Nếu vẫn mãi loay hoay đi tìm mục đích sống thì đây là 8 lời khuyên dành cho bạn: 5-10 năm sau bạn sẽ trở thành người như thế nào?
Ý nghĩa của mục đích sống là giúp cho cuộc sống trở nên có ý nghĩa và giá trị hơn. Gửi những ai vẫn đang loay hoay tìm mục đích sống cho bản thân thì hãy nhớ rằng cuộc đời chỉ thực sự bắt đầu khi bạn biết mình đang phấn đấu vì điều gì!
Trên thế gian này, không có mục đích sống nào là hoàn toàn giống nhau – đó cũng chính là điều khiến cuộc đời này thêm phần thú vị. Thế nhưng cũng vì vậy mà không ai có thể giúp bạn tìm ra được mục đích sống – ngoại trừ chính bản thân bạn.
Cuộc đời chỉ thực sự bắt đầu khi bạn biết mục đích sống của mình là gì?
Trong cuộc sống, hầu hết những người chúng ta gặp đều cố gắng chi phối con đường mà chúng ta đi. Cha mẹ muốn chúng ta theo đuổi ngành y, bạn bè muốn chúng ta phải sống thế này thế nọ. Nếu chỉ biết ngoan ngoãn nghe theo, kể cả khi biết rằng họ chỉ muốn tốt cho mình, một ngày nào đó, bạn sẽ thức tỉnh và nhận ra bản thân đang làm một thứ ghét cay ghét đắng. Khi ấy, bạn không còn là chính mình. Bạn chỉ là một bản sao phản chiếu ước ao của người khác.
Thay vì tự lựa chọn con đường riêng, bạn lại cố gắng làm hài lòng những người xung quanh. Bạn phản chiếu sở thích, giá trị và niềm tin của họ cho đến khi bạn không biết cảm thấy như thế nào về chúng nữa. Liệu đây có phải là con người mà bạn muốn trở thành?
Suốt 20 năm đầu của cuộc đời, tôi nhận ra mình đã sống mà chẳng có mục đích. Mọi thứ tôi làm chỉ là để làm hài lòng cha mẹ, bạn bè và thầy cô. Chỉ đến khi tham gia các hoạt động tình nguyện như lau dọn gara ô tô, sơn hàng rào và làm sạch công viên trong 2 năm trời, tôi mới biết mục đích sống của mình là để giúp đỡ mọi người. 2 năm đó chính là quãng thời gian quan trọng nhất trong cuộc đời tôi, bởi tôi biết mình đang làm những điều có ý nghĩa.
Steve Job – CEO quá cố của Apple – từng nói: “Thời gian là hữu hạn, vì thế đừng lãng phí nó để sống cuộc đời của một người khác”. Sống mà không có mục tiêu, cuộc đời này sẽ chỉ là vô nghĩa và trống trống. Bạn sẽ cảm thấy mình bị mắc kẹt mà không có một phương hướng hay lối thoát nào.
Chẳng còn cách nào khác, bạn phải đi tìm mục đích sống cho mình, dù đây chẳng phải là một nghiệm vụ dễ dàng. Vấn đề nằm ở chỗ là chúng ta không biết mình phải bắt đầu từ đâu. Nếu bạn vẫn đang loay hoay với cuộc đời mình, có lẽ đã đến lúc bạn phải tự hỏi bản thân 7 câu hỏi quan trọng này.
Bạn yêu thích điều gì?
Dù điều đó có ngu ngốc hay ngớ ngẩn đến đâu cũng chẳng quan trọng. Có thể bạn thích thu thập đá, cũng có thể bạn thích đi du lịch. Quan trọng là điều đó mang lại cho bạn niềm vui.
Một trong số những hoạt động ưa thích của tôi là kể chuyện. Tôi thích chia sẻ các câu chuyện với mọi người, bởi tôi được sáng tạo và tự do khám phá thế giới.
Hãy dừng lại một chút để tưởng tượng xem bạn sẽ làm gì nếu có cả một ngày chỉ dành cho mình – không cần chịu trách nhiệm với người khác?
Điều gì là quan trọng?
Một trong những câu hỏi quan trọng khi đi tìm mục đích sống chính là: điều gì là quan trọng với bạn? Nó phụ thuộc hoàn toàn vào niềm tin và giá trị của bạn. Chẳng hạn, tôi là người đề cao gia đình – tôi cảm thấy đây là thứ quan trọng nhất với mình. Do đó, mục đích sống của tôi là xây dựng gia đình của riêng mình.
Vậy bạn muốn làm gì để tạo nên sự khác biệt? Đó có thể là một mục tiêu lớn, ví dụ như mở một công ty hoặc viết một cuốn sách hay đủ để đoạt giải thưởng. Đó có thể là một mục tiêu nhỏ bé, chẳng hạn như giúp đỡ hàng xóm và trở thành người tốt hơn.
Hầu hết chúng ta đều không nhận ra tầm ảnh hưởng của mình đối với người khác thông qua những hành động đơn giản. Chúng ta chẳng cần phải giàu có hay nổi tiếng mới có thể làm nên sự khác biệt.
Bạn làm tốt điều gì?
Điều này bao gồm cả câu hỏi: Bạn muốn cải thiện điều gì? Bạn muốn trở thành người giỏi nhất ở lĩnh vực gì. Có thể bạn muốn trở thành một doanh nhân hàng đầu , một nhà văn, một nghệ sĩ, hoặc một ca sĩ.
Sau khi nghĩ về những giấc mơ lớn lao, hãy nghĩ đến những mục tiêu nhỏ giúp bạn hoàn thành được điều đó. Không phải ai cũng có thể tự mình nhìn ra, vì thế hãy hỏi mọi người xung quanh bạn – bạn bè, gia đình và đồng nghiệp. Họ sẽ chỉ cho bạn những thứ bạn còn thiếu. Tuy nhiên, bạn đừng nên quá phụ thuộc vào ý kiến của họ, cũng đừng cố gắng bắt chước mục đích sống của người ta.
Bạn có tài năng gì?
Tài năng ở đây chính là các kỹ năng mềm. Bạn sở hữu những phẩm chất hay kỹ năng mềm nào mà bạn thấy có giá trị với mình?
Chẳng hạn, tôi là một người giỏi lắng nghe. Khi bạn bè gặp vấn đề, họ sẽ tìm đến tôi vì tôi luôn lắng nghe họ.
Bạn cũng có thể là một người làm việc có tổ chức. Có thể bạn giỏi lên kế hoạch hoặc biết đồng cảm với mọi người. Những tài năng này rất có thể đã phát triển từ hồi bạn còn nhỏ, vì thế bạn cần phải xem xét liệu chúng có thể đóng vai trò gì đối với con đường đi tới thành công của mình.
Điều gì thôi thúc bạn trong cuộc sống?
Hầu hết những người tôi biết đều có thôi thúc mãnh liệt nào đó trong cuộc sống. Chẳng hạn như anh bạn tôi quen từ hồi học cấp hai luôn có mong mỏi được dấn thân vào lĩnh vực an ninh mạng. Em trai tôi luôn tin rằng định mệnh đã sắp để nó có cơ hội thi trượt tuyết tại Thế vận hội Olympics.
Vậy bạn cảm thấy mình sinh ra để làm điều gì?
Trở ngại nào đang cản trở bạn?
Biết được mục đích sống của mình là việc rất quan trọng, nhưng xác định những nguy cơ tiềm ẩn, những chướng ngại vật đang đe dọa mình cũng cần thiết không kém.
Những trở ngại và nguy hiểm này có thể là bất cứ thứ gì. Đối với tôi, tôi từng cảm thấy vô cùng khó khăn khi phải tìm thời gian để tập viết lách dù vừa đi học vừa đi làm thêm.
Nếu bạn không tìm thấy bất kỳ chướng ngại vật nào, mục đích sống của bạn có vẻ quá dễ dàng. Thế nhưng, những thứ khiến cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa nhất thường cũng là những thứ khó khăn nhất. Việc bạn phải cố gắng để đạt được kết quả mình mong muốn sẽ khiến cho thành quả của bạn trở nên ngọt ngào hơn rất nhiều.
Mục đích sống của tôi sẽ thay đổi ra sao?
Qua thời gian, mục đích sống sẽ từ từ thay đổi theo sự trưởng thành của chính bạn. Ở mỗi giai đoạn, bạn lại là một con người hoàn toàn khác, vì thế bạn không thể mong chờ mục đích sống lúc nào cũng giống nhau.
Từ khi còn nhỏ, tôi luôn cảm thấy viết lách là một phần con người mình. Mục đích sống của tôi chính là dùng ngòi bút để làm lay động lòng người. Thế nhưng, theo thời gian, tôi được trải nghiệm nhiều thứ hơn trên thế gian này và tôi biết rằng mục đích sống của mình sẽ còn đổi thay trong tương lai.
Quan trọng là bạn phải biết tạo điều kiện để mọi thứ phát triển cùng mình. Khi niềm tin và giá trị của bạn thay đổi, mục đích của bạn cũng thay đổi theo. Đó là điều bạn cần phải chấp nhận.
Cuộc sống không bao giờ chỉ toàn những đường thẳng, mà luôn ngoằn ngoèo, đầy những ổ gà, ổ voi, thậm chí là cả ngõ cụt. Đến một nào đó, bạn sẽ phải tự tay mở ra một con đường của chính mình.
Vì thế, hãy sống một cuộc đời có mục đích – mục đích của chính bạn. Làm được điều đó, bạn sẽ biết thế là động lực, thế nào là hạnh phúc tột cùng. Mục đích sống có thể thay đổi theo thời gian nhưng cứ hãy tiếp tục tìm kiếm nó và đừng bao giờ nản lòng.
Nếu vẫn mãi loay hoay đi tìm mục đích sống thì đây là 8 lời khuyên dành cho bạn
1.Nên có mục đích, nhưng cần biết lưu tâm đến nhiều việc trong cuộc sống
Đối với thế giới kỳ diệu này bạn nên để tâm đến càng nhiều điểm càng tốt. Nhưng không nên trở thành “người thành công trên mọi lĩnh vực”, nó chẳng khác gì một “con vật thông thái” trong gánh xiếc.
Hãy mở rộng đầu óc bằng việc lưu tâm đến tất cả mọi việc. Bạn có thể tìm ra nhiều ý mới ở mọi giới và trong mọi ngành, mọi lĩnh vực. Sự việc này sẽ lại làm phát sinh những sự việc khác. Nếu chỉ biết lưu tâm đến bản thân, đến công việc kinh doanh, bạn khó mà vượt lên mức người thường.
2. Hãy khởi hành từ nơi mảnh đất bạn đang đứng, từ vị trí bạn đang có hôm nay
Hãy nghiên cứu công việc bạn đang làm. Không nên chuyển sang thành phố khác hoặc ra nước ngoài nếu chưa thành công ở nơi bạn bắt đầu. Những người lười biếng, giàu cũng như nghèo, đều trốn tránh làm việc bằng cách luôn luôn đổi việc.
3. Muốn thành công hãy tận dụng tốt giai đoạn 30-40 tuổi
Muốn phát nhanh trên đường đời, phải khôn ngoan sử dụng mười năm trong khoảng từ 30 đến 40 tuổi. Khoảng ấy là mùa xuân của đời bạn, không phải là mùa gặt hái.
Đó là thời tiết kiệm dành dụm, không phải lúc tiêu xài. Mỗi bạn trẻ nên tự đặt một kế hoạch “thập niên”. Sau mười năm, bạn phải tăng số lợi nhuận gấp 10 lần so với buổi đầu, phải có cho mình ít nhất một ngôi nhà mua trả góp và phải trả được một nửa.
Bạn có thể đạt được kết quả nếu biết cố gắng để thăng tiến, biết dành dụm 15% tiền lương. Vào tuổi “tam thập nhi lập” bạn nghiễm nhiên trở thành một nhà kinh doanh. Bạn đã đặt chân lên con đường dẫn đến thành công lớn lao.
4. Trên đường đời, bạn có thể thành công nhanh hơn cha bạn
Chúng ta đang sống trong thời đại hoàng kim của tuổi trẻ, các giá trị của kinh nghiệm bị giảm sút rất nhiều. Khoa học phát triển đã mang lại cho thế giới vô số tri thức mới.
Có những ý tưởng mới, những phương pháp mới, bạn có thể học hỏi nhanh hơn trong sách vở, còn cha mẹ bạn ngày xưa chỉ trông cậy vào kinh nghiệm riêng, thu nhận chậm chạp.
Thời đó, hầu như xã hội không có sách về kinh doanh, nên nếu biết thu thập những kiến thức mới của thời đại, chẳng mấy chốc bạn sẽ có đủ tư chất để chiếm một vị trí xứng đáng.
5. Thi thoảng nên làm thêm một số công việc phụ không trả công
Nếu làm công ăn lương, thỉnh thoảng bạn nên làm thêm một số công việc phụ mà ông chủ không trả công, như thế, bạn sẽ được cấp trên lưu ý. Bạn sẽ không sợ phải đặt mình trong môi trường làm việc không lối thoát.
Bạn đã chứng tỏ mình xứng đáng hơn địa vị hiện giờ, bạn sẽ được thăng tiến. Bạn cũng đã chứng tỏ mình hết lòng chăm lo đến quyền lợi của hãng, biết làm hơn phận sự của mình. Đó là cách hay hơn hết để làm cho cấp trên lưu ý đến mình.
6. Phải học cách gắng sức mình
Điểm này giúp bạn nhiều trong buổi đầu khởi nghiệp. Nhìn lại sự nghiệp của một người làm nên nhờ sức cố gắng của cá nhân, chúng ta nhận thấy cả một tiến trình.
Trước hết, người ấy có nhiều cao vọng, nhiều chí khí. Sau đó người ấy:
– Biết tìm hiểu những đức tính, những tật xấu và những khả năng của mình.
– Biết tìm ra những ưu điểm của mình.
– Biết tự đặt một mục đích để đạt đến.
– Biết cân nhắc khả năng và nguồn lực của mình về vốn liếng, bạn bè.
– Biết tạo ra một công cuộc hữu ích.
– Biết làm cho nhiều người biết đến công cuộc ấy.
– Biết chọn một bộ tham mưu sành sỏi.
– Biết tạo ra một tổ chức hiệu quả.
7. Phải sống thật nhanh
Một cuộc sống dài nhất vẫn là quá ngắn ngủi. Còn bao nhiêu điều để học hỏi, bao nhiêu việc phải làm, còn bao nhiêu thắng cảnh để thăm viếng,… Bạn phải là người năng động mới có thể sử dụng cuộc sống một cách trọn vẹn.
Tốc độ sẽ tạo cho bạn một tiềm lực, nó phóng bạn qua nửa chặng đường đầy cam go, nó giúp bạn nếm trải trọn vẹn hương vị cuộc sống. Bạn phải biết quyết định nhanh chóng khi còn nhiều việc phải làm. Thời gian sẽ là bạn nếu bạn biết tận dụng chúng. Cuộc đời bạn phải là một chuỗi dài hoạt động.
8. Khi đã đặt cho mình mục đích, bạn nên lập thành một kế hoạch “ba năm”
Hãy nhìn về phía trước và quyết định cách thức thực hiện. Muốn nhắm và bắn trúng đích, bạn cần có bia để nhắm. Chính tấm bia ấy nhắc nhở bạn nghĩ tới những việc bạn có thể làm và thúc đẩy bạn hành động. Đích ấy tránh cho bạn một cuộc đời tẻ nhạt, thiếu cao vọng.
Nó giúp bạn biết tấn công vào những mục đích quan trọng nhất. Năm đầu tiên sẽ giúp bạn chuẩn bị thực hiện, năm thứ hai sẽ giúp thực hiện chương trình năm thứ ba. Bạn sẽ thấy mình tiến rất nhanh.
Tổng hợp
Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin
Nguồn : https://tapchithanhcong.org/chan-dung-cuoc-song/neu-van-mai-loay-hoay-di-tim-muc-dich-song-thi-day-la-8-loi-khuyen-danh-cho-ban-5-10-nam-sau-ban-se-tro-thanh-nguoi-nhu-the-nao.html