Lý Tiểu Long và 15 triết lý tồn tại mãi mãi
Tác giả Aaron Jahn đã chỉ ra trong bài viết của ông rằng tập luyện võ thuật theo triết lý của Lý Tiểu Long sẽ mang lại những lợi ích mà bạn có thể không ngờ tới.
Tập luyện Jeet Kune Do (JKD) từ khi còn nhỏ, tôi đã học theo triết lý của Lý Tiểu Long từ rất sớm và áp dụng nó vào các bài tập của mình. Tôi thậm chí còn xăm hình những biểu tượng JKD trên cánh tay của tôi.
Mặc dù JKD đã mất đi một số hiệu quả của nó do sự phát triển của những môn võ khác trong vòng 40 năm qua, nhưng triết lý của Lý Tiểu Long thì vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Ông là một nhà tư tưởng vĩ đại, một người đi trước thời đại về võ thuật, sức mạnh và sự điều hòa.
Triết lý của Lý Tiểu Long có thể được áp dụng cho tất cả các môn võ và các môn thể thao mang tính chiến đấu cao. Dưới đây là một số câu nói của ông (và lời giải thích của tôi) mà bạn có thể áp dụng để tập luyện, thi đấu và trong cuộc sống hằng ngày để giúp bản thân có được những thành công mà bạn mong muốn.
“Tôi không sợ những người đàn ông đã tập 10.000 cú đá 1 lần, nhưng tôi sợ người đàn ông đã tập một cú đá 10.000 lần.”
Tức là thành thạo một nhóm nhỏ các kỹ thuật cơ bản quan trọng hơn so với tập một kỹ thuật nào đó chớp nhoáng. Tập luyện nhiều kỹ thuật cùng một lúc có nghĩa là bạn sẽ không thực sự học được gì từ người khác. Lặp lại nhiều lần là điều cần thiết để tạo nên phản xạ tự nhiên.
“Sai lầm luôn tha thứ được, nếu ai đó can đảm để thừa nhận sai lầm.”
Sai lầm là không thể tránh khỏi, nhưng bạn không thể học hỏi từ người khác nếu bạn không hiểu biết. Dẹp bỏ lòng tự tôn của bạn và thay đổi những gì cần phải thay đổi.
“Đừng sợ thất bại. Không phải thất bại mà chính việc đặt ra mục tiêu thấp là sai lầm. Với những nỗ lực tuyệt vời thì thất bại thậm chí còn vinh quang hơn.”
Đừng xấu hổ khi không hoàn thành mục tiêu, miễn là bạn đã làm tất cả mọi thứ có thể. Nếu bạn đặt mục tiêu thấp và thành công, không có gì để tự hào. Phải đặt mục tiêu cao lên.
“Một người thầy tốt là người biết bảo vệ học trò của mình bằng những phẩm chất riêng của chúng.”
Một người thầy tốt không nên dạy học trò cách đấm hoặc đá, hoặc vật lộn. Yếu tố cơ bản là học trò cần phải học nhưng họ cần phải tìm ra phong cách riêng để phù hợp với thế mạnh và điểm yếu về thể chất, tâm lý của họ. Không thể có hai võ sĩ giống hệt nhau.
“Tiếp thu những gì hữu ích, loại bỏ những gì không hữu ích, thêm vào những gì độc đáo của riêng bạn.”
Không phải kỹ thuật trong bất kỳ môn võ nào cũng phổ biến. Một số người có thể thêm vào đó những cách thức riêng của họ, và một số khác thì không, nhưng kỹ thuật/phương pháp phải được tập luyện và hiểu rõ trước khi quyết định thêm vào hay loại bỏ bớt. Trong lịch sử, những võ sĩ lớn thường áp dụng vào trận đấu của họ những chiêu thức rất riêng, không chính thống, một cái gì đó mà không thể dạy được.
“Để thưởng thức nước trong cái cốc của mình, đầu tiên bạn phải làm rỗng nó.”
Cần phải loại bỏ những ý niệm trong tâm trí của bạn trước khi cố gắng hiểu một cái gì đó mới mẻ, hoặc bạn sẽ không bao giờ nắm được tính hữu dụng của nó.
“Hãy tự ý thức, chứ đừng làm một robot lặp đi lặp lại.”
Đừng tiếp thu ngay bất cứ điều gì về mặt giá trị. Ngay cả khi đó là lời khuyên của những võ sĩ hàng đầu hoặc những huấn luyện viên trên thế giới. Hỏi nó và tự hỏi rằng nó có khả thi hoặc nó có thể làm cho bạn tốt hơn hay không.
“Không có cách dùng nào như cách dùng nào, không có giới hạn nào giống giới hạn nào.”
Đừng dùng những hình mẫu nghiêm túc hoặc hoa mĩ. Đừng bao giờ đặt giới hạn cho bất cứ điều gì bạn làm, cho dù đó là các kỹ thuật võ thuật, phương pháp tập luyện hoặc một cái gì đó trong cuộc sống của bạn.
“Nếu bạn không muốn trượt ngã ngày mai thì hãy nói sự thật hôm nay.”
Không thể có bất kỳ lời nói dối nào trong thi đấu. Đó là vẻ đẹp của nó. Ngày nay, nhiều võ sĩ đến Thái Lan để tập luyện nâng cao khả năng. Hãy thành thật với chính mình nếu bạn muốn được tôn trọng.
“Tuân thủ các nguyên tắc mà không bị ràng buộc.”
Các nguyên tắc cơ bản của một môn thể thao hoặc võ thuật phải được củng cố trước khi thành công đến. Nhưng khi các vận động viên đạt đến trình độ thông thạo những vấn đề cơ bản, khi đó họ có thể ứng phó trước những tình huống không ngờ.
“Những người không biết mình đang đi trong bóng tối sẽ không bao giờ tìm thấy ánh sáng.”
Sự thiếu hiểu biết không có chỗ đứng trong võ thuật (hoặc cuộc sống). Nếu một người học trò không hiểu được những sai lầm của họ thì họ sẽ không được giúp đỡ.
“Nóng nảy sẽ biến bạn trở thành một kẻ ngốc.”
Một võ sĩ giỏi không bao giờ mất bình tĩnh. Chỉ cần nhìn vào những võ sĩ muay Thái giỏi nhất ở Thái Lan, họ có vẻ đẹp bên trong sự hung hãn.
“Tôi không ở trong thế giới này để sống theo sự mong đợi của bạn và bạn cũng không tồn tại trong thế giới này vì tôi.”
Tất cả mọi người đều có những cuộc hành trình của họ. Miễn là bạn đang sống thật với chính mình và những người xung quanh, không có áp lực để bạn phải phù hợp với tiêu chuẩn của bất cứ ai. Hãy là một võ sĩ mà bạn muốn trở thành.
“Nếu bạn nghĩ rằng một điều gì đó không thể làm, bạn sẽ chỉ làm cho nó không thể xảy ra.”
Hãy tin là nó có thể, biến nó thành mục tiêu của bạn và cố gắng để làm nó xảy ra. Xem lại triết lý thứ 3.
“Một cuộc chiến không mang lại chiến thắng bằng một cú đấm hay một cú đá. Hoặc học cách chịu đựng hoặc thuê một vệ sĩ.”
Có thể hiểu nôm na là: chiến đấu sẽ gây đau đớn.
—
Nguồn: vothuat.vn, Tấn Huy, http://vothuat.vn/ngoi-sao-vo-thuat/ly-tieu-long-va-15-triet-ly-ton-tai-mai-mai.html