Không dám bước ra khỏi vùng an toàn

0

Sinh hoạt lâu dài trong một môi trường chất lượng thấp sẽ khiến tâm trí, ngoại hình và cả cuộc đời ta đều thay đổi, theo hướng tiêu cực hơn.

Gần đây, Lý Thượng Long là cái tên có tầm ảnh hưởng lớn với giới trẻ thông qua nhiều tác phẩm ý nghĩa về tuổi trẻ, hoài bão và giấc mơ, chẳng hạn như “Đại học không lạc hướng”, “Vươn lên hoặc bị đánh bại”, “Bạn chỉ tưởng là mình đang cố gắng”, “Gọi là ổn định, thật ra là hoài phí cuộc sống”…

Anh từng viết rằng: “Ở các thành phố lớn, cách để hủy hoại một người đặc biệt đơn giản. Chỉ cần cho họ một không gian yên tĩnh và nhỏ hẹp, cung cấp một đường truyền Internet, cộng thêm một chiếc điện thoại hoặc máy tính. Xong rồi, chỉ đơn giản vậy thôi.”

Cứ tưởng đây chỉ là nghệ thuật phóng đại, nói quá trong sáng tác, nhưng nhìn vào thực tế, chúng ta lại có thể kiểm chứng điều này rõ ràng thông qua rất nhiều ví dụ.

Có một anh chàng cao gầy đã tốt nghiệp đại học gần 1 năm, nhiều lần thay đổi công việc nhưng vẫn cảm thấy không thể thích nghi được với môi trường công sở chuyên nghiệp. Sau đó, cảm thấy nản lòng, anh ta dứt khoát từ chức về nhà, sống dựa vào chi phí sinh hoạt do bố mẹ gửi cho, cộng với một chút thu nhập nhờ vài việc làm bán thời gian trên mạng.

Kể từ đó, anh ta ru rú trong nhà cả ngày với điện thoại và máy tính, không ra khỏi nhà trừ khi cần thiết. Sinh hoạt ngày đêm đảo lộn, suốt ngày chơi game và sử dụng các loại đồ ăn nhanh không có dinh dưỡng từ bên ngoài.

Thời gian dài không tiếp xúc với xã hội, giao tiếp với cộng đồng, anh ta đã dần dần thay đổi từ một thành phần tri thức tốt nghiệp đại học trở thành cái bóng đờ đẫn, ánh mắt dại ra, phản ứng chậm chạp, thậm chí có chút tự ti và xa lánh với mọi người xung quanh.

Nhìn vào những trường hợp tương tự như vậy, chúng ta sẽ thực sự hiểu ra rằng: Sinh hoạt lâu dài trong một môi trường chất lượng thấp sẽ khiến tâm trí, ngoại hình và cả cuộc đời ta đều thay đổi, theo hướng tiêu cực hơn.

Con người thường thích được sinh hoạt trong một hoàn cảnh quen thuộc và an toàn. Ở đó, chúng ta sẽ vô thức thả lỏng bản thân nhiều hơn.

Do đó, khi vùng an toàn được thành lập trong một không gian chật hẹp trong 4 bức tường, bạn sẽ vô tri vô giác mà trở nên ỷ lại, dựa dẫm vào chính những bức tường đó, không còn muốn ra ngoài, sợ phải nhìn đến sự nhộn nhịp và đổi thay nhanh chóng của thế giới.

Một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy một người đang bắt đầu từ bỏ bản thân là không dám bước ra khỏi vùng thoải mái của mình.

Có một thuật ngữ trong tâm lý học gọi là “Hiệu ứng chậu hoa“, dùng để chỉ những người đã sống trong một “chậu hoa” quá lâu thì đánh mất khát vọng được vươn ra bên ngoài, đôi khi còn tự cắt bớt gốc rễ đang phát triển của mình để tiếp tục chui rúc trong chậu hoa chật hẹp đó.

Khi bạn tự hài lòng với hiện trạng, không còn nỗ lực cải thiện bản thân nữa thì tâm trí và sự trưởng thành của bạn sẽ mãi mãi đóng khung trong một giới hạn.

Có một câu như thế này: Dấu hiệu của sự già đi không đến từ tuổi tác hay diện mạo bề ngoài của một người, mà đến từ tâm lý ngại thay đổi, không dám thử thách bản thân trong một môi trường mới.

Khi bạn ngừng học hỏi, chùn chân bó gối, tự cầm tù tâm trí trong một nhà giam chật hẹp, như vậy, bạn đang tới rất gần với giới hạn lão hóa của bản thân.

Dương Mộc — Theo Trí thức trẻ

Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Nguồn : https://tamlyhoctoipham.com/hieu-ung-chau-hoa-khong-dam-buoc-ra-khoi-vung-an-toan

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ