Giải thích về lòng tham theo tâm lý học

0

Tham lam không đến từ việc mong muốn những điều tốt đẹp mà đến từ sự ích kỷ cá nhân của bản thân và thường gây tổn hại cho người khác hoặc xã hội.

Lòng tham (Greed) là khao khát vượt quá quy chuẩn, trái với khuôn khổ hoặc những gì xứng đáng được nhận. Tham lam không đến từ việc mong muốn những điều tốt đẹp mà đến từ sự ích kỷ cá nhân của bản thân và thường gây tổn hại cho người khác hoặc xã hội. Lòng tham có thể thể hiện với bất cứ thứ gì nhưng phổ biến nhất là thức ăn, tiền bạc, tài sản, quyền lực, danh vọng, địa vị, sự chú ý, sự ngưỡng mộ và nhu cầu tình dục. Vậy lòng tham xuất phát từ đâu và ảnh hưởng thế nào đến cá nhân và xã hội? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

NGUỒN GỐC CỦA LÒNG THAM

Lòng tham thường nảy sinh từ những trải nghiệm tiêu cực ban đầu như sự vắng mặt của cha mẹ, sự mâu thuẫn hoặc bị bỏ mặc. Trong cuộc sống sau này, cảm giác lo âu và dễ bị tổn thương, kết hợp với lòng tự trọng thấp khiến một người bị ám ảnh bởi một sự thay thế (có thể là tiền bạc, địa vị, quyền lực) để thay cho tình yêu và sự an toàn mà họ vô cùng thiếu thốn. Việc theo đuổi sự thay thế này (chính là tiền thân của lòng tham) khiến họ phân tâm khỏi những cảm giác tiêu cực và sự tích tụ của nó cũng mang lại sự thoải mái và trấn an cần thiết.

Vì sao tham lam phát triển ở con người nhiều hơn so với các loài động vật khác? Điều này một phần là do con người có khả năng phóng chiếu bản thân trong tương lai xa hơn, đến thời điểm họ chết đi và thậm chí là xa hơn nữa. Viễn cảnh về cái chết làm nảy sinh những lo âu về mục đích, giá trị và ý nghĩa bản thân. Khi cảm thấy lo lắng hay bị đe dọa, họ thường dựa vào các giá trị văn hóa để cảm thấy được an ủi và thoải mái. Có những nền văn hóa rất coi trọng chủ nghĩa duy vật hay nói một cách khác là lòng tham. Lòng tham được nhấn mạnh đến mức khiến con người không còn thấy sự hài lòng và sau khi đạt được một mục tiêu, họ tiếp tục bắt tay ngay vào mục tiêu mới. Ngày nay, đối tượng của ham muốn không còn là sự thỏa mãn nữa mà là chính sự ham muốn.

Một lý thuyết khác về lòng tham cho rằng nó được lập trình trong gen của chúng ta bởi vì trong quá trình tiến hóa, nó có xu hướng thúc đẩy sự tồn tại và sinh sản. Nếu không có một số dạng thức của lòng tham, các cá nhân và cộng đồng có nhiều khả năng cạn kiệt nguồn lực, thiếu phương tiện và động lực để đổi mới và đạt được thứ họ muốn, khiến họ dễ bị tổn thương hơn trước sự mơ hồ của số phận và sự sắp đặt của kẻ thù.

LÒNG THAM CÓ HOÀN TOÀN XẤU

Mặc dù nghe có vẻ đầy mù quáng và đầy tham vọng, lòng tham lại dẫn đến những kết quả kinh tế và xã hội vượt trội. Lòng tham là một động lực nguyên thủy và phù hợp một cách lý tưởng với sự phát triển công nghiệp hóa và tiêu dùng hàng loạt (mass – consumption) của chúng ta. Chúng mang lại của cải vật chất và tăng trưởng kinh tế. Dù muốn hay không, xã hội của chúng ta cũng đang được thúc đẩy bởi lòng tham và nếu không có nó, xã hội sẽ trở nên nghèo đói và hỗn loạn. Không chỉ trong xã hội hiện nay, lòng tham cũng chạy ngầm trong tất cả các mô hình xã hội cổ đại và cận đại thành công. Nhà kinh tế học Milton Friedman lập luận rằng vấn đề của tổ chức xã hội không phải là tiêu diệt lòng tham, mà là thiết lập một sự sắp xếp để lòng tham ít gây hại nhất.

LÒNG THAM VÀ NHỮNG HẠN CHẾ

Lòng tham là một con dao hai lưỡi. Những người bị lòng tham bào mòn trở nên hoàn toàn tập trung vào đối tượng kích thích sự tham lam của họ. Cuộc sống của họ chỉ còn ít hơn một nhiệm vụ là tích lũy bất cứ điều gì họ thèm muốn và khao khát càng nhiều càng tốt. Mặc dù họ đã đáp ứng được mọi nhu cầu hợp lý của mình, thậm chí là hơn thế nhưng họ hoàn toàn không thể chuyển hướng động lực và ham muốn của mình sang những thứ khác và những điều cao hơn. Sau một thời gian khi lòng tham trở nên đáng xấu hổ, những người cảm thấy xấu hổ vì lòng tham của mình có thể giấu nó sau một nhân cách được trau chuốt cẩn thận. Lòng tham cũng dẫn đến những hành động như lừa dối, đố kỵ và thù hằn cùng các hành vi tiêu cực như cờ bạc, đầu cơ, gian xảo và trộm cắp.

Lòng tham cũng có liên quan đến các trạng thái tâm lý tiêu cực như căng thẳng, kiệt sức, lo lắng, trầm cảm và tuyệt vọng. Bỏ qua lý trí, sự trắc ẩn và tình yêu, lòng tham đã nới lỏng mối quan hệ gia đình và cộng đồng, đồng thời làm xói mòn các mối quan hệ và giá trị mà xã hội được xây dựng.

Lòng tham có thể thúc đẩy nền kinh tế, nhưng lịch sử gần đây đã cho thấy rõ ràng rằng lòng tham không được kiểm soát cũng có thể dẫn đến một cuộc suy thoái kinh tế sâu sắc và kéo dài. Hơn nữa, quá trình hiện đại hóa của chúng ta đã và đang tiếp tục gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường như nạn phá rừng, sa mạc hóa, axit hóa đại dương, tuyệt chủng các loài sinh vật và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Có một câu hỏi đặt ra là liệu lòng tham như vậy có thể bền vững trong ngắn hạn hay không chứ chưa nói đến dài hạn.

LÒNG THAM & THÁP NHU CẦU CỦA MASLOW

Nhà tâm lý học Abraham Maslow đề xuất rằng con người khỏe mạnh có một số nhu cầu nhất định và những nhu cầu này có thể được sắp xếp theo 5 cấp độ với một số nhu cầu (chẳng hạn như nhu cầu sinh lý và an toàn) là nguyên thủy hoặc cơ bản hơn những nhu cầu khác (chẳng hạn như xã hội và nhu cầu bản ngã). Maslow gọi 4 cấp độ dưới cùng của tháp là nhu cầu thiếu hụt (deficiency needs) bởi con người sẽ không cảm thấy gì nếu chúng được đáp ứng đầy đủ. Những nhu cầu vật chất như ăn uống, ngủ nghỉ cùng nhu cầu an ninh, nhu cầu xã hội như tình thân, tình bạn, tình yêu và tình dục là những nhu cầu thiếu hụt. Mặt khác, Maslow gọi cấp độ cao nhất của tháp là nhu cầu phát triển (growth needs) vì nó cho phép một người ‘tự hiện thực hóa’, nghĩa là đạt được tiềm năng cao nhất hoặc đầy đủ nhất của mình như một con người. Một khi tất cả các nhu cầu thiếu hụt của một người được đáp ứng, trọng tâm của sự lo lắng của họ chuyển sang sự tự hiện thực hóa để suy ngẫm về ý nghĩa cuộc sống của họ.

Tháp nhu cầu của Maslow – Source: Neel Burton

Vậy lòng tham ảnh hưởng như thế nào đến những nhu cầu này? Hãy tưởng tượng nếu bạn luôn không bao giờ cảm thấy đủ, luôn cảm thấy các tầng nhu cầu phía dưới trong Tháp Maslow của mình không được đáp ứng trọn vẹn thì điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ mãi mãi bị mắc kẹt trong các tầng dưới và không thể tiến lên tầng đỉnh của sự phát triển và tự hiện thực hóa. Tất nhiên đây là mục đích chính xác của lòng tham, đó là để bảo vệ chống lại sự lo lắng hiện hữu – một kiểu lo lắng liên quan đến đỉnh của kim tự tháp.

Nguồn: PsychologyToday – Is Greed Good?

Nguồn dịch: Viện Tâm lý Việt – Pháp

Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Nguồn : https://tamlyhoctoipham.com/giai-thich-ve-long-tham-theo-tam-ly-hoc

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ