Chuyên gia nhượng quyền Nguyễn Phi Vân: Làm việc ở công ty nhỏ hay tập đoàn lớn không quan trọng, quan trọng sếp của bạn là ai!

0

“Đam mê không viển vông, không cầu vồng. Đam mê rất hiện thực, rất đời, rất tự nhiên mà thế giới này sẵn sàng trả tiền cho bạn để bạn thực hiện nó” – bà Nguyễn Phi Vân – thành viên sáng lập và phát triển Công ty World Franchise Associates khu vực Đông nam Á, đồng thời cũng là Chủ tịch Công ty Retail & Franchise Asia, Cố vấn về nhượng quyền thương hiệu cho Chính phủ Malaysia, mở đầu câu chuyện với chúng tôi một cách đầy cảm hứng như thế!

Theo chị, người trẻ có bị mất việc làm khi trí tuệ nhân tạo phát triển không?

Chắc chắn sẽ bị mất việc nếu các bạn không lưu ý những việc sau đây:

Thứ nhất, trí tuệ nhân tạo có khả năng rất siêu việt, nó có thể thay thế các công việc lặp đi lặp lại dù ở bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào. Nếu các bạn không reskill – tái huấn luyện bản thân và upskill – nâng cao chất lượng bản thân thì không thể nào hội nhập vào nền kinh tế tương lai được.

Các nền kinh tế thế giới có nói, chỉ vài năm tới đây thôi chúng ta sẽ có khoảng 75 triệu công việc bị mất, và 133 triệu công việc mới được sinh ra. Các công việc mới sinh ra đòi hỏi chúng ta phải có kỹ năng mới, kiến thức mới trong khi công việc cũ mất đi rất có thể là công việc hiện tại các bạn đang làm.

Không học hỏi, không chuẩn bị phát triển bản thân thì chắc chắn thời gian tới các bạn sẽ bị đào thải, bị mất việc!

Nói vậy, dường như AI sẽ thống trị thế giới?

AI có thống trị thế giới hay không hoàn toàn do con người chúng ta quyết định. Vì AI cũng do con người chúng ta tạo ra.

Nếu con người biết cách định vị, phát triển bản thân, biết cách sử dụng, ứng dụng công nghệ để thống trị thế giới này thì chắc chắn AI không phải vấn đề.

Theo chị, hiểu về AI là lựa chọn hay bắt buộc đối với con người hiện đại?

AI hay công nghệ là thứ mà con người, đặc biệt là các bạn trẻ cần phải hiểu và biết rõ tác dụng – tác hại của nó đối với đời sống.

Trong hành trình tất cả tiến về phía trước, đặc biệt công nghệ và AI đang ngày càng trở nên siêu việt hơn, nếu các bạn không chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết, có nghĩa chắc chắn các bạn sẽ bị bỏ lại phía sau.

 

Làm thế nào để chúng ta theo kịp tốc độ phát triển của AI trong khi 99% đang bị bỏ lại phía sau, thưa chị?

Loài người của mình kỳ lắm. Loài người ưa sự lười biếng, không muốn làm gì nhưng thích được thống trị, thích được làm bá chủ. Cái chúng ta làm được là thay đổi tư duy, cách tiếp cận và nâng cao năng lực của bản thân. Tự hài lòng, tự cho phép bản thân không làm gì cả thì chắc chắc chúng ta sẽ bị bỏ lại phía sau cuộc hành trình. Toàn bộ công nghệ, trí tuệ nhân tạo đang được phát triển tốt hơn để trở nên siêu việt. Bạn nghĩ đi, bạn muốn AI trở thành loài siêu việt, hay bạn muốn con người trở thành loài siêu việt? Điều đó hoàn toàn là lựa chọn của con người chúng ta.

Thế nên, thay vì giữ mình ở cái lối mòn tư duy và làm việc cố hữu, chúng ta sẽ linh động hơn, tìm cách nâng cấp bản thân mỗi ngày để giảm thiểu rủi ro mỗi khi thay đổi bởi những tác động không mong muốn. Trên chuyến hành trình sự nghiệp, lắm khi muốn bứt phá thành công, tìm kiếm cơ hội mới chúng ta phải học cách chủ động “lột xác”.

 

 

 

 

Người trẻ hay hô hào “sống với đam mê” nhưng thường loay hoay với nó. Theo chị, thế nào là đam mê?

Đam mê – tôi thấy mọi người đang nói về nó với một màu “rất hồng”, rất cầu vồng. Đam mê không viển vông như vậy đâu các bạn! Đam mê  rất hiện thực. Nói tới đam mê, bạn phải hiểu 4 điều:

Thứ nhất, bạn phải biết rõ “Tôi thích cái gì?”. Thứ hai, “Tôi có giỏi nó hay không?”. Nếu bạn không giỏi thì không gọi đó là đam mê được. Thứ ba, “Thế giới có cần cái đam mê của bạn hay không? Nó có tác động, tạo được ảnh hưởng gì cho xã hội và cộng đồng hay không?”. Và cuối cùng, “Người ta có trả tiền cho cái đam mê ấy của bạn hay không?”.

Tất cả 4 yếu tố này cộng lại với nhau mới gọi là đam mê thật sự.

Đam mê ấy không kiếm được tiền thì sao? Không có tiền làm sao nuôi dưỡng được đam mê, thưa chị?

Đam mê mà không kiếm ra tiền thì không gọi là đam mê. Đam mê là thứ phải mang lại tác động xã hội. Tác động xã hội có nghĩa là cái xã hội cần, xã hội sẵn sàng trả tiền, thậm chí trả tiền rất cao để bạn hiện thực hoá đam mê đó. Cho nên đừng bao giờ ngồi xem phim Hàn Quốc và mơ mộng về những thứ quá viển vông, không ai muốn làm, không ai cần bạn làm. Nó sẽ chỉ là một thế giới riêng của bạn, mình bạn mộng tưởng, và tự khoác cho tấm áo mang tên “đam mê”.

Nhớ nhé, đam mê là một thứ rất hiện thực, rất đời, rất tự nhiên mà thế giới này sẵn sàng trả tiền cho bạn để bạn thực hiện.

Người trẻ cần làm gì để nuôi dưỡng đam mê?

Nuôi dưỡng đam mê không giống như nuôi con chim, con cá, mình ngồi đó ngắm nghía, vuốt ve nó hàng ngày.

Đã mất công phấn đấu, mất công mơ lớn thì hãy đặt mục tiêu trở thành người giỏi nhất chứ đừng giỏi nhì, giỏi ba. Đầu tiên hãy phát triển chuyên môn, khả năng, kỹ năng thật thành thục, sau đó, làm thật tốt những việc thật nhỏ. Đừng quên, đam mê dù lớn hay nhỏ đều bắt nguồn từ những việc nhỏ nhặt, thậm chí bị coi là tủn mủn trong cuộc đời. Những người có đam mê là những người luôn luôn tập trung làm tốt nhất những việc nhỏ nhất đang có ngay trên bàn làm việc của mình.

 

Người trẻ hiện nay mắc phải những sai lầm gì gây cản trở sự nghiệp của họ?

Thiếu tập trung hoặc không biết mình muốn gì, không biết mình thích gì, hoặc thích quá nhiều thứ và không biết phải bắt đầu từ đâu.

Tập trung, đối với tôi là điều kiện tiên quyết giúp bạn làm việc một cách tốt nhất, xuất sắc nhất.

Thứ hai, các bạn được học rất nhiều, rất cao, có nhiều kiến thức khác nhau, tuy nhiên lại thiếu sự chuyên nghiệp. Sự chuyên nghiệp mang tới cho chúng ta sự uy tín trong công việc. Khi đã hứa với ai điều gì, cam kết điều gì, bạn dốc sức làm việc đó không dừng ở mức tôt, mà còn làm xuất sắc hơn trông đợi của người ta – đó mới là chuyên nghiệp. Khi bạn xây dựng được sự chuyên nghiệp, xây dựng được uy tín có nghĩa bạn đã xây dựng thành công “thương hiệu cá nhân”, cũng là lúc vũ trụ và tất cả mọi người xung quanh xuất hiện, giúp bạn thực hiện được đam mê hằng theo đuổi.

Trên đời này không ai sống một mình, nếu bạn không có uy tín thì tất nhiên không ai có nhu cầu cần bày tỏ sự uy tín với bạn, không ai có nhu cầu cộng tác cùng bạn. Thử hỏi, đơn thương độc mã, liệu rằng bạn sẽ làm được gì trong cuộc đời này?

Người trẻ thiếu kỹ năng sống, kỹ năng làm việc. Chị nghĩ sao về điều này?

Các bạn không chỉ thiếu mà còn lười biếng. Các bạn biết mình thiếu nhưng các bạn không làm gì luôn. Có rất nhiều bạn hỏi Phi Vân “Em biết cần phải làm như vậy nhưng em không có động lực để làm việc đó”. Các bạn nghĩ đi, động lực đến từ đâu? Động lực đến từ mục đích, mục tiêu mình đặt ra cho bản thân. Sinh ra trên đời, sống mà không biết sinh ra để làm gì, đến cuối cùng trước khi chết đi, tự vấn mình chẳng để lại gì cho cuộc đời này…, khác nào sống hoài, sống phí.

Cho nên tất cả mọi thứ bạn nghĩ đến, lên kế hoạch, hay được gọi là đam mê đều phải xoay quanh một cái trục – là Mục đích của cuộc sống. Chính bạn phải tìm ra mục đích sống ấy là gì. Khi đã tìm được, bạn nên xây dựng một hệ sinh thái về những việc mình muốn thực hiện xung quanh mục đích sống đó. Đương nhiên, trong hệ sinh thái đó, tất cả sẽ hỗ trợ, liên kết với nhau nhau, có người, có vũ trụ, có năng lượng, có kiến thức, có bản thân… tất cả vây quanh đó để giúp bạn phát triển nhiều nhất và tốt nhất theo những gì bạn mong muốn.

 

 

 

 

 

 

 

Chị nghĩ sao về việc các bạn trẻ sớm chọn con đường startup hay làm freelance vì muốn “né” môi trường công sở?

Quan điểm của Phi Vân là: Ai thích làm gì trên đời này thì hãy làm điều đó một cách tốt nhất. Cho nên, startup cũng được, đi làm thuê cũng được, làm freelance cũng được… cái gì bạn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc nhất thì bạn làm thôi.

Tuy nhiên, khi bạn làm bất cứ thứ gì, điều kiện tiên quyết để thành công là bạn cần phải có kiến thức và kỹ năng. Kiến thức và kỹ năng nếu chỉ học trong trường đại học hoặc học ở Việt Nam thôi thì hơi thiếu nên với những ai cảm thấy mình chưa đủ thì nên đi làm thuê cho những tập đoàn, công ty chuyên nghiệp để học hỏi, trau dồi. Học hỏi và trở thành người chuyên nghiệp thì chọn con đường startup, bạn sẽ đạt tỷ lệ thành công cao hơn.

Nếu startup ngay khi mới ra trường cũng được, nhưng bạn sẽ không có đủ nguồn lực để phát triển tốt nhất. Vậy thì bạn phải tìm những nhà sáng lập, những co-founder, những người có kinh nghiệm, trải nghiệm, kiến thức… để đồng hành, giúp bạn đi xa hơn.

Trước khi chọn con đường freelance, bạn cũng nên bắt đầu từ một tổ chức, một công ty nào đó, học cách làm việc chuyên nghiệp, học cách quản trị bản thân mình tốt nhất trước khi bạn bước ra làm một người tự do.

Theo chị, các bạn mới ra trường nên làm công ty nhỏ hay tập đoàn lớn để thu nạp được nhiều nhất kinh nghiệm và kỹ năng?

Thật ra làm tập đoàn lớn hay công ty nhỏ không quan trọng. Quan trọng người sếp của bạn là ai. Khi bạn mới ra đời, người sếp đầu tiên có vị trí, ý nghĩa rất quan trọng. Đó sẽ là mentor, là người thầy, người dẫn dắt mình cả cuộc đời. Tìm thầy mới quan trọng chứ tìm công ty không quan trọng.

Trong môi trường công sở, làm sao để được sếp quý trọng và tín nhiệm?

Trong cuộc đời làm quản trị, những người tôi quý trọng và tín nhiệm nhất là những người luôn mang tâm lý: “Không phải tôi đi làm thuê, mà tôi đang làm chủ”. Bởi vì khi bạn mang tinh thần làm chủ thì không có mô tả công việc là gì, làm ngày nào – nghỉ ngày nào, làm như thế nào là vừa đủ…, trái lại luôn nghĩ ra những thứ tốt nhất, hay ho nhất, sáng tạo không ngừng, đặc biệt không chỉ làm việc ở mức tốt, mà luôn đạt mức xuất sắc, vượt xa sự trông đợi của người khác. Đó cũng là người luôn được cất nhắc, được đầu tư, được nhắm đến trở thành cộng sự của tôi trong các dự án mới.

Thái độ làm chủ ấy khiến những người cộng sự làm cùng bạn mong muốn biến bạn thành người làm chủ. Nếu làm được việc đó, con đường làm thuê của bạn sẽ ngắn lại, con đường làm chủ trở nên rộng rãi, thênh thang hơn.

Dễ được thăng tiến trong sự nghiệp, IQ hay EQ quan trọng hơn?

Chúng ta cần tư duy phản biện, nhưng chúng ta cũng cần tình cảm, cách quản trị quan hệ của bản thân với mọi người xung quanh mình. Thế nên, IQ hay EQ đều quan trọng cả.

Mọi người coi trọng và nói nhiều tới IQ, song trên thực tế, gần đây các nghiên cứu cho biết 80% những người thành công trên thế giới đều là những người có chỉ số EQ cao.

EQ là việc bạn hiểu mình, hiểu người, bạn quản trị được quan hệ của bản thân đối với người khác; bạn quản trị được các tình huống của mình với cộng đồng xung quanh. Làm được điều này, lập tức bạn sẽ được mọi người ủng hộ, cộng tác, hỗ trợ. Chính network của những người hỗ trợ bạn, việc bạn quản trị bản thân, quản trị người khác khôn khéo như vậy… giúp bạn hoàn thành dự án của bản thân trên cả mong đợi.

Làm việc khôn ngoan là làm ít, làm đủ nhưng hiệu quả lớn. Điều này có đúng không?

Trước tôi làm ở tập đoàn lớn, sếp thường hay nói giao cho Phi Vân việc gì đó, Phi Vân chỉ làm hết ¼ thời gian so với người khác. Tôi là người luôn luôn biết quý trọng thời gian của bản thân nên tôi quản trị thời gian, quản trị bản thân rất chặt chẽ. Tôi nghĩ chúng ta đều có thời gian như nhau, nhưng biết cách quản lý tốt, thì mình làm được nhiều hơn, tầm ảnh hưởng lớn hơn và dễ đạt thành công hơn. Điều ấy không có nghĩa tôi ép mọi người phải làm như thế. Việc tổ chức thời gian và công việc tuỳ thuộc vào năng lực và lựa chọn của bạn. Nhưng, hãy cố gắng làm việc một cách thoải mái, để có nhiều thời gian đi chơi, sống vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc, cũng có nghĩa bạn làm được nhiều thứ cho bản thân, gia đình, xã hội và cộng đồng.

Cuối cùng vẫn trở về với câu hỏi, chúng ta sinh ra để làm gì? Câu trả lời chỉ có 1: Để sống hạnh phúc! Và làm gì giúp bản thân chúng ta sống hạnh phúc, thì chúng ta làm thôi.

Một bộ phận bạn trẻ lười lao động, thích hưởng thụ nên gần đây xuất hiện mối quan hệ kiểu sugar daddy – sugar baby. Chị nghĩ gì về hiện thực này?

Đã sống, phải sống sao cho đã đời. Phải sống thật vui vẻ. Đi chơi: chơi thật nhiều. Đi làm: làm cho thật giỏi. Tham gia giúp xã hội và cộng đồng: phải thật xuất sắc. Những gì mình mong muốn: phải làm cho được.

Bạn thử hình dung nhé, chúng ta sinh ra, có thể sống tới năm 70 tuổi, trước khi từ giã cõi đời, nhìn lại những năm tháng hiện diện trên trái đất này, thấy bản thân đã tận lực, tận hưởng, tận hiến, không còn gì phải tiếc nuối hay oán than. Chúng ta nhìn về những “di sản”, những đóng góp để lại cho cuộc đời, cảm thấy có ý nghĩa, có giá trị. Đó chính là cuộc đời trọn vẹn.

Nếu chúng ta sinh ra chỉ để làm biếng, để sống cuộc đời nhạt nhẽo, không cống hiến được gì, không tác động được ai, không để lại di sản gì cho thế giới… thì phí quá. Trước khi nhắm mắt, đau đáu câu hỏi “Ta sinh ra để làm chi? Ta đã sống cuộc đời hạnh phúc không?”, thử hỏi nhắm mắt sao đặng?

Thế nào là sống cho Đã Đời, thưa chị?

Nguyễn Phi Vân là chuyên gia mảng kinh tế, tài chính. Phi Vân còn vẽ tranh, chơi đàn, đi du lịch, viết sách… Bạn hình dung ra một Phi Vân đa diện, màu sắc và sống rất Đã Đời.

Đã Đời – là tất cả những gì bạn mong muốn và thích thú, bạn đều cố gắng thực hiện một cách xuất sắc nhất, trọn vẹn nhất, hứng khởi nhất, say mê nhất: Làm đã đời, chơi đã đời, cống hiến đã đời, vui vẻ đã đời, hạnh phúc đã đời.

Chỉ sống thoả mãn cho bản thân, không mang nhiều giá trị cống hiến cho xã hội, cộng đồng – Lối sống ấy có bị coi là ích kỷ không, thưa chị?

Mỗi người sinh ra có sứ mệnh riêng. Có người sinh ra chỉ để giúp cho một người bạn, cho gia đình, con cái mình… nhưng cũng có người sinh ra sứ mệnh của họ là giúp đỡ cộng đồng, xã hội, thế giới. Vậy thì sứ mệnh của chúng ta là gì thì hãy sống tốt nhất, trọn vẹn nhất với sứ mệnh ấy. Bạn chỉ cần sống thật tốt, tử tế, đàng hoàng, không làm hại ai, nếu có thể hãy giúp đỡ một người ở ngay bên cạnh mình thì đã là sống có ý nghĩa rồi. Bạn không cần ép bản thân phải giúp đỡ thật nhiều người trong khi không có khả năng làm điều đó.

Mình sống sao để có được bình an và mang lại bình an cho những người xung quanh, là đủ.

Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện này!

Thegioibantin.com | VinaAspire News

Nguồn: CaFebiz

Bài viết: Trang Đỗ
Thiết kế: CHAMA
Video: Kingpro

 

 

 

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ