Shark Linh nói rất chuẩn khoa học: Trước 25 tuổi nên học càng nhiều càng tốt, vì não bộ của bạn cho phép điều đó
Bạn có thể thấy ý kiến của Shark Linh khó lọt tai, có phần áp đặt hay bất kỳ ngôn từ nào khác, nhưng tiếc là chị đã đúng, thậm chí là rất đúng.
Chị Thái Vân Linh – giám đốc chiến lược và vận hành Quỹ đầu tư VinaCapital, thường được biết đến với cái tên “Shark Linh” qua show truyền hình thực tế Shark Tank Việt Nam. Mới đây, Shark Linh đã có một bài chia sẻ về thái độ nên có của người trẻ khi đi làm và đang vấp phải nhiều ý kiến trái chiều.
Cụ thể thì chị Linh “cá mập” cho rằng cuộc đời có rất nhiều cơ hội, nhưng để nắm được cơ hội ấy cần phải có sự chuẩn bị. Trong đó, ý kiến gây tranh cãi nhiều nhất của chị chính là việc cho rằng người trẻ hiện nay không nên về nhà trước 7h, vì đó là quá sớm .
“Các bạn không nên về trước 7h, giờ đó là quá sớm rồi. Các bạn có thể ở lại làm thêm công việc khác, trả lời email, nghiên cứu thêm, tới khi về rồi cũng có thể nghiên cứu thêm nữa” – Shark Thái Vân Linh
Và tiếc là dù bạn cảm thấy lời chia sẻ ấy mang tính áp đặt, hay “bóc lột” hay hành hạ sức trẻ ra sao, thì Shark Linh vẫn đang nói đúng. Chị đúng không phải vì chị là giám đốc chiến lược của một quỹ đầu tư lớn, mà bởi khoa học cũng đồng tình với chị ở điểm này.
Não bộ từ chối tiếp nhận kiến thức qua thời gian
Có một thực tế đã được rất nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh, đó là khả năng học tập, hàm thụ kiến thức mới của não bộ sẽ thui chột dần khi chúng ta già đi.
Quá trình thui chột này dường như bắt đầu ngay từ tuổi dậy thì. Như nghiên cứu của Sheryl Smith đến từ ĐH New York (SUNY) vào năm 2014 chỉ ra rằng bên trong não bộ (cụ thể là hồi hải mã) ở trước tuổi dậy thì có rất ít thụ thể thần kinh mang tên GABA. Sau khi dậy thì, lượng GABA bỗng tăng lên, rồi lại giảm đi sau khi trưởng thành, nhưng không để về lại mốc trước dậy thì.
Và theo Smith, sự hiện diện của GABA đã ngăn trở khả năng học hỏi của não bộ. Đó là lý do trẻ con có thể học tập rất nhanh, nhớ được rất nhiều thứ, nhưng khi lớn lên thì mọi chuyện trở nên khó khăn hơn.
Hay như nghiên cứu của Elissa L. Newport – giám đốc viện Khoa học não bộ và hành vi của ĐH Rochester (Mỹ) cũng cho kết quả tương tự. Có bằng chứng rất cho thấy sự giụt giảm về khả năng học hỏi theo đội tuổi.
“Như khả năng học ngoại ngữ ở trẻ em là rất tuyệt vời. Nhưng khi qua độ tuổi dậy thì, nó tụt gần như chạm đáy, rồi lại tăng thêm.” – Newport chia sẻ. “Bạn vẫn học tập được, chỉ là không hiệu quả tối đa như lúc còn bé thôi.”
Nêu ra tất cả những điều trên âu cũng là để giúp bạn hiểu rằng, thời gian càng trôi qua, khả năng tiếp thu của bạn sẽ càng bị đình trệ lại, và bạn sẽ ngày càng khó để bắt đầu học một kiến thức mới.
Độ tuổi đẹp nhất để học tập là?
Helen Neville, giám đốc phòng Thí nghiệm phát triển não bộ cho biết tuổi dậy thì, bạn sẽ có một khoảng thời gian rất tuyệt vời để tiếp tục học tập. Và tuổi đẹp nhất chính là từ 18 – 25.
Trên thực tế thì tính đến trước năm 25 tuổi, não bộ vẫn phát triển không ngừng, liên tục tạo ra nhiều synapse (khớp thần kinh) mới, với vai trò vận chuyển thông tin giữa các tế bào và neuron. Sau đó, các synapse được tạo ra sẽ ít dần đi so với những gì bạn được trải nghiệm và hấp thụ – đồng nghĩa với việc các kiến thức thu được không còn hiệu quả như trước.
Thế nên rõ ràng, chị Linh “cá mập” nói đúng quá đi chứ. Các bạn trẻ khi mới đi làm nên tranh thủ học tập và trau dồi càng nhiều càng tốt, vì não bộ cho phép điều đó.
Thegioibantin.com | Vina Aspire News
Nguồn: cafef.vn