Học từ “Binh pháp Tôn tử”: Đường đời đầy hiểm ác, hiểu 5 mưu lược này, hiên ngang sống giữa trời đất!

0

Binh pháp Tôn tử cho đến nay vẫn được đánh giá là “kim chỉ nam” quan trọng, mang lại vô số bài học kinh nghiệm thiết thực cho cuộc sống hiện đại. Những lợi dạy ấy chưa đựng nhiều lợi ích mà chiến lược gia hiện đại nào cũng cần nắm rõ.

5 mưu lược của Binh pháp Tôn tử mà ai cũng nên biết

Là cuốn sách quân sự còn tồn tại sớm nhất ở Trung Quốc, “Binh pháp Tôn tử” được biết đến như là “Bộ luật khoa học quân sự kinh điển”.

Tác giả Hoa Sam trong cuốn sách mới “Hoa Sam giảng thấu Tôn từ binh pháp” thông qua 155 ví dụ kinh điển đã phân tích và chỉ ra ý nghĩa ban đầu của của cuốn “Binh pháp Tôn tử”.

Người bình thường có thể học được gì từ “Binh pháp tôn tử”?

1. “Kế lược” (mưu lược) không phải là “âm mưu quỷ kế” mà là “kế toán” (tính toán kĩ càng)

“Binh pháp Tôn tử”: “Cố kinh chi dĩ ngũ sự, hiệu chi dĩ kế nhi sách kì tình: nhất nhật đạo, nhị nguyệt thiên, tam nhật địa, tứ nhật tướng, ngũ nhật pháp.”

Không biết từ bao giờ, nhiều người gộp “36 kế” với “Binh pháp Tôn tử” vào làm một, đồng thời xem “binh pháp đơn thuần” trở thành “âm mưu quỷ kế”.

Trong “Binh pháp tôn tử”, “kế” là “kế” trong “kế toán”, chứ không phải “kế” trong “âm mưu quỷ kế”, là tính toán một cách toàn diện và chính xác sự khác biệt giữa sức mạnh của kẻ địch và ta, thay vì sử dụng âm mưu quỷ quyệt.

Cái gọi là tính toán là liệt kê các hạng mục công việc cần thiết trước chiến tranh, đứng từ phương diện thực lực để phán đoán khả năng chiến thắng và tổn thất, từ đó quyết định xem trận này có đánh được hay không.

Biện pháp này tương đương với phân tích “SWOT” trong quản lý hiện đại, so sánh các lợi thế, bất lợi của hai bên, cũng như các cơ hội và mối đe dọa tiềm ẩn.

Chúng ta có thể sử dụng “kế” này trong công việc và cuộc sống. Trước khi bắt đầu làm một việc gì đó, hãy thu thập thông tin, phân tích và chuẩn bị thật cẩn thận. Hãy phân tích trước, xác định điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, xác định các cơ hội, các mối đe dọa tiềm ẩn và luôn trong tư thế sẵn sàng ứng phó.

Cuốn “Binh pháp Tôn tử”

2. Binh pháp Tôn tử dạy “Dĩ chính hợp, dĩ kỳ thắng”: đời người có át chủ bài, mới có thể nắm chắc chìa khóa thành công

“Binh pháp Tôn tử: “Phàm chiến giả, dĩ chính hợp, dĩ kỳ thắng.”

Hoa Sam cho rằng “kỳ” ở đây có nghĩa là “bộ phận phụ”, có nghĩa là lúc ta và địch giao chiến, luôn phải chuẩn bị ít nhất là một cánh quân phụ làm binh lực, đây chính là “kỳ binh”, những “kỳ binh” này có thể gây “bất ngờ” vào thời điểm quan trọng, làm gián đoạn việc triển khai lực lượng của kẻ thù, và là chìa khóa thành công, là át chủ bài của quân đội.

Đây là nguyên tắc “phân chiến” cơ bản trong chiến tranh.

Khi chiến đấu, bạn nên chuẩn bị “kỳ binh” làm át chủ bài, trong công việc và cuộc sống cũng vậy, luôn phải cất giữ cho mình một con át chủ bài, chính là một “kỹ năng” nổi bật nào đó bên cạnh khả năng làm việc cơ bản.

Khả năng làm việc của đồng nghiệp A. chỉ ở mức trung bình, nhưng luôn được lãnh đạo xem trọng, đó là bởi khả năng viết PPT của anh ấy vô cùng xuất sắc, từ công việc báo cáo nội bộ, báo cáo tóm tắt đến PPT đấu thầu bên ngoài, A. luôn làm rất tốt. Chính vì vậy mà ngay cả khi hiệu suất làm việc không cao, nhưng mỗi lần tăng lương đều không thiếu tên anh ấy.

Ở nơi có tính cạnh tranh cao không kém gì chiến trường như nơi làm việc, ai cũng nên có cho mình ít nhất một kỹ năng, như những lá bài của riêng mình, ít nhất là để đảm bảo bạn sẽ không bị hoang mang hay mất phương hướng khi có sự thay đổi xảy ra.

3. Đừng luôn “mơ mộng” lấy yêu thắng mạnh, mà phải nghĩ cách làm sao để mình trở nên mạnh hơn

Tôn tử nói: “Cổ chi thiện chiến giả, vô tri danh, vô dũng công”. Ông cho rằng thứ mà binh pháp thực sự theo đuổi không phải là thông qua âm mưu quỷ kế, lấy ít thắng nhiều, có được tiếng thơm ngàn năm, mà là làm sao để có thể mạnh hơn gấp 10 lần kẻ địch, sau đó khiến kẻ thù cảm thấy bị đe dọa mà rút lui.

Trong công việc cũng vậy, nhiều người hay có suy nghĩ “làm sao để vượt qua đồng nghiệp, làm sao để đánh bại đối thủ” mà quên mất rằng phải đi nâng cao năng lực của bản thân, vì vậy, mãi mãi chỉ đứng sau lưng người khác.

Giống như Nokia và Motorola, chỉ nhìn chăm chăm cạnh tranh nhau, trong vô thức đã từ bỏ nghiên cứu, phát triển và đổi mới công nghệ, cuối cùng đã bị đánh bại bởi điện thoại thông minh.

Cách hay nhất để thành công tại nơi làm việc không phải là đánh bại bao nhiều người, mà là tạo cho mình một sự “tồn tại mạnh mẽ”, trở thành một tài năng không thể thay thế, trở thành chuẩn mực cho ngành công nghiệp.

4. Binh pháp Tôn tử dạy “Biết người biết ta”: mấu chốt nằm ở “biết ta”

“Binh pháp Tôn tử: “Tri kỉ tri bỉ, bách chiến bất đãi; bất tri bỉ nhi tri kỉ, nhất thắng nhất phụ; bất tri bỉ, bất tri kỉ, mỗi chiến bất đãi.” (biết người biết ta, trăm trận trăm thắng, biết ta không biết người, 50:50; không biết người, không biết ta, trận nào cũng thua.)

“Biết người biết ta” là câu nói được biết đến nhiều nhất trong “Binh pháp Tôn tử”. Nhưng chúng ta lại thường chỉ chú ý tới “biết người” mà quên mất phải “biết ta”.

Đôi khi, chỉ tập trung vào thông tin của đối thủ và bỏ bê bản thân, chiến lược nghĩ ra chưa chắc đã phù hợp. Hoa Sam cho rằng biết ta không biết người, tỷ lệ chiến thắng ít nhất là 80%. Bất kể người khác thế nào, bạn cứ là chính mình, bất kể bên kia là ai, bạn cứ chuẩn bị thật tốt, xác suất chiến thắng sẽ tăng lên rất nhiều.

Cứ quản cho tốt bản thân mình, bản thân mạnh mẽ rồi, chờ cơ hội xuất hiện, đợi đến khi có thể nắm chắc tình thế, ngay lập tức sẽ “nhất chiến nhất thắng”.

Trong làn sóng công nghệ Internet như hiện nay, những kẻ mạnh mẽ đứng nơi đầu gió, một khi nắm bắt được cơ hội sẽ lập tức có thể thuận theo chiều gió, còn những người luôn trong tình trạng chưa sẵn sàng, dù có đứng nơi đầu gió cũng chỉ có thể xoay theo gió được một vòng rồi sẽ bị cuốn đi mất.

Bất cứ khi nào, chỉ cần ta biết rõ mình, khiến bản thân trở nên mạnh mẽ hơn, ta mới có thể nắm bắt được cơ hội, có được thành công.

5. Học cách chờ đợi, học cách nhẫn nại

“Binh pháp Tôn tử: “thắng khả tri, nhi bất khả vi.”

“Binh pháp Tôn tử” nói tới nhiều nhất đó chính là “chờ đợi”. Trong nhiều trường hợp, “chờ đợi” chính là sách lược tốt nhất. Nhưng đôi khi, nhiều người lại cho rằng chờ đợi, không có hành động là không thể chấp nhận được.

Theo đuổi công việc và cuộc sống hiệu suất cao khiến nhiều người trong chúng ta đã trở nên mệt mỏi và lo lắng.

Khát vọng thành công của chúng ta là “phất lên sau một đêm”, muốn bỏ ra ít nỗ lực và thời gian, muốn công ty hôm nay thành lập, ngày mai có thể lên sàn.

Theo đuổi hiệu quả cao khiến nhiều người trở nên lo lắng, không hiểu được sự kiên nhẫn, không biết chờ đợi, họ không biết rằng sức mạnh phải được tích lũy từng chút từng chút một.

Đôi khi, chúng ta chỉ nhìn thấy hào quang của người khác, mà không thể thấy được những nỗ lực mà họ bỏ ra. Không có thành công nào đi kèm với sự tình cờ. Thành công là chịu đựng sự cô đơn, vất vả.

Chúng ta ở nơi làm việc, khi mới vào làm, lúc nào cũng chỉ muốn được thăng chức và tăng lương, nhưng lại không hiểu được ra rằng khả năng của bản thân căn bản là không đáp ứng được yêu cầu.

Vì vậy, trong quá trình chờ đợi và nhẫn nại, hãy không ngừng cải thiện bản thân và tích lũy sức mạnh, cho tới một ngày khi bạn mạnh mẽ rồi, thành công tự nhiên sẽ tìm đến.

Cuốn “Binh pháp Tôn tử” chỉ vẻn vẹn 6.111 từ, nhưng lại chứa vô số sự thật. Những gì các nhà chiến lược quân sự nhìn thấy là phương pháp cai trị quân đội, là luật chiến tranh, trong khi những người bình thường lại có thể học được sự khôn ngoan trong cuộc sống và công việc.

Theo Trí thức trẻ



Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Nguồn : https://baihoc.com.vn/song-dep/hoc-tu-binh-phap-ton-tu-duong-doi-day-hiem-ac-hieu-5-muu-luoc-nay-hien-ngang-song-giua-troi-dat.html

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ