Vì sao máy tính bị hack và bị nhiễm virus, phần mềm độc hại? Cách phòng ngừa
Virus máy tính là một trong những mối lo lắng hàng đầu của người dùng máy tính và internet. Nhưng có một thực tế là ngày nay, tin tặc đã sử dụng nhiều phương thức tinh vi hơn rất nhiều lần nhắm vào chính tâm lý, thói quen của người dùng để lấy thông tin trước khi các kĩ thuật sử dụng phần mềm độc hại chuyên biệt khác được áp dụng.
Bạn có biết vì sao máy tính của mình bị hack? Làm thế nào để phòng ngừa và ngăn chặn nguy cơ này xảy ra với mình? Những cách thức tin tặc bẻ khóa mật khẩu tài khoản người dùng có thể kể đến là:
Key logger – phần mềm sao chép thao tác của người dùng
Phần mềm độc hại xâm nhập vào máy tính sẽ tự động theo dõi, sao chép thông tin thông qua những gì người dùng thao tác trên bàn phím, chuột. Tấn công qua thiết bị di động, hiển thị màn hình giả mạo cũng có thể dễ dàng lấy được mật khẩu. Tin tặc có thể lừa bất cứ người dùng nào có tài khoản cá nhân, theo dõi những gì người dùng tìm kiếm và từ đó giúp chúng có đủ thông tin.
Phishing – lừa đảo
Phishing được biết là kĩ thuật hack phổ biến được dùng nhiều nhất vì chi phí và việc tiến hành khá dễ dàng, bao gồm việc tạo ra ứng dụng giả mạo hoặc tin nhắn giả mạo khiến người dùng cung cấp tất cả thông tin. Tài khoản ngân hàng và tài khoản email thường là đối tượng chính của kiểu tấn công này.
Virus và trojan máy tính
Công nghệ phần mềm diệt virus ngày càng phát triển, các thể loại virus, trojan cũng nâng cấp ngày càng tinh vi hơn và là cách thức yêu thích của hacker. Mặc dù các trang web sẽ tự động khóa tài khoản tự động sau 2 đến 3 lần đăng nhập sai, nhưng nếu người dùng sử dụng mật khẩu qua đơn giản thì không khó để phá vỡ hàng rào bảo vệ này với những công cụ “đoán” mật khẩu cho ra hàng triệu kết quả chỉ trong thời gian ngắn. Chẳng hạn như:
Ví dụ mật khẩu chứa càng nhiều ký tự thì mức độ bảo vệ càng cao:
5 kí tự = 10 giây
6 kí tự = 1,000 giây
7 kí tự = 1 ngày
8 kí tự = 115 ngày
9 kí tự = 31 năm
10 kí tự = 3,000 năm
Cách tạo một mật khẩu đủ mạnh hoặc phòng ngừa nguy cơ bị hack thông tin:
Tin tặc có thể bẻ khóa bất cứ thứ gì có 7 kí tự trở xuống và gần như không thể đoán một mật khẩu có 9 kí tự trở lên, kết hợp với kí tự đặc biệt. Hãy sử dụng nhiều kĩ thuật khác nhau để mật khẩu an toàn hơn như sau:
– Viết hoa chữ cái đầu tiên, kết hợp chữ hoa chữ thường trong mật khẩu, thêm số ngẫu nhiên trong từ, đặt số vào cuối từ, đặt số vào đầu từ, đặt một từ cố định khi kết thúc các mật khẩu…v.v
– Sử dụng công cụ quản lý mật khẩu, tạo mật khẩu ngẫu nhiên.
– Hạn chế chia sẻ những thông tin cá nhân trên mạng xã hội hay các trang web. Tự do chia sẻ thông tin trên mạng xã hội cho phép người khác nhìn thấy trang cá nhân và đặt người dùng vào nguy cơ bị lừa đảo. Không tiết lộ bất cứ điều gì trên Internet hoặc bất cứ ai gọi cho bạn. Microsoft không bao giờ gọi đến khi phát hiện ra lỗi trên máy tính.
– Tránh nhấn vào các đường link không rõ nguồn gốc để không bị điều hướng đến các trang web độc hại. Hạn chế chơi các game bói toán, tử vi, khảo sát, bỏ phiếu, đánh giá yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân. – Chỉ tải phần mềm, các ứng dụng từ nguồn trang web tin cậy.
– Luôn cảnh giác khi truy cập internet. Chỉ truy cập vào các website chính thức. KHÔNG tải tệp tin đính kèm từ nguồn không quen thuộc, ngay cả khi bạn được thông tin mình trúng số hàng triệu đô chẳng hạn
– Sử dụng giải pháp VPN (mạng riêng ảo) để đảm bảo an toàn và riêng tư.
– Sử dụng phầm mềm diệt virus và thường xuyên cập nhật (không áp dụng với người dùng Mac).
Chúc bạn lướt web an toàn và bảo mật!
Thegioibantin.com | Vina Aspire
Nguồn: Kaspersky