Thách thức trong lĩnh vực điện lực của PVN [Kỳ 1]: Nhìn nhận chung

Trong bối cảnh Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang gặp khó khăn nhiều mặt, trong đó, nhiều lĩnh vực hoạt động, nhiều dự án bị đình trệ, bế tắc, Chính phủ liên tiếp “thay tướng” về PVN, nhưng hiệu quả không như mong muốn. Vậy, những vấn đề gì đang thách thức Người dầu khí Việt Nam? Ở đâu, như thế nào? Nếu những bế tắc không sớm được giải quyết, hậu quả sẽ ra sao? Giải pháp nào để PVN vượt thách thức?

0 396

Trước khi đề cập đến các chuyên ngành: Thăm dò, khai thác, chế biến, thương mại, dịch vụ kỹ thuật dầu khí… Hội đồng Phản biện Tạp chí Năng lượng Việt Nam thực hiện chuyên đề “Những thách thức trong lĩnh vực điện lực của PVN – Cần các giải pháp hữu hiệu”. Rất mong nhận được sự chia sẻ, góp ý, phản biện của các nhà quản lý, chuyên gia và bạn đọc

KỲ 1: NHÌN NHẬN CHUNG VỀ NHỮNG THÁCH THỨC HIỆN HỮU TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN LỰC CỦA PVN HIỆN NAY

I. Chức năng, nhiệm vụ trong lĩnh vực công nghiệp điện của PVN:

Ngày 29/8/2006, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 198/2006/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Đề án hình thành Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Trong đó, quy định Công ty mẹ – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là công ty Nhà nước được hình thành trên cơ sở tổ chức lại bộ máy quản lý, điều hành, tham mưu giúp việc và các ban quản lý dự án của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (PV Power). Đồng thời quy định 4 tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con, trong đó công ty mẹ do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Một trong số đó là Tổng công ty sản xuất và kinh doanh điện (thành lập mới khi các nhà máy điện do PVN làm chủ đầu tư đi vào hoạt động). Từ đó, Nhà nước chính thức xác định công nghiệp điện (cụ thể ở đây là đầu tư, sản xuất và kinh doanh điện) là một trong các ngành nghề chính của PVN, cũng như xác định đầu tư xây dựng các nhà máy điện – đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng là một trong những nhiệm vụ chính nhằm đáp ứng nhu cầu điện năng ngày càng cao để phát triển kinh tế.

Lĩnh vực này, sau này đều được thể chế trong các văn bản pháp luật Nghị định quy định về Điều lệ tổ chức và hoạt động của PVN. Cụ thể là:

1/ Quyết định số 190/2010/QĐ-TTg ngày 18/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển Công ty mẹ – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

2/ Quyết định số 190/2011/QĐ-TTg ngày 29/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của PVN.

3/ Nghị định số 149/2013/NĐ-CP ngày ngày 31/10/2013 của Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của PVN.

4/ Nghị định số 07/2018/NĐ-CP ngày ngày 10/1/2018 của Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của PVN.

II. Quy mô sản xuất, đầu tư xây dựng:

Lĩnh vực sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng điện là một trong những ngành nghề chính của PVN. Theo Quy hoạch phát triển điện quốc gia các giai đoạn 2006 – 2010 và 2011 – 2020, có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VI, Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh), PVN được Thủ tướng Chính phủ giao triển khai 15 dự án nguồn điện.

Năm 2007, PVN thành lập Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) và các ban quản lý dự án (QLDA) để quản lý đầu tư xây dựng và vận hành các dự án điện theo nhiệm vụ Chính phủ giao.

Như vậy, trong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, về mô hình tổ chức đầu tư lĩnh vực điện, có các đơn vị điều hành quản lý dự án điện – đó là các ban quản lý dự án trực thuộc PVN (như Ban Quản lý dự án Điện lực Dầu khí Sông Hậu 1, Ban Quản lý dự án Điện lực Dầu khí Long Phú 1, Ban Quản lý dự án Điện lực Dầu khí Thái Bình 2) trực tiếp điều hành các dự án do PVN là chủ đầu tư, và các ban quản lý dự án trực thuộc PV Power, điều hành các dự án do PV Power là chủ đầu tư (như dự án điện khí Nhơn Trạch 3 và 4).

Trước đây, các dự án lớn như Nhiệt điện Vũng Áng 1 được PVN đầu tư (thông qua Ban QLDA Điện lực Dầu khí Vũng Áng – Quảng Trạch điều hành thực hiện), sau khi hoàn thành được bàn giao tài sản cho PV Power quản lý sản xuất. Tuy nhiên, sau khi PV Power được cổ phần hóa (tháng 12/2017) – trở thành công ty cổ phần (hiện PVN sở hữu 79,94% tổng số cổ phần) thì các dự án nhiệt điện đang đầu tư xây dựng do Ban QLDA Điện lực Dầu khí quản lý, sau khi hoàn thành, dự kiến sẽ trở thành Công ty điều hành sản xuất nhà máy điện – chi nhánh của PVN để vận hành sản xuất, kinh doanh điện.

Đến nay, 7 nhà máy điện đã vận hành với tổng công suất 4.205 MW, bao gồm: Cà Mau 1 và 2 (1.500 MW), Nhơn Trạch 1 (450 MW), Nhơn Trạch 2 (750 MW), Thủy điện Hủa Na (180 MW), Thủy điện Đăkđrinh (125 MW), Thủy điện Nậm Cắt (3,2 MW) và Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 (1.200 MW) và được PVN giao cho PV Power quản lý sản xuất, vận hành.

Cùng với đó là 8 dự án đang được Chính phủ giao PVN làm chủ đầu tư, với tổng công suất 11.400 MW. Trong đó, giai đoạn 2016 – 2020 có 3 dự án và giai đoạn 2021 – 2025 có 5 dự án. Hiện nay, cả 8 dự án đang đầu tư xây dựng đều gặp khó khăn, vướng mắc và không thể hoàn thành theo tiến độ trong Quy hoạch điện VII (điều chỉnh). Cá biệt, có dự án đang bị “mất phương hướng” trong việc tiếp tục đầu tư xây dựng và đang đang có nguy cơ hư hỏng máy móc, thiết bị nghiêm trọng. Trong đó, số các dự án chuẩn bị đầu tư, có 2 dự án đã phải chuyển giao chủ đầu tư khác.

III. Một số khó khăn và giải pháp:

1. Những khó khăn, vướng mắc chính:

Trong 4 năm vừa qua, với tình trạng các lãnh đạo ở nhiều cấp từ Tập đoàn đến các đơn vị vướng sai phạm và liên tục bị xử lý ở các cấp độ khác nhau. Hiện tại, tâm lý của cán bộ quản lý và người lao động nhiều lo âu, bất ổn. Xuất hiện nhiều tư tưởng sợ trách nhiệm, hoặc “rút kinh nghiệm” theo xu hướng “không làm thì không sai”, những vướng mắc “không dại gì” mà đề xuất phương án giải quyết nếu không nằm trong quy định của chính sách v.v…

Đặc biệt, những vướng mắc khi được báo cáo các cấp đều bị né tránh, vòng đi vòng lại nhiều lần, dó đó, một số dự án bị đình trệ, không có lối ra.

Những khó khăn, vướng mắc của các dự án điện sẽ được phân tích cụ thể (trong các bài viết tiếp theo), ở đây, chúng tôi xin nêu sơ bộ một số vấn đề như sau:

Một là: Đối với các dự án đã vận hành, đang sản xuất (nổi cộm là nhà máy điện Cà Mau 1 – 2 và Nhà máy điện Nhơn Trạch 1), đó là (i) Những vướng mắc trong thực thi hợp đồng mua bán điện giữa EVN với PV Power về 2 nhà máy điện Cà Mau xung quanh vấn đề tỷ giá thanh toán, nợ đọng tiền điện và chuyển đổi hợp đồng; và (ii) Những vướng mắc trong chuyển đổi hợp đồng bao tiêu sản lượng khí sang điện và sản xuất trong tình trạng thiếu hụt lượng khí đối với Nhà máy điện Nhơn Trạch 1.

Hai là: Đối với 3 dự án điện lớn đang xây dựng, gồm:

– Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 1: Chậm tiến độ do những vấn đề phát sinh khối lượng, nội dung kỹ thuật và khắc phục những trở ngại trong công tác quản lý dự án trước đây, cũng như các đơn giá định mức chưa được xác định, hoặc quá chậm để làm cơ sở triển khai.

– Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2: Đình trệ do những hệ lụy từ những sai phạm của Tổng thầu PVC trước đây và sai phạm của một số cá nhân lãnh đạo PVN và Tổng thầu. Hiện tại, một số cơ chế, chủ trương chưa được quyết định để làm cơ sở cho việc thực hiện tiếp dự án.

– Dự án Nhiệt điện Long Phú 1: Dừng dự án do ảnh hưởng Lệnh cấm vận của Chính phủ Hoa Kỳ đối với nhà thầu Nga (Power Machin – PM) trong liên danh tổng thầu EPC nhà máy. Hiện nay, công tác đàm phán giữa các bên để tiếp tục thực hiện đang bế tắc do các điều kiện PM đưa ra vượt ngoài thẩm quyền PVN và không phù hợp với các quy định hiện hành về đầu tư tại Việt Nam.

2. Một số giải pháp ban đầu để khôi phục lại hoạt động của PVN trong lĩnh vực sản xuất và xây dựng công trình điện lực:

Thứ nhất: Bình ổn lại tâm lý, tâm thế của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, viên chức và người lao động để họ an tâm lao động sản xuất, cống hiến. Muốn vậy, Chính phủ và các cơ quan quản lý pháp luật cần có giải pháp tạo tâm lý tin tưởng, ổn định cho các cán bộ và người lao động đang làm việc.

Thứ hai: Tập trung xác định các biện pháp, giải pháp nhằm đưa những dự án (tuy đang xây dựng dở dang) nhưng đang trong giai đoạn cuối tiếp tục hoàn thành đóng điện, như Nhiệt điện Sông Hậu 1, Nhiệt điện Thái Bình 2 trong năm 2021, 2022. Trong đó, Chính phủ và các bộ, ngành cần ủng hộ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và cho phép lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được tiếp tục triển khai các quyết định chuyên môn đã được Thủ tướng Chính phủ (trong các giai đoạn trước đây quyết định). Còn đối với Nhiệt điện Long Phú 1 cần có quyết sách của Chính phủ về phương án tổng thể xử lý các khó khăn vướng mắc cho dự án.

Thứ ba: Tái cơ cấu đội ngũ cán bộ chủ chốt, có tâm, có tầm và dám vì công việc chung, song song đó là củng cố xây dựng đội ngũ làm công tác pháp lý mạnh để tạo động lực mới cho PVN trong thực thi nhiệm vụ.

Thứ tư: Xác định mô hình tổ chức sản xuất của các dự án điện do PVN làm chủ đầu tư và các ban QLDA điện lực dầu khí trực tiếp quản lý điều hành theo hướng lập các Chi nhánh Tập đoàn – Công ty sản xuất điện tương ứng từng dự án để các cán bộ dự án an tâm cống hiến và sử dụng những hiểu biết của mình trong giai đoạn xây dựng, cũng như cho giai đoạn vận hành sản xuất.

Thứ năm: Các bộ, ngành hỗ trợ giải quyết dứt điểm những tồn tại về cơ chế kinh doanh bán điện giữa PVN và EVN đối với các nhà máy điện khí đã, đang vận hành phát điện.

Kỳ tới: Nút thắt trong sản xuất điện của PVN

Thegioibantin.com VinaAspire News

Nguồn bài viết nangluongvietnam.vn
Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ