Những “chiến lược vô hiệu hoá” cảm giác muốn gần gũi thân mật mà người “né tránh” thường hay dùng

0

Với những người mang mối gắn kết né tránh, họ dường như luôn sử dụng một vài hoặc hàng loạt các hành vi hòng kìm nén hệ thống gắn bó – một cơ chế sinh học trong não chịu trách nhiệm cho mong muốn gần gũi giữa ta và người khác. Dù cho tận sâu bên trong, họ mong muốn được gần gũi, được yêu thương, nhưng lạ cố gắng “bơ” hoặc cố tình tránh xa nhu cầu ấy để tránh việc bản thân bị tổn thương.

Một số “chiến lược” mà những người khao khát yêu thương nhưng lại luôn cố tình né tránh thường dùng: 

  1. Nói (hoặc luôn dặn lòng) “TÔI KHÔNG SẴN SÀNG ĐỂ RÀNG BUỘC” – nhưng lại vẫn ở bên cạnh người kia, thậm chí kéo dài nhiều năm. 
  2. Tập trung vào những khuyết điểm hoặc điểm nào đó “không an toàn” hoặc “không đủ tốt” của đối phương (như cách anh ấy/cô ấy hành xử; ăn mặc; ăn uống,…) và để những điểm không tốt đó ảnh hưởng đến cảm xúc của họ trong tình yêu.
  3. Họ không nói hoặc né tránh không nói những câu như “anh yêu em” hay “em yêu anh” – trong khi họ luôn ngụ ý rõ rằng họ có tình cảm với người kia. 
  1. “Lặn mất tăm” hoặc rút lui khi mối quan hệ đang diễn ra tốt đẹp (ví dụ: bỗng dưng “ghost”; hoặc không gọi điện hoặc nói chuyện trong vài giờ, vài ngày,..sau một cuộc nói chuyện hoặc hẹn hò thân mật).

  1. Xây dựng mối quan hệ với một người không thể có tương lai.Có thể đó là một người ở xa và họ không có nhu cầu chuyển đến đó, một người đã có gia đình, một người họ thấy không muốn sống cả đời,.. 
  2. “Lơ đãng” khi đối phương đang nói chuyện. 
  3. NHớ nhung bạn gái/bạn trai cũ 
  4. Tán tỉnh người khác – một hành vi gây tổn thương lên mối quan hệ và mang đầy sự bất an. 
  5. Giữ bí mật và để mọi thứ mơ hồ – để đối phương phải đoán mình. 
  6. Tránh sự gần gũi về thể xác, ví dụ như không muốn ngủ cùng giường, không muốn đắp cùng chăn, không muốn xảy ra quan hệ gần gũi thân thể, hoặc bước đi nhanh hơn hoặc chậm hơn khi đi cùng đối phương.

Đây là những đoạn trích ra từ sách “Gắn bó yêu thương” của Dr. Amir Levine, Rachel S.F Heller. Trong đó, họ đưa ra những ví dụ cụ thể có thật như: 

– M, một người đã dành năm năm qua với một người mà anh ta thấy không trí tuệ bằng mình. Họ yêu nhau rất nhiều, nhưng luôn có một sự bất mãn tiềm ẩn trong tâm trí M về mối quan hệ ấy. Anh ta có một cảm giác dai dẳng rằng còn thiếu cái gì đó và người tốt hơn chỉ đâu đó quanh đây. Hay K, sống với bạn trai 2 năm nhưng vẫn hồi tưởng về sự tự do mà cô ấy đã tận hưởng khi còn độc thân. Cô ấy dường như đã quên rằng, trong thực tế, cô ấy đã rất cô đơn và chán nản khi ở một mình. 

Nhưng người mang gắn kết né tránh, họ vẫn cảm thấy cô đơn ngay cả khi đang yêu một ai đó, vì họ vẫn luôn dùng những chiếc lược cụ thể để không cho phép bản thân mình mất đi sự tự chủ. Họ giư khoảng cách ngay cả khi ở bên cạnh người mình yêu – như những kẻ đơn độc giữa nơi đông người, họ coi thường sự phụ thuộc và đề cao khả năng độc lập tự túc của bản thân. Và chính việc luôn duy trì khoảng cách tinh thần với những người thân thiết nhất khiến họ khó cảm nhận được cảm giác gần gũi trọn vẹn. 

Gắn bó yêu thương, Tại sao ta yêu, tại sao ta ghét? 

Đặt sách: Tiki  

ART BY HENN KIM

Tác giả: Nguyễn Lê Hoài Thương,

Facebook page: Psychological facts – Tâm lý học và Xã hội học Việt Nam

Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Nguồn : https://tamlyhoctoipham.com/nhung-chien-luoc-vo-hieu-hoa-cam-giac-muon-gan-gui-than-mat-ma-nguoi-ne-tranh-thuong-hay-dung

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ