Có hay không việc dùng “thuốc thôi miên” để cướp tài sản?

0

Thời gian vừa qua, một số tỉnh, thành trong cả nước đã xảy ra hiện tượng cướp tài sản bằng “thuốc thôi miên”. Theo lời tường thuật của các nạn nhân thì sau khi tiếp xúc, trò chuyện với các đối tượng, họ đã tự động lấy tiền, tháo nhẫn, lột dây chuyền đưa cho bọn chúng. Vậy “thuốc thôi miên” là gì? Nó có thật không hay chỉ là lời đồn đại?

Những vụ việc điển hình

Ngày 17/12/2012, chị T., 43 tuổi, cư trú tại huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang khi đang ở nhà một mình thì có một chiếc ôtô dừng lại trước cửa, trên xe bước xuống 2 người, tự giới thiệu là nhân viên tiếp thị mỹ phẩm.

Theo lời chị T. thì: “Một trong 2 người đó đưa cho tôi coi mấy mặt hàng như chai lăn nách khử mùi hôi, dầu gội đầu rồi kêu tôi ngửi thử để đánh giá mùi thơm. Lúc đưa mấy thứ đó ra, họ còn búng búng ngón tay về phía tôi nữa…”.

Vẫn theo chị T., khi họ búng ngón tay về phía chị, chị cảm giác như có những hạt bụi dính vào mặt, vào cổ và chỉ vài phút sau, chị không biết gì nữa. Đến lúc định thần lại, mới hay vòng vàng, lắc, dây chuyền, nhẫn vàng và một két sắt trong có 4.500 đôla Úc cùng một số giấy tờ nhà đất đã biến mất. Chị T. nói: “Tôi chỉ còn nhớ hai người này da ngăm đen, cổ tay đều có hình xăm nhưng không rõ hình gì”.

Một vụ khác, nạn nhân là bà V., ở huyện Bình Chánh, TP HCM. Vào giữa tháng 1/2013, trên đường từ chợ Đệm về nhà và lúc đi đến đường Nguyễn Cửu Phú, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh thì có 4 người, gồm 2 nam 2 nữ đi trên 2 chiếc xe gắn máy bám theo bà rồi hỏi bà biết chỗ nào mua bột ngọt thì giới thiệu cho họ để cùng hợp tác làm ăn.

Bà V. nói: “Thấy nghi ngờ vì muốn bán bột ngọt, sao họ không vào các tiệm tạp hóa hay cửa hàng để hỏi, mà lại hỏi người đi đường như tôi nên tôi làm như không nghe, cứ cho xe chạy thẳng”.

Thấy bà V. không trả lời, cả nhóm vọt lên, qua mặt bà rồi bất ngờ thắng lại, chặn đầu xe bà. Bực mình, bà V. tháo khẩu trang ra, tính quạt cho 2 đôi nam nữ ấy một trận nhưng chưa kịp nói gì thì một kẻ trong bọn đã vung tay lên ra vẻ phân trần.

Bà V., kể tiếp: “Trong chốc lát, tôi thấy người đờ đẫn, chân tay bủn rủn, muốn phản ứng mà không nhúc nhích được, thậm chí muốn la lên cầu cứu cũng không há miệng được”. Chỉ sau khi 2 đôi thanh niên nam nữ này đi khuất, bà V. mới phát hiện toàn bộ nữ trang đeo trên người cùng 1 triệu đồng mất sạch!

Vậy thì thủ phạm đã dùng biện pháp gì để lột sạch tài sản của nạn nhân mà họ không hề chống cự? Theo một bác sĩ chuyên ngành gây mê hồi sức ở Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy, thì: “Chắc chắn nó không phải là thuốc gây mê dùng trong y khoa vì y khoa có 2 loại thuốc mê là dạng tiêm và dạng hít. Tiêm thì không dễ dàng đứng giữa đường cắm kim vào thân thể người ta.

Còn hít – nếu không áp sát nạn nhân, chụp mặt nạ có thuốc mê hay phun trực tiếp dung dịch gây mê vào cơ quan hô hấp của nạn nhân – thì thuốc mê sẽ tán phát trong không khí nên dù nạn nhân có hít phải, cũng không đủ liều để mê man – mà khả năng là họ sử dụng chất Scopolamine, bào chế từ cây Borrachero – một loại cây dại mọc phổ biến ở Colombia. Scopolamine có thể xóa trí nhớ và làm mất ý thức tạm thời”.

Scopolamine là gì?

Scopolamine là dược phẩm nằm trong nhóm các thuốc chống tiết cholin (anticholinergics), tác động lên hệ thần kinh trung ương, giúp cho các cơ dạ dày và ruột êm dịu. Nó ngăn ngừa chứng buồn nôn và ói mửa sau khi gây mê để phẫu thuật. Nó cũng được dùng để chống nôn do say tàu xe. Theo quy định, Scopolamine chỉ được bán theo toa bác sĩ – ngoại trừ miếng dán.

Ở dạng hít, Scopolamine không màu, không mùi vị, có thể gây ra tình trạng hoang tưởng ảo giác rất mạnh. Đặc biệt là chỉ từ 2 đến 3 phút sau khi hít vào, Scopolamine ngăn chặn không để ký ức hình thành nên vì vậy, những sự kiện xảy ra trong giai đoạn thuốc ảnh hưởng tới não bộ sẽ không được ghi lại.

Đến lúc thuốc hết tác dụng, người hít phải không thể nào nhớ nổi chuyện gì đã xảy ra nên hầu hết nạn nhân đều cho rằng mình bị “thôi miên”.

Một cán bộ Cảnh sát Hình sự – Công an TP HCM, nói: “Đã xảy ra các trường hợp người ngoại quốc dùng những tờ tiền có mệnh giá lớn, sau khi mua hàng hoặc đổi tiền xong, người bán hàng, đổi tiền bỗng thấy mất một số tiền lớn.

Khi trình bày với chúng tôi, các nạn nhân đều nói rằng lúc đổi tiền, trả tiền thừa, những người ngoại quốc tỏ thái độ không đồng ý với số tiền thối lại rồi sau một lúc vung tay múa chân, họ bỏ đi. Đến lúc này, nạn nhân mới phát hiện là tiền trong tay, trong túi đã mất”.

Thoạt đầu, Scopolamine (hay còn gọi là Burundanga – dân giang hồ thì mệnh danh nó là “hơi thở của quỷ”) được bào chế từ cây Borrachero – một loại cây mọc hoang ở Colombia. Nó có tán lá rộng và xanh với những bông hoa màu trắng, hoặc vàng, rủ xuống như chiếc chuông nhỏ.

Ở Colombia, từ lâu người ta đã biết đến sự nguy hiểm của cây này. Nhiều phụ nữ ở Columbia khi đến trình báo với cơ quan cảnh sát địa phương đều cho rằng họ bị “thôi miên”, dẫn đến hiện tượng tự nguyên đưa hết tiền bạc hoặc tự nguyện chịu… hãm hiếp! Đến khi tỉnh lại, thấy tài sản bị mất sạch hoặc đau đớn ở vùng kín thì họ mới biết tai họa đã xảy ra với mình.

Tiến hành điều tra, Cảnh sát Colombia phát hiện đây không phải bùa mê thuốc lú, mà thủ phạm chính là cây Borrachero. Bác sĩ Camilo Uribe, chuyên gia hàng đầu về ma túy của FDA (Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ), nói: “Khi nạn nhân bị “thôi miên” vì những loại thuốc hướng thần khác, họ vẫn có thể nhớ lại những gì đã xảy ra. Trái lại với Scopolamine, họ không nhớ gì hết vì các ký ức không được ghi lại trong não”.

Đó cũng là lý do tại sao những năm gần đây, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra cảnh báo đối với du khách, cẩn thận với “những tên tội phạm sử dụng thuốc Scopolamine nhằm vô hiệu hóa tạm thời khách du lịch”.

Bộ Ngoại giao và Thương mại Quốc tế Canada cũng khuyên du khách đến các vùng nông thôn Colombia nên tránh vào quán bar một mình, cẩn thận với nước uống và đồ ăn nơi đây.

Ngay cả trên website của Bộ Ngoại giao Colombia cũng nhắc nhở khách du lịch cảnh giác với chất Scopolamine khi chúng được hòa với sữa, nước, thuốc lá hay hít qua đường hô hấp… Cũng cần nói thêm là một số cơ quan tình báo của một số nước, đã dùng Scopolamine làm thuốc “khai sự thật”.

Vậy thì những vụ lừa đảo xảy ra trong thời gian vừa qua tại nước ta có phải là do Scopolamine? Ông Hồ Đức P., 42 tuổi, trú tại thôn Đắk Hòa I, xã Đắk Hòa, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông, kể lại: “Hôm đó tại cửa hàng thu mua nông sản của tôi, có hai người nước ngoài đi ôtô, nói tiếng Việt bập bõm, hỏi mua 2kg cà phê. Nhận tiền xong, tôi thấy đau đầu, chóng mặt”.

Ngay lúc đó, 1 trong 2 người đề nghị ông Phúc đổi tiền nước ngoài sang tiền Việt để dễ tiêu xài. Ông P. đồng ý, rồi mở két sắt lấy tiền đưa cho 2 người nọ.

Ông kể tiếp: “Không hiểu sao khi đưa cho họ tiền Việt, tôi lại không nhận tiền của họ và không nhớ được loại tiền họ định đổi là tiền nước nào, mệnh giá bao nhiêu”. Lấy được tiền, 2 người đàn ông nhanh chóng lên xe, biến mất. Đến 17h cùng ngày, vợ ông P. khi mở tủ, thấy mất 34 triệu đồng.

Tương tự như vậy, anh Đỗ Văn Đ. ở Phú Thọ cũng không biết vì sao mình lại mất gần chục triệu đồng. Hôm đó, khi đang chở hàng trên quốc lộ 32 thì một chiếc taxi từ phía sau tiến sát bên anh.

Anh kể: “Trên xe có 3 người, cả tài xế lẫn khách đều là người nước ngoài. Họ vẫy tay ra hiệu cho tôi dừng lại rồi một người da đen cao lớn mở cửa, bắt tay chào tôi bằng thứ tiếng Việt lơ lớ.

Tiếp theo, hắn đưa ra một tấm bản đồ, hỏi đường lên Lào Cai”. Được anh Đ. chỉ dẫn tận tình, gã da đen móc tờ tiền Việt, mệnh giá 100.000 đồng, nhờ anh Đông đến một quán ăn gần đó, đổi lấy 2 tờ 50.000 đồng.

Anh Đ. kể tiếp: “Chẳng hiểu sao tôi lại lôi cả bọc tiền 20 triệu đồng trong người ra, đưa hết cho thằng da đen”. Một hồi sau khi chiếc ôtô đã mất dạng, anh Đ. choàng tỉnh, kiểm tra lại thì bọc tiền 20 triệu đã bị rút mất gần 10 triệu.

Scopolamine đã có ở Việt Nam?

Trong quá trình tìm hiểu thông tin tư liệu để viết bài này, chúng tôi rất bất ngờ khi nghe nói ở Đà Lạt, nhiều nơi có mọc một loại cây hoang dại, thân mềm, chiều cao tối đa khoảng 5m, hoa dài trung bình 25cm, màu trắng hoặc vàng nhạt, mùi thơm nhẹ, lá có vị đắng và lợ, hình thức giống lá thuốc lá.

Điều đặc biệt là tất cả các bông hoa khi nở đều chúi đầu xuống đất, giống với cây Borrachero dùng để chiết suất ra chất Scopolamine ở Colombia. Loại cây này được dân địa phương gọi là cây “hoa loa kèn”.

Theo lời một số lão nông, thì cây loa kèn dại mọc thành bụi, súc vật ăn vào sẽ bị ngộ độc, khác hẳn với những loại loa kèn bán ngoài thị trường, hiện đang được trồng tại các nhà vườn.

Theo cuốn “Cây cỏ Việt Nam” của giáo sư Phạm Hoàng Hộ, xuất bản năm 2003, cây hoa loa kèn Đà Lạt được miêu tả là cây Brugmansia suaveolens hoang dã, dạng tiểu mộc, cao đến 4 hoặc 5m; cành trắng. Lá có phiến như lá thuốc lá, to, dài từ 15 đến 20cm, đáy bất xứng, đầu nhọn; cuống dài 2 đến 3cm.

Hoa thòng, trắng, to, dài 30cm; đài là ống suông có 5 răng, có lông; vành hình kèn; nhụy đực gắn trên ống vành và có bao phấn dính nhau; quả không gai; hột dẹp, to 1cm, nguồn gốc từ Trung Mỹ. Lá chứa nhiều alcaloid. Nếu so sánh, thì cây loa kèn dại ở Đà Lạt và cây Borrachero ở Colombia rất giống nhau.

Thuốc thôi miên,  tài sản, hoa loa kèn, đồn đại
… và cây hoa loa kèn ở Đà Lạt.

Nhà sinh vật học Lương Văn Dũng, Phó trưởng Khoa Sinh học, Trường đại học Đà Lạt cho biết, tên Borrochero không phải là tên khoa học của loài cây này mà chỉ là tên gọi địa phương ở Colombia nên ông chưa dám khẳng định cây Borrochero ở Colombia và cây hoa loa kèn Đà Lạt có phải là một hay không.

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là cả hai đều thuộc họ Cà Solanaceae và cùng chi nên để đưa ra một kết luận chính xác, thì cần có những công trình nghiên cứu sâu hơn.

Cuối cùng, qua những vụ việc mất mát tài sản nêu trên, có thể thấy tất cả nạn nhân đều chung một đặc điểm: Đó là được những người khách lạ hỏi thăm, mua bán, đổi tiền… rồi sau đó, nạn nhân rơi vào tình trạng mất ý thức, mất năng lực, ngoan ngoãn nghe theo sự sai khiến của bọn tội phạm.

Thạc sĩ, bác sĩ Đào Trần Thái, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần, Đại học Y Dược TP HCM, nói: “Trên thị trường, Scopolamine dạng miếng dán được dùng để chống say tàu, xe. Cứ mỗi miếng dán scopolamine, có 1,5mg chất Scopolamine, giúp giảm nhu động ruột, chống nôn nhưng tác dụng phụ của nó có thể gây liệt cơ mi mắt, dãn đồng tử, làm mờ mắt, không nhìn gần được, tăng nhịp tim, đỏ da, khô miệng, bí tiểu, táo bón, buồn ngủ, ảo giác.

Còn trong lĩnh vực tâm thần, Scopolamine mới chỉ được thử nghiệm điều trị một số chứng trầm cảm….”. Một tài liệu của FDA cho thấy, nếu hít từ 1mg Scopolamine trở lên, thông qua các mao mạch trong niêm mạc mũi, nó sẽ đi thẳng lên não rồi chỉ từ 2 đến 3 phút, nạn nhân sẽ mất kiểm soát tri giác tạm thời.

Như vậy, hành động vung tay, múa chân, búng ngón tay hoặc mời ngửi thử mùi hương mỹ phẩm của bọn tội phạm có thể chỉ nhằm mục đích để nạn nhân hít chất Scopolamine, chứ chẳng phải “thôi miên” hay “bùa ngải” gì cả…

(Theo Công an nhân dân)

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ