CEO Kaspersky lựa chọn Việt Nam là trung tâm an ninh trong khu vực

0

Ông Eugene Kaspersky, người sáng lập kiêm CEO thương hiệu giải pháp bảo mật Kaspersky, cho biết sẽ lựa chọn Việt Nam như là 1 trung tâm (hub) an ninh của khu vực để hợp tác với các đối tác trong nước.

Phát triển Việt Nam thành trung tâm an ninh trong khu vực

Eugene Kaspersky là một trong những tỷ phú giàu nhất nước Nga với số tài sản lên đến 1,3 tỷ USD. Ông tìm đến với lĩnh vực an ninh bảo mật ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường đại học, và cơ duyên này tìm đến với ông khi chính máy tính của ông bị nhiễm 1 loại virus độc hại.

Ông Eugene Kaspersky vừa đến Việt Nam để gặp gỡ với lãnh đạo các bộ ngành tại Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác với cơ quan chính phủ. Trong dịp này, ông đã có cuộc trao đổi riêng với PV Dân trí về các xu hướng và nguy cơ an ninh mạng hiện nay và cả những mối nguy hại từ những thiết bị IoT vốn đang ngày càng trở nên phổ biến hiện nay.


Ông Eugene Kaspersky – CEO hãng bảo mật Kaspersky.

Theo ông Eugene Kaspersky, hiện tại có 3 mối đe doạ lớn trong lĩnh vực an ninh mạng, trong đó tội phạm mạng ngày càng phổ biến và lan rộng; Các tổ chức tội phạm ngày càng chuyên nghiệp hoá cao hơn rất nhiều; Các cuộc tấn công mạng ngày nay nhằm nhiều hơn vào các hệ thống công nghiệp.

Nhà sáng lập Kaspersky cho hay, hiện tại không có thống kê số lượng tin tặc trên toàn cầu nhưng theo thống kê của Kaspersky thì mỗi một ngày phát sinh ra 350.000 mã độc mới. Đây là con số lớn khủng khiếp. Số lượng tin tặc phát triển những loại mã độc này phải lên tới hàng trăm nghìn, trong đó rất nhiều tin tặc đến từ nhiều quốc gia khác nhau, như Trung Quốc, Nga, Anh, Pháp, Việt Nam…

“Phần lớn tin tặc ngày càng có tính chuyên nghiệp hoá cao hơn. Chúng được trang bị rất tốt để tấn công vào những đích khó nhằm, như các ngân hàng, cơ quan chính phủ. Trên thực tế do tin tặc ngày càng chuyên nghiệp và tinh vi nên rất khó có thể phát hiện được nguồn gốc của tin tặc”, ông Eugene Kaspersky nhấn mạnh. “Một xu thế nghiêm trọng hiện nay là hiện nay các tin tặc đang nhắm tới các thiết bị IoT hoặc các hệ thống công nghiệp”.

Theo ông Eugene Kaspersky, một trong những thách thức lớn nhất của an ninh mạng hiện nay là bảo vệ các hệ thống trọng yếu hoặc các hệ thống quan trọng trước các vụ tấn công an ninh bảo mật. Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới đều đang trở thành đích ngắm của tin tặc vì đều có các hệ thống trọng yếu, như các nhà máy phát điện hoặc các mạng lưới truyền tải điện.

“Việt Nam đang có chiến lược phát triển cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để biến Việt Nam thành một quốc gia công nghiệp phát triển, do đó Việt Nam sẽ bị tác động bởi những cuộc tấn công vào các hệ thống công nghiệp”, người đứng đầu Kaspersky cho hay.

Ông Eugene Kaspersky cho biết ông đã có cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhằm tăng cường hợp tác với cơ quan chính phủ Việt Nam để hỗ trợ nâng cao an ninh mạng, không chỉ ở cấp độ tổ chức mà ở cấp độ quốc gia.


Ông Eugene Kaspersky chia sẻ về các nguy cơ an ninh hiện nay.

Dự định Kaspersky sẽ lựa chọn Việt Nam như là 1 trung tâm (hub) an ninh của khu vực để hợp tác với các đối tác trong nước, là các công ty an ninh mạng của VN để cùng nhau đưa các sản phẩm an ninh mạng ra khu vực ASEAN. “Điều này rất quan trọng với chúng tôi khi tìm kiếm các đối tác về an ninh bảo mật trong nước để cùng bắt tay hỗ trợ cho các khách hàng là các DN lớn, các hạ tầng trọng yếu, các hệ thống công nghiệp bởi cần có sự hỗ trợ từ các đối tác trong nước để mà tìm đến các giải pháp của chúng tôi cho phù hợp với nhu cầu hỗ trợ triển khai, vận hành. Một trong những ưu tiên của chúng tôi là tìm kiếm các công ty an ninh bảo mật ở trong nước để hợp tác với họ và biến họ trở thành đối tác của Kaspersky”, ông Eugene Kaspersky chia sẻ rõ hơn về kế hoạch của mình trong thời gian tới tại thị trường Việt Nam.

Người dùng thiết bị IoT thờ ơ khi bị tấn công

Nói về các thiết bị IoT, ông Eugene Kaspersky cho rằng những thiết bị kết nối Internet hiện nay, như camera, loa thông minh…  ngày càng rủi ro vì các tin tặc đang nhắm tới để tấn công những thiết bị này.

Một ví dụ điển hình là vụ cướp ngân hàng vào năm 2007. Trước khi cướp ngân hàng thì tin tặc đã tấn công vào camera an ninh, tắt hệ thống này trước khi đột nhập vào ngân hàng. Sau vụ tấn công đầu tiên đó thì đến thời điểm này đã có thể thống kê được hàng nghìn vụ tấn công khác nhau nhắm vào các thiết bị IoT.

Ông Eugene Kaspersky cũng nói thêm, 2 năm trước có một con botnet nổi tiếng tên là Mirai, loại virus được phát triển để tấn công hệ thống IoT. Với Mirai, đã có hàng triệu thiết bị IoT đã bị tấn công. Trên thực tế những người sở hữu camera hay các thiết bị IoT đó không quan tâm hoặc không biết mình đang bị tấn công. Điều này rất nguy hiểm.

Hơn nữa, theo CEO Kaspersky, trên các camera an ninh không có chức năng nâng cấp phần mềm để đối phó với các cuộc tấn công mới. Thứ 3 là có quá nhiều loại camera từ chủng loại cho tới nhà sản xuất nên việc sử dụng phần mềm diệt virus thông thường sẽ không hiệu quả. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi phát triển hệ điều hành rất nhỏ cho các thiết bị IoT để ngăn chặn tin tặc tấn công.

Hiện tại thị trường này còn đang rất mới mẻ, Kaspersky đang bắt đầu giai đoạn đàm phán với các đối tác phần cứng trong nước để đưa hệ điều hành này lên các thiết bị IoT, sau đó sẽ mở rộng thị trường sang các nước khác trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, nơi có rất nhiều nhà sản xuất OEM và ODM.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: kaspersky.proguide.vn

Các Doanh nghiệp, tổ chức cần tư vấn, mua các giải pháp, sản phẩm Kaspersky vui lòng liên hệ: Công ty TNHH Vina Aspire | +84 944004666 | info@vina-aspire.com

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ