Vì sao đời người luôn có những việc không như tính toán?

0

“Nhân hữu thiên toán, Thiên tắc nhất toán” là câu nói được viết trong Tu Chân quán thuộc Ô trấn, thành phố Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang. Tu Chân quán được xưng là một trong tam đại đạo quán Giang Nam.


(Hình minh họa: Qua bornrealist.com)

Từ xa xưa, ở chính giữa cửa lớn của Tu Chân quán có đặt một chiếc bàn tính. Người ta nói rằng, bàn tính mang ý nghĩa rằng, đó là bàn tính mà Thần dùng để suy ra số mệnh của con người.

Ngoài ra, hai bên có treo một câu đối: “Nhân hữu thiên toán, thiên tắc nhất toán”(Người có ngàn tính toán, Trời có một tính toán thôi). Nhưng chữ “toán” đứng trước lại cố ý viết sai. Điều đó ngụ ý rằng “người tính không bằng Trời tính”. Bậc trí giả có ngàn suy nghĩ, tất sẽ có một sơ xuất, “mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”.

Cả đời người, luôn có những sự tình xảy ra ngoài ý muốn, không lường trước được. Hơn nữa, người ta hoàn toàn không thể giải thích được hợp lý, mà chỉ có thể chấp nhận rằng, có lẽ đó là ý của ông Trời. Cho nên, rất nhiều người dù đã tính toán kỹ càng nhưng càng tính càng sai lầm, càng tính càng không trúng. Đó là bởi vì họ quên rằng, ông Trời cũng có cách “tính toán” của mình.

Vậy “tính toán” của ông Trời là gì?


(Hình minh họa: Qua flickr.com)

Những tính toán của ông trời chính là dựa vào “đức” của một người. “Đức” có thể bảo hộ con người trong suốt cuộc đời, “đức” cũng có thể giúp một người hóa nguy thành an.

Ngày nay rất nhiều người tìm tới thầy tướng số để xem vận mệnh của tương lai. Nhưng kỳ thực, họ cũng chỉ có thể đoán ra được những nạn nào sẽ tới trong tương lai, mà không thể trừ bỏ những nạn ấy được. Đương nhiên ở một số phương diện là biết được một chút dự phòng có tác dụng giải hạn chiêu mời may mắn. Nhưng kỳ thực, chẳng qua cũng chỉ là hoãn cái nạn ấy lại về sau này hoặc chuyển hóa nó thành cái nạn khác. Những nạn lớn là không thể tránh được.

Trong “Kinh thi” có viết rằng, con người nên thường xuyên suy nghĩ đến hành vi việc làm của mình, xem có hợp với Thiên đạo hay không. Có rất nhiều phúc báo, không cần cầu mà tự nhiên có. Bởi vì, “chiêu họa, cầu phúc” tất cả là ở tự bản thân mình.

Mặc dù nói rằng, số mệnh của con người là đã được thiên thượng định sẵn từ trước nhưng vẫn là có thể cải biến được. Mọi người chỉ cần đem bản tính lương thiện của mình tăng lên, mở rộng ra, tận lực làm thêm nhiều việc thiện, tích nhiều âm đức. Đây là phúc mà do con người tự tạo ra, người khác có suy tính chiếm đoạt cũng không chiếm được.

Làm sao để có “đức”?


(Hình minh họa: Qua kknews)

“Đức” của mỗi người nhiều hay ít đến từ việc họ làm việc thiện, việc tốt nhiều hay ít. Như thế nào là làm việc thiện tích đức? Hành thiện tích đức chính là làm việc tốt, việc thiện, giúp đỡ mọi người làm điều tốt, hết thảy đều chất chứa lòng từ bi mà làm.

Hành thiện tích đức có thể làm ở bất kỳ nơi đâu, hoàn cảnh nào, cho dù là không có điều kiện tiền bạc. Ví dụ như: Cứu người gặp nạn, bỏ đi những chướng ngại vật có thể gây nguy hiểm cho người khác, nhường đường đi hay nhường chỗ ngồi cho người già…, đó đều là hành thiện tích đức. Cho nên nói, làm việc thiện tích đức có thể bằng cách quyên tiền, cũng có thể bằng cách quyên sức lực. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, có lòng tốt, nói lời tốt, làm việc tốt, làm người tốt thì chính là đang làm việc thiện tích đức.

Công đức lớn hay nhỏ, cách thực hiện công đức không phải thể hiện ở hình thức mà thể hiện ở sự chân thành. Chỉ cần có tâm, không có sự vụ lợi thì cho dù là việc thiện nhỏ cũng tạo thành vô lượng công đức.

Cổ ngữ nói: “Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân”, ý nói đạo trời không phân biệt người thân thích, đối xử công bằng với chúng sinh nhưng làm việc thiện hướng thiện là phù hợp với đạo trời, cho nên đạo trời đối với những người hành thiện đều có sự quan tâm chiếu cố, giúp đỡ người thiện lương, khiến cho quá trình làm việc của họ giống như có thần trợ giúp. Cho nên mới nói đạo trời chỉ có “đức” là thân, một chút đức thiện sẽ tự chiêu mời được phúc báo.

Kiên nhẫn làm việc thiện, tận tâm bố thí cứu giúp người khác và tin tưởng rằng ông trời không bao giờ “bỏ qua” người tốt! “Đức” có thể bảo hộ con người suốt đời, còn “thiện” chính là chìa khóa để tích đức! Cho nên, thay vì tính toán quá nhiều hãy “hành thiện tích đức” thì cuộc đời mới phú quý, bình an, phúc báo tự nhiên đến.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: trithucvn.net

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ