Nhà toán học thiết lập giá trị con người qua vài con số, dân công sở xem xong đảm bảo giật mình
Đâu là giá trị làm nên một con người? – đối diện với câu hỏi này, tin chắc rằng không ít dân công sở sẽ trả lời rằng nó nằm trong trí tuệ, sự giàu có, mức độ thành công và thậm chí là cả nhan sắc.
Bởi lẽ, hầu hết đều ngộ nhận rằng, trong môi trường làm việc, một cá nhân thông minh thì sẽ được sếp và đồng nghiệp đánh giá cao; thân thế tốt thì ít nhiều cũng nhận được sự coi trọng nhất định. Nếu thêm đẹp đẽ xinh xắn nữa thì ai ai cũng muốn ở gần để được… chiều chuộng thị giác.
Và Muhammad Musa al-Khwarizmi – nhà toán học vĩ đại người Ả Rập cũng đồng tình với những điều trên. Ấy thế nhưng, cách mà ông diễn giải để thiết lập giá trị của một con người theo các con số toán học có chút gì đó… kỳ kỳ mà đảm bảo khi xem kỹ, khối dân công sở sẽ giật mình.
Cụ thể, có câu chuyện kể rằng, lúc Khwarizmi được hỏi về giá trị của con người, ông điềm đạm đã trả lời như sau:
Nền tảng con người là đạo đức. Nếu có đạo đức, thì giá trị của bạn là 1.
Nếu cũng thông minh, thêm một số 0 và giá trị của bạn sẽ là 10.
Nếu cũng giàu có, thêm một số 0 nữa và giá trị của bạn sẽ là 100.
Nếu trên tất cả bạn lại còn xinh đẹp, lại thêm một số 0 và giá trị tổng sẽ là 1000.
Nhưng nếu bạn bị mất số 1, tương ứng với mất đạo đức, bạn sẽ mất tất cả giá trị và giá trị của bạn chỉ còn là số 0.
Quả thật, dù đạo đức là thứ không thể đo lường bằng các định lượng khách quan được, nhưng suy cho cùng từ xưa đến nay, không chỉ Khwarizmi, cổ nhân từ phương Đông cho đến phương Tây mà cả những thế hệ người lớn gần gũi xung quanh chúng ta như ông bà, bố mẹ, thầy cô đều đồng tình cho rằng nền tảng để tạo nên giá trị của một con người là nằm đạo đức.
Đúng thật là như nhiều người nghĩ, xinh đẹp, tài giỏi hay thông minh đều mang đến cho chúng ta nhiều lợi ích nhất định trong mắt người đời. Tuy nhiên, một khi nền tảng đạo đức không có thì giá trị của chúng ta chỉ dừng ở mức có và rất khó để dùng.
Riêng trong môi trường công sở mà nói. Tài giỏi mà không có đạo đức, người ta rốt cuộc cũng chỉ là kẻ tiểu nhân, dùng cái tài của mình để mưu cầu lợi ích cho bản thân hoặc xem sự tài giỏi của mình là vũ khí để công kích đồng nghiệp, uy hiếp cả sếp.
Đẹp mà không có đạo đức cũng chẳng làm gì ra hồn, không “chọc trời” cũng quay sang “khuấy nước”, gây chuyện điên đảo thị phi trong công ty. Giàu vật chất mà không có đạo đức, đời sống tinh thần chẳng lúc nào yên vui vì chất chứa tâm cơ, đồng nghiệp chán ghét.
Ngược lại, nếu dân công sở dẫu chẳng đẹp đẽ, thông minh hay tài giỏi, chỉ cần có đạo đức, biết kính trên nhường dưới, nắm rõ nghệ thuật đối nhân xử thế và tử tế tốt bụng với mọi người xung quanh, đảm bảo ai cũng yêu quý và nể trọng.
Nên nhớ, trí tuệ kiến thức có thể trau dồi nhưng nhân phẩm và đạo đức một khi đánh mất sẽ rất khó tìm lại được. Nhân phẩm tốt có thể bù đắp lại sự thiếu hụt về trí tuệ, nhưng tài vận vĩnh viễn không thể bù đắp được thiếu sót trong nhân cách.
“Tả thị Xuân Thu” có câu “trước lập đức, sau lập công”. Câu này có nghĩa là phàm làm người muốn thành danh, thành công trên con đường sự nghiệp thì trước tiên phải biết “lập đức”, tức là trau dồi nhân phẩm, dung dưỡng đạo đức và đạo làm người cho tốt cái đã.
Thegioibantin.com | VinaAspire News