Nghệ Thuật Yêu – Erich Fromm
Nghệ thuật yêu (tên tiếng anh là The Art of Loving) được nhà phân tâm học Erich Fromm xuất bản năm 1957. Đây có lẽ là tác phẩm nổi tiếng hơn cả của Erich Fromm, được tái bản nhiều nhất bằng nhiều thứ tiếng.
Không hẳn là vì nhan đề hấp dẫn mà còn vì cuốn sách cung cấp những hiểu biết sâu về bản tính người liên quan đến vấn đề có lẽ là “vấn đề của mọi vấn đề”: Lòng yêu thương.
Ở thời điểm đó khi Erich Fromm cho ra mắt cuốn sách này, ông đã trở thành học giả đầu tiên nghiên cứu về “tình yêu” và “năng lực yêu” như một đề tài nghiêm túc để nêu ra trước công luận. Đáng nói hơn là, hiếm khi những cuốn sách đó sống lâu hơn tác giả của chúng. Nhưng ở trường hợp này, hơn 25 năm sau khi ông mất, cuốn sách đã được dịch ra 34 thứ tiếng với hàng triệu bản in. Ngày nay, với rất nhiều độc giả, đặc biệt là những độc giả trẻ, quyển sách này đã trở thành một phát hiện. Những độc giả đã có nó trên giá sách thì thường xuyên đọc lại. Tác phẩm hấp dẫn không hẳn là vì nhan đề mà còn vì cuốn sách cung cấp những hiểu biết sâu về bản tính người liên quan đến vấn đề có lẽ là “vấn đề của mọi vấn đề”: Lòng yêu thương.
Fromm viết về một chủ đề mà ta đã quá quen thuộc: Tình yêu. Tuy nhiên, như chính Fromm bộc bạch: “Bất cứ ai trông đợi sự chỉ dẫn dễ dãi về nghệ thuật yêu sẽ thất vọng khi đọc cuốn sách này. Cuốn sách, ngược lại, muốn cho thấy tình yêu không phải một thứ tình cảm mà bất cứ ai cũng có thể dễ dàng đắm chìm vào, dù người đó đạt tới mức độ trưởng thành nào. Fromm nhận định “Yêu là một nghệ thuật, giống như sống cũng là một nghệ thuật vậy”. “Quá trình học hỏi một nghệ thuật có thể được chia thành hai phần: một là tinh thông lý thuyết; hai là tinh thông thực hành […] Nhưng, ngoài học kiến thức lý thuyết và kiến thức thực hành, còn có một yếu tố cần thiết thứ ba để trở thành người tinh thông – đó là phải coi việc tinh thông nghệ thuật là mối quan tâm tối hậu…”
Đặt sách tại Tiki
Từ đây, cuốn sách của Fromm đã đi vào phân tích cặn kẽ lý thuyết về tình yêu, lý giải tình yêu như lời giải đáp cho sự tồn tại người và nhu cầu sâu xa nhất của con người là vượt qua sự chia cách, để rời khỏi ngục tù cô độc của mình, để có được “sự hòa giải bằng tình yêu”; Fromm phân tích những hình thái khác nhau của tình yêu dựa trên đối tượng của tình yêu, như tình yêu đồng loại, tình mẫu tử, lòng tự yêu bản thân, tình yêu Thượng đế và tình yêu nhục cảm ; cũng như phân tích «hình thái tình yêu giả tạo, mà trên thực tế, phần lớn chúng là những hình thức tan rã của tình yêu” trong xã hội chúng ta hiện nay.
Cuối cùng, để thực sự làm chủ được nghệ thuật yêu, Fromm đi đến những bàn luận về các tiền đề của nghệ thuật yêu, các phương pháp tiếp cận, và thực hành những điều ấy: kỷ luật, sự tập trung, kiên nhẫn và hết lòng quan tâm đến nghệ thuật ấy.
Ở Việt Nam, trước năm 1975, chúng ta đã từng có hai bản dịch tác phẩm này, của Tuệ Sỹ với nhan đề “Tâm thức luyến ái” và của Thụ Nhân với tên gọi “Phân tâm học về tình yêu”. Sau thời gian gần một năm liên hệ và làm việc với tác giả của hai bản dịch trên mà không có kết quả, chúng tôi đã quyết định tổ chức dịch mới.
Bản dịch Việt ngữ này được Omega+ mua bản quyền và xuất bản theo ấn bản năm 2006 có bổ sung Lời giới thiệu của Peter D. Kramer và một phần Phụ lục nói về các mẩu chuyện tình yêu trong cuộc đời ông, do dịch giả Lê Phương Anh chuyển ngữ và dịch giả Phạm Anh Tuấn góp ý, hỗ trợ về các thuật ngữ.
Các tác phẩm khác của Erich Fromm mà Omega+ đã xuất bản:
– Escape from Freedom (tạm dịch: Trốn thoát tự do)
– The Sane Society (tạm dịch: Xã hội tỉnh táo)
Về tác giả Erich Fromm
Erich Seligmann Fromm (1900 – 1980) là nhà tâm lý học xã hội, nhà phân tâm học, nhà xã hội học, triết gia nhân văn và nhà xã hội học dân chủ người Đức.
Trong suốt cuộc đời nghiên cứu của mình, ông đã để lại khá nhiều tác phẩm phân tâm học nổi tiếng, trong đó có những cuốn sách về tình yêu, như: “The Art of Loving”, bản dịch tiếng việt “Nghệ thuật yêu – Truy vấn về bản chất của tình yêu”, Omega+ phát hành tháng 4/2020.
Trong tác phẩm, ông cảnh cáo chúng ta: “Bởi vì tình yêu nhục dục là hình thức dối trá nhất của tình yêu mà nó có… nên việc phân biệt sự khao khát tình dục tự nó (perse) với tình yêu trở nên rất quan trọng. Nếu tình yêu nhục dục cũng không phải là tình yêu anh em, sự hợp nhất chắc chắn chỉ là trác táng, phù du.” Chúng ta có thể không bao giờ biết rõ cái nào đến trước – “thích” hay “thèm muốn”.
Tình yêu bắt nguồn từ dục vọng, hay dục vọng bắt nguồn từ tình yêu? Aristotle nghĩ rằng lòng nhân ái đến trước; Freud cho rằng tình yêu dục tính phát sinh từ sự thèm muốn. Trong khi vấn đề có vẻ như không thể giải quyết được, nó dường như cho thấy sự khác biệt trên thực tế rằng tình yêu diễn ra theo hướng nào.
Nếu dục tính đến trước, sự hợp nhất có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn; nếu tình yêu đến trước, một sự hợp nhất vững bền, thành công hơn có vẻ như sẽ xảy ra bởi vì, giữa bao nhiêu thứ khác, một sự lựa chọn thông minh hơn đã được thực hiện.
Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin
Nguồn : https://tamlyhoctoipham.com/nghe-thuat-yeu-erich-fromm