“Liều ăn nhiều” như CEO FedEx: Cầm 5.000 USD cuối cùng để chơi “xì dách”, thắng 32.000 USD và xây dựng nên đế chế tỷ đô

0

Giấc mơ từ trên ghế nhà trường

Khi đang theo học ngành Kinh tế tại Đại học Yale vào năm 1962, CEO Frederick Smith đã viết một bài luận về tương lai vận chuyển tự động và vận tải hàng hóa, đặc biệt bài luận này đề cập đến một nội dung rất khác thường “dịch vụ vận chuyển qua đêm trong thời kì công nghệ thông tin”.

Vào thời điểm đó, các công ty vận tải chỉ tập trung vận chuyển những lô hàng lớn bằng xe tải hoặc chung với máy bay chở hành khách. Nhưng nhà sáng lập FedEx lại có một viễn tưởng khác, ông mơ về một hệ thống vận tải bằng những máy bay chuyên dụng dành riêng cho các bưu phẩm cỡ nhỏ, kết nối hàng hóa đến toàn thế giới chỉ qua 1 đêm duy nhất.

Và đặc biệt hơn là Frederick Smith viết bài luận trên vào “phút 89”, ngay đêm trước ngày hạn chót nộp bài. Sau này khi được hỏi về điểm của bài luận trên, Frederick thừa nhận: “Tôi không nhớ là được mấy điểm nữa, nhưng chắc là điểm C như thông lệ mà thôi.”

Và bài luận “điểm C” đó nay đã trở thành triết lý xương sống của một trong những thương hiệu vận tải lớn nhất và có sức ảnh hưởng nhất của thế kỷ 21.

Khởi đầu chông gai của FedEx

Vào năm 1971, Frederick quyết định lấy hết số tiền được thừa kế vào khoảng 4 triệu USD, cộng thêm 90 triệu USD mà ông vay được để bắt đầu nuôi tham vọng cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng khắp mọi ngõ ngách của thế giới chỉ qua 1 đêm.

Vào thời đó, tham vọng của FedEx lớn đến nỗi tất cả các công ty vận chuyển đều không mặn mà hợp tác, họ thậm chí gọi ông là một kẻ “điên rồ”. FedEx không ngần ngại gạt phăng những kẻ nghi ngờ kia và mua riêng cho mình 8 máy bay vận chuyển, vạch kế hoạch phục vụ khách hàng hơn 35 thành phố khác nhau và sẽ tăng số lượng đó đều đặn mỗi tháng.

Nhưng khó khăn lập tức cản bước phát triển của FedEx, trong 2 năm đầu thành lập, chi phí nguyên liệu không ngừng tăng cao khiến FedEx thua lỗ hàng triệu USD và bị đẩy đến bờ vực phá sản. Chưa dừng lại ở đó, General Dynamics nhà đầu tư lớn và tiềm năng nhất của FedEx từ chối hoàn toàn kế hoạch tiếp thêm vốn cho công ty này, khiến FedEx “chết đứng” vì không còn một đồng để mua nguyên liệu vận hành cho tuần mới.

Frederick gần như bị đẩy vào đường cùng vì FedEx đã gây quá nhiều khó khăn cho cả nhân viên của mình. Từ việc “nhờ vả” các phi công dùng chính thẻ credit cá nhân để đổ xăng cho máy bay, đến việc rất nhiều khoản tiền lương và trợ cấp hiện bị “khất lại”.

Canh bạc “đổi đời” của FedEx

Giữ vững niềm tin rằng FedEx chắc chắn sẽ thành công, thay vì bắt chuyến bay trở về nhà tại Memphis sau cuộc gọi vốn thất bại đó, Frederick quyết định lấy 5.000 USD còn lại của công ty và bay thẳng đến Las Vegas, vị CEO liều lĩnh này đã dành cả cuối tuần để đánh cược tương lai của cả mình và công ty trên những bàn xì dách tại đây.

Vào sáng thứ hai tiếp theo, tất cả nhân sự tại FedEx đều giật mình khi đột nhiên công ty mình có tận… 32.000 USD trong tài khoản ngân hàng, số tiền vừa đủ để công ty có thể duy trì hoạt động thêm 1 tuần nữa.

Nhà đồng sáng lập Robert Frock chia sẻ góc nhìn của mình trong cuốn tự truyện “Changing How the World Does Business: Fedex’s Incredible Journey to Success – The Inside Story”:

“Tôi giật mình hỏi Frederick rằng số tiền trên ở đâu ra, và ông ta bình thản trả lời: ‘Cuộc họp giữa tôi và Ban giám đốc General Dynamics hoàn toàn không đem lại kết quả gì. Tôi biết chắc rằng công ty phải cần tiền ngay vào Thứ 2 tuần này nên tôi đã bay thẳng đến Las Vegas và thắng được 27.000 USD.’

Tôi hoảng hốt, ‘Ý sếp là chính sếp đã đem 5.000 USD cuối cùng của công ty để đi đánh bạc — sao ông có thể làm thế?’ Frederick nhún vai trả lời, ‘5.000 USD cũng sẽ chẳng thay đổi được gì? Nếu không đủ tiền để cho các máy bay tiếp tục vận chuyển, chúng ta cũng phá sản sớm mà thôi’.”

27.000 USD tiền thắng bạc không chỉ giúp FedEx tiếp tục hoạt động, nó còn là nguồn động lực to lớn cho các nhân viên của công ty quyết tâm “chơi tới cùng” với khoảng thời gian ít ỏi còn lại. FedEx ngay sau đó đã nhận được tổng cộng hơn 11 triệu USD từ các nhà đầu tư khác.

Sau khi ổn định về tài chính, FedEx tiếp tục “đánh cược” khi đầu tư một khoản tiền khổng lồ để quảng bá hình ảnh công ty đến tận tay khách hàng.

Đến năm 1976, FedEx lần đầu tiên đạt được hơn 3,6 triệu USD lợi nhuận và chỉ 4 năm sau đó, Fedex đạt được gần nửa tỷ USD tiền doanh thu và đem lại gần 40 triệu USD lợi nhuận. Công ty chính thức lên sàn chứng khoán không lâu sau đó và không ngừng phát triển đến thời điểm hiện tại.

Tính đến này nay, FedEx được giới chuyên gia ước tính có giá trị lên đến 35 tỷ USD, trong đó CEO Frederick nắm trong tay hơn 2 tỷ USD. Và tất cả đến từ một cuối tuần đánh bạc tại Las Vegas.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn:  (TEC FTU)

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ