Đằng sau sở thích thu nạp vợ kẻ thù bại trận, Tào Tháo còn có dụng ý thâm sâu gì?

0

Cuộc đời của Tào Tháo có rất nhiều vợ và thê thiếp. Thế nhưng có đến tận 12 người là vợ của kẻ thù. Sẽ có rất nhiều người thấy lạ và nghĩ rằng Tào lăng nhăng. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa thực sự khiến Tào ham muốn vợ của kẻ thù còn có ý nghĩa quan trọng trong việc.

Vậy dụng ý của Tào Tháo khi thu nạp vợ của kẻ thù là gì?

Tào Tháo sinh vào khoảng năm 155, có tên tự là Mạnh Đức và tên hồi nhỏ hay gọi là Cát Lợi. Ông được sinh ra trong một gia tộc giàu có ở huyện Tiêu, nước Bái (ngày nay thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc). 

Tào Tháo là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đặt nền móng cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung Hoa, lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc. Là người có công lớn trong việc dẹp loạn khăn vàng và Đổng Trác.

Tào Tháo từng có câu nói nổi tiếng rằng: “Mỹ Nhân trong thiên hạ đều tầm thường với ta, duy nhất chỉ có vợ của kẻ thù làm ta thích thú”. Khi hạ được một thành trì nào đó, Tào Tháo đều tiện tay chiếm luôn vợ hoặc con gái của các tướng bại trận. 

Hành trình chinh chiến Nam Bắc cũng là quá trình ông cưới thê, nạp thiếp, bổ sung rất nhiều mỹ nữ vào hậu cung. Điều này, khiến người đời ấn tượng về Tào Tháo là một kẻ “gian hùng” háo sắc, tàn bạo.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến sử học lại cho rằng, nguyên nhân sâu xa thực sự khiến Tào ham muốn vợ của kẻ thù còn có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố thế lực ở những nơi mình đánh chiếm.

Theo Thường Chí Cường trong “Tào Tháo toàn truyện”, các nhà Sử học Trung Quốc cho rằng, trong lịch sử có không ít những cuộc “hôn nhân chính trị” mà đằng sau cuộc hôn nhân là những thỏa thuận chính trị trần trụi và Tào Tháo đã vận dụng điều này một cách xuất sắc.

Theo tài liệu lịch sử, vợ hoặc thê thiếp của các tướng bại trận dưới tay Tào Tháo cũng không hẳn hoàn toàn đều là người có nhan sắc, nhưng đa số họ đều xuất thân từ gia tộc có thế lực.

Chính vì vậy, việc sủng ái và tiếp nạp những người phụ nữ này làm vợ, Tào Tháo không chỉ tránh được sự nổi dậy của thuộc hạ kẻ thù, mà còn nhận được ủng hộ của thế lực hùng mạnh đứng sau những người phụ nữ này.

Điều này có thể thấy việc Tào chuyên đi cướp vợ thiên hạ không chỉ là một sở thích vô bổ của vị quân chủ này mà thực chất đều mang hàm ý và mục đích hết sức sâu xa.

Đây cũng chính là một trong những lý do khiến cho Viên Thiệu – một trong những chư hầu có số binh hùng tướng mạnh nhất Tam Quốc lại bại trận dưới tay Tào. Nhiều tướng lĩnh của Viên Thiệu đã bí mật giao thiệp với người của Tào Tháo, nên Tào Tháo nắm được bí mật quân sự của Viên Thiệu.

Mặc dù người đời thường chế nhạo Tào Tháo là kẻ háo sắc, thích vợ của kẻ thù nhưng có lẽ ông ta hiểu rõ hơn ai hết bản thân đã đạt được điều gì quan trọng hơn cả nhan sắc. 

Vừa có được mỹ nhân lại vừa không phải lo sợ bị chiếm quyền, đây chính là một lý do khôn ngoan khiến Tào Tháo thích đi cướp vợ thiên hạ hơn là cưới những tiểu thư khuê các.

Nổi tiếng nhất trong những thiên tình sử của Tào Tháo đó chính là khi tấn công Uyển Thành, tướng trấn thủ Trương Tú vì không chống đỡ được nên đã đầu hàng. Cũng trong lần đó, Tào phát hiện ra trong doanh trại của Trương Tú có một mỹ nữ vô cùng xinh đẹp nên đã đưa nàng về lều của mình “mây mưa” cả đêm. Không ngờ người đẹp đó chính là thím của Trương Tú.

Nỗi sỉ nhục này đã khiến Trương Tú nổi giận dẫn binh đánh úp, không kịp trở tay, Tào Tháo trúng thương suýt mất mạng, trưởng nam Tào Ngang, đích tôn Tào An Dân, ái tướng Điển Vi vì bảo vệ Tào Tháo mà mất mạng.

Chỉ vì một đêm phong tình mà Tào Tháo đã phải đánh đổi quá lớn, thực lực bị tổn thất nặng nề, danh tiếng bị ảnh hưởng, người vợ tào khang từ giã vì hận thù quyết không tha thứ. Ảnh minh họa chân dung người vợ tào khang của Tào Tháo Đinh phu nhân.

“Giang sơn dễ đổi, bản tính khó rời”, vết nhơ đó cũng không khiến Tào Tháo cảm thấy hổ thẹn và kiềm chế dục vọng của mình. Có lần Tào Tháo và Lưu Bị liên minh đánh Lã Bố đoạt Hạ Phi, Quan Vân Trường từng thích vợ của Tần Nghi Lộc thuộc hạ của Lã Bố, không ngờ khi công phá thành nhìn thấy mỹ nhân Tào lại không kiềm chế được dục vọng nên đã hớt tay trên của Quan Vũ khiến Quan Vũ nổi giận trở thành người đối đầu không đội trời chung với Tào.

Thậm chí, từng si mê Chân Thị con dâu của bại tướng Viên Thiệu, nhưng cuối cùng chậm chân Tào Tháo đành ngậm ngùi uất hận nhìn người đẹp trong mộng đã bị con trai Tào Phi cướp mất.

Có lẽ điều hối tiếc lớn của Tào Tháo đó là không làm thế nào để có thể sở hữu được hai đóa hoa đầy hương sắc Đại Kiều, Tiểu Kiều. Cũng vì muốn bắt hai nàng Kiều mà Tào tướng quân đã chịu thất bại cay đắng trong trận chiến Xích Bích nổi tiếng lịch sử.

Trong trận chiến Xích Bích, ngoài việc phận định rạch ròi thiên hạ với nhà Thục, Ngô, Tào Tháo còn muốn giành được “Giang Đông Nhị Kiều” nổi tiếng thiên hạ. Giá như hôm đó không nhờ trời giúp sức có trận gió Đông, Chu Du đã không thắng thế, thì có lẽ nữ tù binh xinh đẹp tài năng Nhị Kiều – vợ Chu Du sớm đã trở thành người của Tào Tháo.

Thích bỡn cợt, tán tỉnh, đùa giỡn những mỹ nhân của những kẻ bại trận dưới tay mình cũng chính là một minh chứng đầy sức thuyết phục về sự hoang dâm vô sỉ của một kẻ ngang ngược đầy dã tâm như Tào Tháo.

Tổng hợp



Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Nguồn : https://baihoc.com.vn/chan-dung-cuoc-song/dang-sau-so-thich-thu-nap-vo-ke-thu-bai-tran-tao-thao-con-co-dung-y-tham-sau-gi.html

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ