một điều gì đó nhỏ bé rồi thực hiện lời hứa đó. Lặp đi lặp lại đến khi não của bạn phải thốt lên rằng:

  1. Đúng vậy, nó thật xứng đáng để chờ đợi.
  2. Tôi có khả năng làm điều đó mà.

Sau đây là 4 cách đơn giản để thực hiện chính xác khả năng đó

  1. Bắt đầu với những điều vô cùng nhỏ. Tạo một thói quen mới dễ thực hiện.
  2. Cải thiện một điều gì đó theo từng phần trăm một. Lặp lại chúng vào ngày mai.
  3. Sử dụng “Chiến lược Seinfeld” để gìn giữ tính kiên định.
  4. Tìm một phương pháp để bắt đầu mọi thứ trong vòng 2 phút.

 

Mai Lâm dịch

Nguồn: https://jamesclear.com/delayed-gratification

Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Nguồn : https://tamlyhoctoipham.com/40-nam-nghien-cuu-cua-truong-stanford-phat-hien-thay-ai-co-mot-pham-chat-nay-thi-nhieu-kha-nang-thanh-cong

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ