Tun Phạm: Ở Việt Nam, “phải học giỏi toán mới là người giỏi” là sai quan niệm sai lầm

0

“Ở Việt Nam mình rất hay có kiểu: Phải học giỏi toán thì mới là người giỏi. có thể toán 8, 9 phẩy mà các môn khác dưới trung bình thì trong mắt người lớn vẫn là học sinh giỏi. Nhưng vì sao học giỏi văn, học giỏi lịch sử, địa lý, học giỏi âm nhạc, vẽ… thì không phải là học sinh giỏi?” – Tun Phạm.

Thay đổi tư duy trong dạy con

Nguyễn Tú Nhi – một học sinh cấp 3 chia sẻ, hầu hết học sinh không ai có thể học đều hết 13 môn và để vừa lòng cha mẹ, thầy cô, các em phải tìm đến phao thi, thậm chí một khái niệm mà các em gọi là “gánh team” – người học giỏi tự nhiên sẽ đọc đáp án cho những em học xã hội và ngược lại.

“Giáo viên bây giờ thì ai cũng thông qua con điểm để đánh giá con người, còn Bộ Giáo dục thì như đang dần lấy mất tuổi thơ của học sinh” –Tú Nhi nói.

Nữ sinh viên vừa tốt nghiệp đại học Nguyễn Nhung cũng có những chia sẻ tương tự khi 16 năm đi học là 16 tấm bằng giỏi, là niềm tự hào của cả họ hàng nhưng “bây giờ mình cứ vùng vẫy mãi mà thực sự chả biết mình cần làm cái quái gì để kiếm ra tiền nuôi được bản thân.

Bây giờ chỉ thấy xấu hổ và nhục chứ chả lấy gì làm hay ho ba cái chuyện học giỏi. Giờ cất tấm bằng đại học đẹp thuộc trường tốp đi cho đỡ ê mặt, chỉ vậy thôi”.

Trả lời câu hỏi của một độc giả: “Giải pháp cho vấn đề này là gì?”, anh Lê Hoàng Long cho rằng giải pháp đã có ngay trong bài viết: thay đổi tư duy trong việc dạy con cái.

“Hãy chấp nhận một cách vui vẻ khi con không đạt loại giỏi là bước đầu tiên, chấm dứt suy nghĩ những người học giỏi sẽ đương nhiên thành công sau này và mạnh dạn nói suy nghĩ này với con cái. Bạn làm được không?”

“Giải pháp ở ngay trong tiêu đề đó: sự nổi loạn của tư duy. Tất nhiên, sự nổi loạn ở đây được hiểu theo nghĩa tích cực. Hãy để cho học sinh được tự do tư duy, tự do sáng tạo, tự do xác định con đường đi của mình, thầy cô giáo và cha mẹ chỉ là người hướng đạo chứ không nên là người quyết định” – anh Phạm Hưng khẳng định.

Tuy nhiên, anh cũng cho rằng các nhà quản lý giáo dục nói riêng và các nhà lãnh đạo đất nước nói chung hãy cho phép điều đó xảy ra. “Không có điều này từ phía các nhà quản lý và lãnh đạo, mọi lời nói đều vô nghĩa”.

Định nghĩa học giỏi cần thay đổi

Anh Phạm Quang Nghĩa khẳng định giải pháp là giáo viên cần dũng cảm, phụ huynh nhìn xa, học sinh phải chấp nhận khác biệt để đương đầu với khuôn khổ, sáo rỗng và tính e dè.

Tuy nhiên, thật khó có thể đề nghị giáo viên dũng cảm, khi mà “nếu không đạt thành tích tốt, hiệu trưởng có quyền trả về phòng, về sở. Chúng tôi rất muốn đánh giá thưc chất, có ai cứu cho chúng tôi khi mất việc, đau khi phụ huynh nói dạy dở” – cô giáo Minh Hiền chia sẻ cái khó của các giáo viên.

Tương tự, chị Đào Thị Hường chia sẻ, mặc dù không muốn bắt ép con em mình phải học nhưng xã hội Việt Nam lại luôn đòi hỏi bằng cấp. Nếu không học để có được cái bằng thì ngay cả xin đi học nghề cũng không đc. Một chuỗi bất cập nối tiếp. Không biết xử lý từ đâu, cũng không thể chỉ làm theo một phần. Nên vẫn phải theo cái vòng luẩn quẩn dù muốn hay không.

Không phủ nhận hoàn toàn những kiến thức mang tính học thuật trong nhà trường, anh Trần Văn Trai cho rằng đạo hàm, tích phân là một trong những cơ sở đã làm nên nền văn minh của nhân loại, tuy nhiên khi dạy những kiến thức này cần kết hợp với các ví dụ thực tiễn.

Nhìn ở một góc độ khác, anh Vũ Mạnh nêu ý kiến, không nên “tẩy chay” học giỏi. “Học giỏi không phải là tội, ước muốn học giỏi cũng vậy. Học giỏi, thật giỏi là cách để phần đông con em nông dân, người nghèo vươn lên trong xã hội. Vấn đề là có thật sự giỏi không?”

Có thể tạm dừng cuộc tranh luận bằng ý kiến của anh Hoàng Tùng: Vấn đề không phải ở phụ huynh mà là do chương trình giáo dục và cách đánh giá học sinh. Bộ Giáo dục cần phải thay đổi và học tập các nước phát triển về cách đánh giá học sinh.

Một số thay đổi gần đây về đánh giá học sinh tiểu học không thông qua điểm số là những thay đổi tích cực. Tuy nhiên, cần phải thay đổi cả cách đánh giá học sinh ở các bậc cao hơn nữa.

Định nghĩa như thế nào là học giỏi cần phải thay đổi. Đối với học sinh cần tìm hiểu thế mạnh của từng học sinh mà tư vấn cho phụ huynh phát triển theo hướng phù hợp. Học sinh có thể mạnh lĩnh vực nào cần khuyến khích để các em đi theo lĩnh vực đó.

Không cần thiết phải giỏi tất cả các lĩnh vực, con người vẫn có thể trưởng thành và thành công nếu họ thực sự xuất sắc ở một lĩnh vực nào đó. Khi Bộ GD thay đổi, phụ huynh sẽ thay đổi theo, chiều ngược lại hơi khó”.

Học giỏi để làm gì? Câu hỏi suy ngẫm cho học sinh và phụ huynh

Học giỏi để làm gì? Đã bao giờ bạn nghĩ đến vấn đề này chưa? 12 năm học bắt buộc, 4 năm học đại học, bạn vẫn luôn cố gắng để có thể đạt được kết quả tốt nhất. Trở thành học sinh giỏi toàn diện 12 năm liền, 4 năm liên tiếp đạt học bổng.

Trở thành “con nhà người ta trong truyền thuyết” và rồi bạn làm được gì và nhận được những gì? Sau tất cả thì việc học giỏi để làm gì? Học giỏi mang lại cho bạn những gì?

Đây có lẽ là một câu hỏi đáng suy ngẫm dành cho cả bạn, những người học sinh và cả những bậc phụ huynh đang có con trong độ tuổi đi học. Hãy cùng tìm hiểu câu chuyện “Học giỏi để làm gì” qua bài viết dưới đây nhé!

1. Câu chuyện Học giỏi để làm gì?

Nếu như trong thương trường, câu hỏi “Tiền nhiều để làm gì?” của ông Đặng Lê Nguyên Vũ gây xôn xao dư luận và trở thành câu hỏi viral khắp mạng xã hội. Câu hỏi này được đưa ra trong bối cảnh khi vụ ly hôn nghìn tỷ giữa vợ chồng ông Vũ đang nhận được nhiều sự chú ý, ai đúng ai sai chưa thực sự rõ ràng.

Thế nhưng, “tiền nhiều để làm gì?” khiến nhiều người suy ngẫm và trở thành một câu hỏi mẫu mực trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Và trong đó chính là giáo dục, một câu hỏi tương tự cũng được đặt ra, đó là “Học giỏi để làm gì?”

Học giỏi để làm gì?
Học giỏi để làm gì?

Chắc hẳn chúng ta ai cũng từng là học sinh, đều trải qua cái thời cắp sách tới trường và có những sự ganh đua nhau trong học tập để được khen thưởng, để được tuyên dương và được bạn bè ngưỡng mộ. Hồi bé, học giỏi chỉ đơn thuần là để được bố mẹ thưởng cho cái này cái kia, lớn hơn một chút thì học giỏi là “nghĩa vụ” bởi chả còn phần thưởng nào được đưa ra nữa. 

Thế nhưng, học giỏi để làm gì? Nếu như câu hỏi này được đưa ra thì có lẽ sẽ rất nhiều bậc phụ huynh trả lời rằng:

“Học giỏi để có thể vào trường chuyên, lớp chọn. Vào trường chuyên, lớp chọn có thể đỗ đại học. Đỗ đại học có thể có được một việc làm tốt. Một việc làm tốt thì sẽ không thất nghiệp, như vậy sẽ có tiền. Có tiền rồi sẽ giàu, không phải lo nghĩ gì nhiều.”

Đó là lý do phổ biến nhất cũng là lối suy nghĩ quen thuộc của rất nhiều phụ huynh hiện nay. Giả sử, tất cả mọi điều trên đều đúng, thế nhưng, đến chỗ để không thất nghiệp thì lại có rất nhiều trường hợp được đặt ra. Tức là thực tế thì để không thất nghiệp thì sẽ có nhiều khả năng là phải “chạy” mà nếu đã “chạy” thì bạn không cần phải giỏi cũng vẫn có thể làm được. Hơn hết, những người giỏi thường sẽ không bao giờ làm điều này. 

Câu chuyện về học giỏi
Câu chuyện về học giỏi

Nói đến vấn đề này nhằm mục đích gì? Rất đơn giản, đó chính là việc chúng ta đang trải qua một vòng luẩn quẩn, mặc dù biết nó sẽ có thể rẽ hướng khác nhau thế nhưng vẫn đi theo cái lối mòn quen thuộc ấy và lại trải qua cái vòng tròn đó. 

2. Đi tìm lời giải đáp cho “học giỏi để làm gì?”

Thực tế thì học giỏi không phải là điều xấu, học giỏi cũng sẽ có những lợi thế nhất định sau này. 

Như ở trên đã nói, học giỏi sẽ giúp bạn mở ra một tương lai tươi sáng hơn, như các cụ đã dạy, chỉ có học tập mới là cơ hội tốt nhất để có thể cải thiện được số mệnh cũng như cuộc đời mình. Hay học tập chính là cách “đổi đời” mà hầu như ai cũng có thể vận dụng. 

Ở đây, chúng ta nói đến việc học giỏi một cách thực sự và có tài năng thực sự. Việc học giỏi sẽ giúp bạn có cho mình nhiều tri thức ở các lĩnh vực khác nhau. Như vậy, bạn sẽ dễ dàng thực hiện công việc một cách hiệu quả. Điều này sẽ giúp cho những cơ hội thăng tiến và phát triển sẽ được mở ra, tạo một nền tảng cho những bước tiến lớn sau này. Đây được xem là một điều đảm bảo cho tương lai sau này với một cuộc sống ổn định hơn.

Đi tìm câu trả lời
Đi tìm câu trả lời

Thực tế thì việc học giỏi để đến chặng đường sự nghiệp sẽ giúp bạn giảm tải được những bước không cần thiết. Ví dụ như nếu như những người khác phải “chạy” thì người giỏi thực sự sẽ không cần phải làm điều này. Tức là bạn đi lên bằng chính thực lực của mình. 

Học giỏi không chỉ để đảm bảo cuộc sống sau này, mà học giỏi còn giúp bạn có thể thực hiện được ước mơ của chính mình. Bạn giỏi, bạn biết mình muốn gì và cần phải làm gì để thực hiện điều đó. Chính vì vậy, con đường đi tới ước mơ của bạn sẽ gần hơn với một lộ trình cụ thể, rõ ràng. 

Bên cạnh đó, học giỏi sẽ giúp bạn mở ra cơ hội để tiếp cận được với khoa học công nghệ, những thành tựu nổi bật cũng như cơ hội tiếp xúc với những nền văn minh, những phát minh mới của thời đại, góp phần tạo nên sự phát triển cho xã hội. Cùng với đó chính là cơ hội làm giàu thêm tri thức của bản thân, giúp mình giỏi hơn, có kiến thức đa dạng hơn và phong phú hơn. 

Học giỏi còn là cơ sở cho thấy sự nhận thức và trình độ của bạn cao hơn so với mọi người. Vì vậy, bạn là người có thể phân biệt được những điều gì là tốt, điều gì là xấu, điều gì nên làm và điều gì không nên làm. Nhận thức, suy nghĩ sẽ ảnh hưởng tới hành vi và hành động của bạn trong cuộc sống.

Vì thế người có nhận thức, có trình độ cao sẽ hiểu được những giá trị nhân văn, giá trị thuần phong mỹ tục cũng như các giá trị đạo đức của ông cha ta để lại. Và từ đó, bạn xây dựng được cho mình những chuẩn mực trong ứng xử để trở thành một người đáng tin cậy, có trách nhiệm và biết lễ nghĩa.

Sẽ có nhiều đáp án khác nhau
Sẽ có nhiều đáp án khác nhau

Cộng với đó, học giỏi còn giúp bạn trở thành một người có tiếng nói hơn, bản lĩnh hơn. Khi bạn giỏi, bạn nhận được nhiều sự tin tưởng và ngưỡng mộ hơn từ những điều xung quanh.

Từ đó, tiếng nói của bạn cũng trở nên có giá trị và trọng lượng hơn. Đây là điều mà ta có thể dễ dàng để nhận ra. Bởi thực tế thì chẳng ai sẽ nghe lời của một người không biết tí kiến thức gì liên quan cả.

Không chỉ vậy, học giỏi không chỉ là yếu tố đảm bảo cho chính cuộc sống của bạn mà học giỏi còn là điều ở chính bản thân bạn nhưng lại khiến cho bố mẹ, gia đình của bạn tự hào. Việc bạn học giỏi được xem như một niềm hãnh diện, đáng tự hào mà bố mẹ bạn có được.

Điều này giống như trước kia nhà có người thi đỗ Trạng Nguyên thì sẽ được cả làng chào đón và chúc mừng vậy. Mặc dù giờ không như thế, nhưng đây sẽ là điều mà bố mẹ bạn có thể đi đâu cũng khoe về con mình với sự vui mừng và hạnh phúc luôn hiện diện trên gương mặt của họ vậy. Có lẽ, nhiều bạn sẽ cảm thấy khá buồn cười thế nhưng đây lại chính là niềm hạnh phúc lớn lao của những người làm cha làm mẹ.

3. Những mặt trái của “học giỏi để làm gì?”

Như đã nói ở trên, học giỏi giúp chúng ta có cơ hội để phát triển sự nghiệp, để mở rộng tương lai. Nhưng đây không phải là mục đích duy nhất. Chúng ta trải qua 1000 năm Bắc thuộc, ảnh hưởng mạnh mẽ từ Nho giáo, vì vậy, tư tưởng học để “vinh gia phì thân” thực sự không phải là một tư tưởng có nhận thức đúng đắn.

Nếu học giỏi chi để làm quan ăn sâu và tiềm thức của mỗi người thì cái sự “giỏi” này thực sự liệu có còn giá trị với xã hội, với quốc gia nữa hay không?

Những mặt trái
Những mặt trái

Rất nhiều bài học thực tế đã được đưa ra trước mắt chúng ta. Có những người Tiến Sĩ hôm trước nho nhã xuất hiện trên báo thì hôm sau đã được đưa tin vì tội bất hiếu với người mẹ già nuôi mình ăn học bao nhiêu năm trời.

Những vị Bộ trưởng, Thứ trưởng các ban ngành vừa hôm trước được tung hô thì hôm sau đã rơi vào vòng lao lý,… Đó là những sự sai lệch trong tư tưởng, nhận thức của chúng ta vì suy nghĩ học giỏi để làm quan, để họ hàng mở mày mở mặt.

Học giỏi là sự ganh đua, nếu như giúp nhau cùng phát triển thì đó lại là điều hoàn toàn tốt. Nhưng nếu đây là động cơ khiến mình xấu đi thì tôi nghĩ, thực sự, mình không cần học giỏi.

Các vị phụ huynh thường mong muốn con mình học giỏi, cũng như kỳ vọng vào con quá nhiều để có thể phần nào”thỏa mãn” được tâm lý của mình. Vì thế, sự so sánh giữa con mình và con nhà người ta trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Và điều này có thực sự là đúng đắn hay không?

Với tâm lý bị người mình yêu thương nhất chê bai, trẻ rất dễ sinh ra tâm lý tự tin và lâu dần điều này sẽ trở thành sự căm ghét với những gì hơn mình. Đây thực sự là một trường hợp tồi tệ.

Có thể bạn nghĩ điều tôi nói thực sự vĩ mô quá rồi, nhưng bạn liệu có chắc chắn khẳng định được rằng nó không xảy ra ở trong thực tế hay không? Muốn con học giỏi hơn, chăm chỉ hơn ai cũng muốn.

Nhưng thay vì so sánh và chê bai thì những lời động viên, khuyến khích sẽ là những lời nói đáng được đưa ra hơn cả. Như vậy, động cơ để học giỏi cũng sẽ trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, và khi ấy, đến một độ tuổi nhất định, bạn sẽ có thể tự trả lời cho chính mình câu hỏi “Học giỏi để làm gì?”

4. Vậy, có nên học giỏi hay không?

Câu trả lời là tùy thuộc vào bạn. Bạn nghĩ mình có nên học giỏi hay không? Thực tế, việc giỏi hay không không thực sự quá quan trọng, mà thay vào đó là nhận thức của bạn có thực sự “giỏi” hay không mà thôi. 

Có nên học giỏi không?
Có nên học giỏi không?

Nhận thức “giỏi” bạn sẽ biết được mình học giỏi để làm gì và có một tư tưởng học chính xác hơn. Học giỏi ở đây là để rèn giũa cho bản thân mình có một sự nghiêm túc trong việc tìm kiếm và tiếp thu các tri thức mới. Học giỏi để có thể cống hiến cho cộng đồng, xã hội, tạo dựng và lan tỏa những giá trị tốt đẹp nhất.

Học giỏi để có cho mình một quá trình rèn luyện bản thân, giúp bản thân mình hoàn thiện hơn. Hơn hết, học giỏi để giúp mình nhận thức được vấn đề rằng mình cần có một cái tâm trong sáng hơn, khi rèn giũa được cái tâm thì từ đó, nhận thức và tri thức cũng sẽ dễ dàng được tiếp thu và khai mở hơn rất nhiều.

Một điều quan trọng hơn nữa đó chính là tôi hy vọng các bạn học giỏi và các bạn cảm thấy hạnh phúc vì điều đó. Chúng ta cố gắng học tập, cố gắng đạt được kết quả tốt nhất và chúng ta cảm thấy hạnh phúc vì điều đó. Hạnh phúc vì bản thân đã cố gắng và nỗ lực như vậy, hạnh phúc vì đã có thể nhận được một kết quả xứng đáng với công sức của mình.

Giống như lời Đức Phật đã dạy: “Ta không thấy thành công nào quan trọng hơn cho con người bằng sự hạnh phúc”. Với riêng tôi, học giỏi là để hạnh phúc hơn. Hạnh phúc với những giá trị mà nhờ vào sự học giỏi đó tôi tạo ra được và lan tỏa được cũng như chia sẻ với những người xung quanh mình. 

Hạnh phúc với điều đó
Hạnh phúc với điều đó

Học giỏi để làm gì là câu hỏi mà có lẽ sẽ để lại nhiều suy nghĩ cho tất cả chúng ta, dù là khi còn đi học hay khi đã trở thành một người cha, người mẹ. Dù thế nào, thì học tập cũng sẽ là một quá trình theo ta cả chặng đường đời, vì thế, mong rằng bạn sẽ không tự quá áp lực với chính bản thân mình vì mục tiêu học giỏi.

Để rồi một ngày nào đó, bạn tự đứng trước gương nhìn bản thân mình và tự hỏi: “Bản thân cố gắng nhiều như vậy để làm gì? Suy cho cùng, học giỏi để làm gì?” Nếu có một ngày như vậy, tôi hy vọng bạn sẽ đọc được bài viết này và có được câu trả lời chính xác nhất cho bản thân mình.

Có nhiều bậc cha mẹ định hướng nghề nghiệp cho con từ rất sớm, họ hướng con theo học những môn mà con giỏi nhất. Học giỏi tiếng anh, hướng con học các ngành quốc tế, giỏi vẽ hướng con theo học mỹ thuật, vậy học giỏi toán nên học ngành gì?

Nếu các bậc cha mẹ và các bạn đang phân vân thì hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để có những định hướng tốt nhất cho con nhé.

Tổng hợp



Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Nguồn : https://tapchithanhcong.org/chan-dung-cuoc-song/tun-pham-o-viet-nam-phai-hoc-gioi-toan-moi-la-nguoi-gioi-la-sai-quan-niem-sai-lam.html

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ