Lần đầu diễn tập chống tấn công APT quy mô toàn quốc vào hệ thống thực được khoanh vùng

0

Diễn tập quy mô toàn quốc “Phòng chống tấn công có chủ đích APT vào hạ tầng thông tin quan trọng” 2018 có cách làm mới: diễn tập thực chiến với các tương tác đối kháng giữa phòng thủ và tấn công trực tiếp vào các hệ thống thông tin đang hoạt động, đã được khoanh vùng.

Sáng nay, ngày 18/12, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) chủ trì, phối hợp với Cục An toàn thông tin tổ chức chương trình diễn tập ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng toàn quốc năm 2018 với chủ đề “Phòng chống tấn công có chủ đích APT vào hạ tầng thông tin quan trọng”. Có sự góp mặt của hơn 100 đội ứng cứu trên khắp các nước, chương trình diễn tập năm nay được cho là có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, thời gian diễn tập kéo dài 3 ngày từ 18 – 21/12/2018 với phiên khai mạc và bế mạc tại 3 điểm cầu là Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM.


Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng đề nghị các đội tham gia chương trình diễn tập năm nay thực hiện nghiêm ngặt các quy định của Ban tổ chức như: không được tấn công phá hủy, làm lộ lọt thông tin, làm ngưng trệ hệ thống…

Ban tổ chức cho biết, chương trình diễn tập “Phòng chống tấn công có chủ đích APT vào hệ thống thông tin quan trọng” năm nay có hình thức tổ chức hoàn toàn mới: diễn tập thực chiến – thực hiện các phòng thủ, tấn công trực tiếp vào hệ thống thông tin đang hoạt độn, với các tương tác đối kháng giữa phòng thủ và tấn công. Trong đó, Khối Phòng thủ sẽ thực thi các kế hoạch về phòng, chống tấn công APT; Khối Tấn công sẽ sử dụng các công nghệ mã nguồn mở/đóng như: các công cụ khai thác lỗ hổng zero-day, one-day, deface attack, system hacking, web application attack, scanning, vulnerabilities exploit… tùy vào khả năng và năng lực khai thác để thực hiện tấn công tổng hợp, lưu vết hoặc đưa ra các bằng chứng tấn công.

Phát biểu khai mạc chương trình diễn tập, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cho biết, thời gian gần đây, những thay đổi về công nghệ trong cơ sở hạ tầng thông tin đã dần làm thay đổi các quan niệm về an toàn, an ninh mạng truyền thống, tạo ra một môi trường “giàu mục tiêu” cho tin tặc. Nhưng có lẽ yếu tố mới rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay là sự xuất hiện của các chiến dịch gián điệp và phá hoại có tổ chức với quy mô quốc tế.

“Các phương thức tấn công trở nên tinh vi hơn, ứng dụng nhiều yếu tố kỹ thuật phức tạp kèm theo biện pháp khai thác tâm lý xã hội, liên tục tạo ra các biến thể qua mặt các giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh. Các cuộc tấn công APT luôn nằm trong top đầu về hiểm họa an toàn, an ninh thông tin đi kèm với thiệt hại lớn. Các chiến dịch tấn công kiểu này thường dai dẳng, khó lường và được các tổ chức lớn bảo trợ không chỉ nhằm mục đích kinh tế mà còn có thể mang màu sắc chính trị, phá hoại, có thể ảnh hưởng lớn cho nền kinh tế, chính trị của một quốc gia”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Theo nhận định của Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng, với cách làm mới là diễn tập thực chiến với các tương tác đối kháng giữa phòng thủ và tấn công trực tiếp vào các hệ thống thông tin đang hoạt động, đã được khoanh vùng, chương trình diễn tập “Phòng chống tấn công có chủ đích APT vào hệ thống thông tin quan trọng” năm nay sẽ góp phần nâng cao năng lực cho các thành viên Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia.

Đây là cơ hội để các cán bộ kỹ thuật được cập nhật tình hình, phương thức phòng chống tấn công APT; thực hành các kỹ năng, kiến thức của mình vào giải quyết những tình huống cụ thể, từ đó sẵn sàng ứng cứu các sự cố do tấn công APT gây ra đối với hạ tầng thông tin quan trọng quốc gia. Chương trình diễn tập thực tế kéo dài 3 ngày cũng là một cuộc thi để các cán bộ kỹ thuật có dịp giao lưu, cọ sát, nâng cao kỹ thuật và giành được những giải thưởng ý nghĩa của Ban tổ chức. Thông tin từ Ban tổ chức cho hay, kết thúc diễn tập, ba đội có thành tích diễn tập tốt nhất sẽ được trao giải Nhất, Nhì, Ba.

Đối với các đội tham gia diễn tập, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng đề nghị các đơn vị tham gia tích cực, tập trung cùng phân tích, xử lý các tình huống tấn công – phòng thủ vào hệ thống thông tin, thực hành quy trình ứng cứu sự cố trong mạng lưới; áp dụng các chính sách quản lý điều phối trong Quyết định 05 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 20 năm 2017 của Bộ TT&TT; nâng cao ý thức, trình độ cho cán bộ kỹ thuật, từ đó sẵn sàng ứng cứu các sự cố do tấn công APT gây ra đối với hạ tầng thông tin quan trọng quốc gia, thực hiện tốt các nhiệm vụ bảo đảm an toàn mạng, an ninh quốc gia, chủ quyền quốc gia trên không gian mạng Việt Nam. “Các đội tham gia cũng cần thực hiện nghiêm ngặt các quy định của Ban tổ chức như: không được tấn công phá hủy, làm lộ lọt thông tin, làm ngưng trệ hệ thống…”, Thứ trưởng yêu cầu.


Chương trình diễn tập “Phòng chống tấn công có chủ đích APT vào hệ thống thông tin quan trọng” năm 2018 kéo dài trong 3 ngày từ 18 – 21/12 với sự tham gia của hơn 100 đội đến từ các cơ quan, đơn vị , doanh nghiệp là thành viên Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia.

Trong trao đổi tại phiên khai mạc chương trình diễn tập, ông Nguyễn Khắc Lịch – Phó Giám đốc VNCERT, Trưởng Ban tổ chức diễn tập nhấn mạnh, tấn công APT là loại tấn công mạng vô cùng nguy hiểm với các tấn công dai dẳng, phức tạp và tinh vi.

“Mô hình diễn tập dựa trên các tình huống mô phỏng đã được thực hiện qua nhiều năm cho thấy những hạn chế về hiệu quả. Vì vậy, đây là lần đầu tiên VNCERT, với vai trò là cơ quan điều phối quốc gia, đưa ra mô hình diễn tập thực chiến hoàn toàn mới tại Việt Nam. Theo đó, các đội ứng cứu diễn tập phòng thủ, tấn công trực tiếp vào hệ thống thông tin đang hoạt động đã được khoanh vùng trước. Mô hình mới này sẽ giúp các cán bộ chuyên trách đảm bảo an toàn thông tin mạng có cơ hội nâng cao năng lực ứng phó với các tình huống thực xảy ra trong cuộc sống”, ông Lịch chia sẻ.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: ciovn.org

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ