Nhu cầu đổi mới sáng tạo ngành Dầu khí
Ông Lý Hoàng Tùng – Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, Bộ Khoa học và Công nghệ trong Hội thảo “Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và ứng dụng vào các nhà máy chế biến dầu khí để nâng cao năng lực cạnh tranh” vào ngày 26/5/2017 tại thành phố Hội An cho rằng, ở Việt Nam cũng như hầu hết các nước Đông Nam Á hiện chưa có chiến lược riêng về thúc đẩy công nghiệp 4.0 hay sản xuất tiên tiến dựa trên nền tảng kết nối số hóa và các công nghệ mũi nhọn như IoT, AI. Do đó, để chủ động nắm bắt cơ hội, đưa ra các giải pháp thiết thực tận dụng tối đa các lợi thế, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của cuộc CMCN 4.0 đối với Việt Nam, những chiến lược quốc gia và nhân lực được đào tạo cho CMCN 4.0 là hết sức cần thiết và cấp bách.
Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan Trung ương, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian từ nay đến năm 2020 tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ liên quan đến chiến lược tầm quốc gia về CMCN 4.0. Trong thời gian sắp tới, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai 3 nội dung liên quan CMCN 4.0 bao gồm:
Xây dựng Chiến lược quốc gia về CMCN 4.0 tại Việt Nam; xây dựng đề án thành lập Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia và phấn đấu khởi công xây dựng trung tâm vào cuối năm 2018; xây dựng mạng lưới nhân lực thực hiện chiến lược quốc gia về CMCN 4.0.
Trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra trên thế giới và từ khi nhận Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận CMCN 4.0, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã nhanh chóng phổ biến đến các doanh nghiệp để nghiên cứu, tìm hiểu và tìm giải pháp đưa CMCN 4.0 vào sản xuất.
Đến nay PVN và các doanh nghiệp thành viên bước đầu đã tăng cường được nhận thức chung về CMCN 4.0 cũng như có những triển khai ứng dụng nhất định. Nhiều cuộc hội thảo, hội nghị như cuộc hội thảo ở Đà Nẵng nêu trên hay Hội nghị về quản lý công tác KHCN lần thứ III, chuyên đề về CMCN 4.0 ngày 18/5/2018 nhằm từng bước tận dụng những lợi điểm và phòng ngừa những tác động tiêu cực của CMCN 4.0 lên toàn ngành Dầu khí, cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh trước sức ép của toàn cầu hóa và nhu cầu đổi mới sáng tạo để tồn tại và phát triển.
Những thách thức của ngành năng lượng
Theo báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam năm 2017 của Bộ Công Thương, ngành năng lượng hiện đang đứng trước các thách thức lớn như sau:
Nhu cầu năng lượng, nhất là nhu cầu điện, tăng nhanh: Đến năm 2035, tổng nhu cầu năng lượng cuối cùng tăng gấp gần 2,5 lần so với năm 2015. Vào năm 2035, mức tiêu thụ năng lượng trong giao thông vận tải được dự báo sẽ tăng nhanh nhất (5,7%/năm). Năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp có tốc độ tăng 5,0%/năm trong giai đoạn 2016-2035.
Từ năm 2015, Việt Nam đã trở thành quốc gia nhập khẩu tịnh năng lượng, với tỷ lệ nhập ròng khoảng 5% tổng năng lượng cung cấp. Tỷ lệ nhập khẩu ròng năng lượng được dự báo sẽ ngày càng tăng.
Tài nguyên năng lượng sơ cấp truyền thống đang dần cạn kiệt. Thủy điện lớn và vừa sẽ được khai thác hầu hết khi từ gần 18GW hiện nay sẽ đạt công suất khoảng 21,6GW vào năm 2020. Than nội địa hiện nay đã không đủ cung cấp cho các nhà máy điện. Với quy hoạch khai thác than đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, than còn có thể khai thác được trong vòng 70 năm, nhưng không đáp ứng được nhu cầu. Tài nguyên dầu mỏ, khí đốt sẽ giảm dần và cạn kiệt trong 60 năm tới.
Yêu cầu giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ ngành năng lượng đang ngày càng cao để bảo đảm phát triển bền vững.
Mặc dù ở Việt Nam hiện nay, theo thống kê của Viện Năng lượng, dầu và khí chiếm khoảng 41% tỷ phần năng lượng cơ bản. Dự báo đến năm 2100, nhu cầu năng lượng sơ cấp không tăng, vẫn giữ ở mức 18 tỉ tấn/năm dù dân số và GDP tăng nhờ áp dụng các biện pháp và phổ biến các thiết bị thông minh tiết kiệm năng lượng. Vai trò dầu khí như nguồn năng lượng chủ lực sẽ được thay thế và nhường chỗ cho các nguồn năng lượng tái tạo sạch mới.
Một số khuyến nghịBên cạnh đó, bản thân phân ngành Dầu khí cũng có những thách thức đặc thù như: Chất lượng và quy mô nguồn lực chưa đủ tạo bứt phá và sức cạnh tranh trong hội nhập, năng suất lao động và sức cạnh tranh đặc biệt về sức sáng tạo và năng lực trí tuệ còn thấp; hệ thống quản trị vẫn theo mô hình quản lý doanh nghiệp Nhà nước, chưa theo chuẩn quốc tế liên kết từ công ty mẹ đến các công ty thành viên trong Tập đoàn; việc áp dụng các thành tựu và công nghệ nhằm giảm giá thành tấn trữ lượng thăm dò và tấn dầu khai thác, tấn sản phẩm chế biến, mở rộng thăm dò, khai thác ra vùng biển nước sâu, cải thiện hiệu quả khai thác và sử dụng tài nguyên dầu khí, đặc biệt đối với khí có hàm lượng CO2 cao chưa được sâu rộng và hạn chế; công nghiệp phụ trợ, chế tạo và sản xuất những sản phẩm từ dầu khí có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường, bảo đảm giá trị chuỗi từ sản xuất đến phân phối chưa phát triển; hệ thống nghiên cứu ứng dụng chậm đổi mới, thời gian biến từ ý tưởng công nghệ sang nghiên cứu phát triển và sản xuất ứng dụng còn khá dài.
CMCN 4.0 đòi hỏi một sự chuyển đổi mạnh mẽ sang kỹ thuật số hóa (Digital Transformation).
Theo nghiên cứu “Sáng kiến chuyển đổi số của ngành công nghiệp dầu và khí” (Digital Transformation Initiative Oil and Gas Industry) của Diễn đàn Kinh tế thế giới cộng tác với Hãng tư vấn Accenture, khuyến nghị những bước chuyển đổi của ngành Dầu khí:
Lãnh đạo cần thiết lập ưu tiên cao nhất cho công việc chuyển đổi số. Giống như bất kỳ những biến đổi lớn khác, công việc này cần phải được lãnh đạo thực hiện từ cấp cao nhất bao gồm thiết lập một tầm nhìn rõ ràng, cam kết tài trợ và bố trí các nguồn lực và tích cực nỗ lực thay đổi.
Đầu tư vào vốn con người và phát triển các chương trình quản lý tài năng nhằm thúc đẩy đổi mới tư duy về chuyển đổi số vì một lực lượng lao động kỹ thuật số am hiểu, vừa tạo khả năng nền tảng của sự biến đổi vừa tạo động lực chính để tối đa hóa giá trị chuyển đổi.Định hình một nền văn hóa đổi mới và áp dụng công nghệ. Cần phải thực hiện những ý tưởng mới và thay đổi cách thức làm việc.
Đặt ra cách tiếp cận có phương pháp nhằm phát triển các năng lực mới này và mở rộng quy mô công nghệ và nền tảng kỹ thuật số.
Cải cách kiến trúc dữ liệu của công ty dữ liệu, tích hợp và khả năng tương tác của các nền tảng dữ liệu rất quan trọng.
Theo một khảo sát Accenture gần đây (xem hình vẽ), dữ liệu và phân tích dữ liệu (Big Data and Analytics), IoT và các thiết bị di động đang nổi lên như là các chủ đề kỹ thuật số ưu tiên cho các công ty dầu khí trong tương lai.
Tóm lại, công nghiệp 4.0 liên kết công nghệ thực và ảo, tự động hóa với dây chuyền sản xuất thông minh có thể tạo đột phá cho ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam, đòi hỏi đổi mới tư duy trong quản lý và điều hành, thực sự xem khoa học và công nghệ là công cụ quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững.
Tài nguyên năng lượng sơ cấp truyền thống đang dần cạn kiệt. Thủy điện lớn và vừa sẽ được khai thác hầu hết khi từ gần 18GW hiện nay sẽ đạt công suất khoảng 21,6GW vào năm 2020. Than nội địa hiện nay đã không đủ cung cấp cho các nhà máy điện. Tài nguyên dầu mỏ, khí đốt sẽ giảm dần và cạn kiệt trong 60 năm tới. |