Việc lương cao bạn không kham nổi, việc lương thấp thì bạn khinh thường. Bạn muốn chính mình sống sao?

0

Trong công việc, không có tuổi nên thăng chức mà chỉ có người nên thăng chức. Người có bản lĩnh thì chẳng cần đợi đến 30 tuổi đã lên hàng lãnh đạo. Ngược lại, nếu năng lực chẳng ra sao, thì nhân viên 30 tuổi cũng vẫn là nhân viên.

Thông thường, sau khi đi làm được khoảng năm năm, người ta sẽ gặp phải một vấn đề thế này:

Bạn làm việc đã quen tay, có kinh nghiệm, năng lực nâng cao, quan hệ rộng rãi, nhưng sếp lại không hề có ý định thăng chức hay tăng lương cho bạn. Đi nói với sếp thì ngại, mà không nói thì cứ thấy mình thiệt thòi. Cuối cùng bạn lầm bầm trong bụng rằng sếp thật keo kiệt, rồi lặng lẽ đi tìm việc khác.

01

Em họ của một người bạn tôi năm nay 27 tuổi, đang trong giai đoạn chứng tỏ bản thân, mở rộng phát triển công việc, thăng chức tăng lương, nhưng cậu ấy lại không được sếp coi trọng, nên muốn thôi việc.

Tôi giới thiệu cậu với một người bạn. Sau khi xem hồ sơ của cậu ấy, bạn tôi rất thích. Nhưng kết quả vẫn không thành. Cậu ấy không hài lòng.

Tôi cho rằng do lương thấp, có ý định muốn giúp cậu ấy đàm phán. Nhưng kết quả cậu ấy nói với tôi: “Vấn đề không phải là lương, cho dù có trả em nhiều thế nào em cũng không đi. Em nghe nói công ty các anh hay phải làm thêm giờ, em gần 30 tuổi rồi, người yêu còn không có, suốt ngày đâm đầu làm việc, không tốt cho sức khỏe.”

Tôi nhớ lúc đó mình chỉ nói được năm chữ: “Sức khỏe quan trọng hơn.”

Nhiều người thường xuyên nói làm thêm giờ hại người thế nọ không tốt thế kia, nhưng tôi thì nghĩ, trên đời này có việc gì là không khổ? Đâu có ai cho không ai cái gì.

Sau đó, tôi nghe bạn kể, cậu em đó vẫn làm ở công ty kia, vừa đi làm, vừa oán thán, cũng lại vừa tìm việc khác.

02

Sau khi đã đi làm được mấy năm, chủ đề nói chuyện của tôi và đám bạn thân chỉ xoay quanh vấn đề lương lậu.

Khi mới tốt nghiệp, mọi người đều mang trong mình nhiệt huyết tuổi trẻ, không sợ khó, không sợ khổ, sức khỏe dồi dào, tinh thần hứng khởi, trên bố mẹ đều tự lo được, dưới không có con nhỏ.

Ba năm sau, công việc có chút thành tích, lương lậu tạm đủ ăn, nhưng không hẳn là thành công, mà cũng chẳng dư dả. Giờ nếu tập trung vào sự nghiệp thì không yêu đương gì được, mà nếu hẹn hò yêu đương thì sự nghiệp lại giậm chân tại chỗ. Lòng muốn thăng chức, không thăng lên được thì ấm ức, nhưng năng lực lại chưa đủ để thăng.

Và chuyển công ty trở thành lựa chọn của rất nhiều người.

Tôi luôn cho rằng, cho dù công việc có tốt thế nào thì cũng không nên làm quá lâu. Một phần là do sự quen thuộc sẽ khiến người ta buông lỏng, lười suy nghĩ, phần còn lại là kĩ năng, làm mãi một việc sẽ khiến bạn trở nên thiếu sáng tạo.

Nhưng sau khi thôi việc, bạn nên xin vào đâu lại là một chuyện khác.

Sau khi học xong thạc sĩ, chị họ tôi đi làm cho một công ty được 5 năm, thành tích nổi bật, nhưng vẫn không được thăng chức. Chị ấy đã rất nhiều lần đề cập đến vấn đề này nhưng lần nào cũng nhận được một câu trả lời: “Sang năm”. Chị ấy tức giận bỏ việc. Sau khi thôi việc, chị ấy có hai sự lựa chọn, một là tiếp tục làm nhân viên, hai là tự thành lập công ty cho riêng mình.

Tất nhiên, tự thành lập công ty sẽ khó khăn hơn, nhưng cũng kiếm được nhiều hơn.

Cả nhà đều khuyên chị ấy, 30 tuổi rồi, nên nghĩ đến chuyện kết hôn sinh con thôi, nếu không sẽ hối không kịp. Thực ra chị tôi cũng có chút đắn đo, sức khỏe của chị ấy, chị ấy là người rõ nhất. Giờ sức khỏe càng ngày càng đi xuống, chị ấy cũng không chắc nếu cứ tiếp tục vùi đầu vào công việc thì sau này sẽ thế nào nữa.

Nhưng chị ấy không chịu nổi cái kiểu cuộc sống yên ổn với một mức lương thấp đến đáng thương như thế nữa, cuối cùng vẫn quyết định trì hoãn tình yêu và hôn nhân, liều mình một phen. Bác gái giận đến không buồn nhìn mặt chị.

Tôi hỏi chị ấy, cuối cùng giờ người yêu chẳng có, gia đình quay lưng, chị có hối hận không? Chị trả lời: “Sao em lại nghĩ đây là kết cục nhỉ?”

Sau đó, chị ấy kết hôn rồi sinh con. Lớn tuổi rồi mới sinh con chắc chắn sẽ khổ hơn rất nhiều, nhưng chị ấy không hề hối hận. Chị vẫn luôn nói, chị thấy thật may mắn vì năm 30 đã quyết định từ bỏ tình yêu đó.

Nhìn chị ấy, tôi ngộ ra được một điều, người ta chẳng bao giờ có thể làm được vẹn cả đôi đường, công việc và cuộc sống cũng khó mà cân bằng được. Muốn nâng cái kia lên, bạn buộc phải đặt cái này xuống.

03

Hai tháng trước, một đồng nghiệp cũ gọi điện cho tôi, kêu ca rằng cậu ấy bị sếp coi thường. Cậu ấy đến công ty 8 năm rồi, cẩn thận tỉ mỉ, chăm chỉ cần cù, nhưng sếp nhất quyết không thăng chức cho cậu ấy lên làm phó giám đốc. Hàng ngày cậu ấy vẫn phải lái xe máy đi làm như mấy người mới ra trường.

Lý do cậu ấy khó chịu với sếp thật khiến người ta không biết nên khóc hay nên cười. Là vì trước cậu ấy, mọi người trong công ty cứ đến 30 tuổi là được thăng chức.

Thực ra, có rất nhiều người tài giỏi được thăng chức ở tuổi 30, nhưng thế không có nghĩa là vì họ đã 30 nên phải được thăng chức.

Chính những người đó lại chưa bao giờ nghĩ rằng mình 30 tuổi. Họ vẫn rất nhiệt tình học hỏi, làm việc, không hề cậy già lên mặt.

Mà cậu đồng nghiệp cũ này của tôi hàng ngày cứ đến giờ là đi về, một khí đã nghỉ trưa là ngủ liền đến 2 giờ, đồng nghiệp thấy khó chịu phải giả vờ ho để cậu ta tỉnh lại.

Cậu ấy có một câu cửa miệng thế này, đợi đến khi bằng tuổi tôi các cậu sẽ hiểu, chẳng có việc gì đáng để mình vùi đầu vào làm đâu. Mỗi lần cậu ấy nói câu này, mọi người đều lặng lẽ quay đầu đi.

Người như thế dựa vào đâu mà đòi thăng chức?

Tất nhiên cậu ấy cũng có cái lý của mình, từ lúc ra trường cậu ấy đã bám trụ ở công ty rồi, không có công lao cũng có khổ lao. Giờ cậu ấy đã gần 30, không thể cứ tiếp tục vùi đầu vào làm việc nữa, phải nghĩ đến nghỉ ngơi và những chuyện khác.

Nhưng trong công việc, không có tuổi nên thăng chức mà chỉ có người nên thăng chức. Người có bản lĩnh thì chẳng cần đợi đến 30 tuổi đã lên hàng lãnh đạo. Ngược lại, nếu năng lực chẳng ra sao, thì nhân viên 30 tuổi cũng vẫn là nhân viên.

Bạn 30 tuổi thì đã làm sao?

Công ty không phải là ngân hàng gửi tiết kiệm, 20 tuổi bạn vùi đầu làm việc kiếm tiền gửi vào, đến 30 tuổi chỉ cần nằm dài tiêu dần. 20 tuổi bạn phải cố gắng kiểu 20 tuổi, 30 tuổi bạn vẫn phải cố gắng theo kiểu 30 tuổi. Bạn không thể 30 tuổi mà vẫn kể công từ hồi 20 tuổi được, bởi vì chẳng ai trả tiền cho cái lý lịch của bạn.

Mọi người đều nói, 30 tuổi là độ tuổi rất khó nghĩ, việc lương cao bạn không kham nổi, việc lương thấp thì bạn khinh thường. Nhưng tôi không cho rằng nguyên nhân là do 30 tuổi, mà chỉ là do chúng ta tiến bộ chậm hơn tuổi tác, nên mới tạo ra cái gọi là nguy cơ tuổi trung niên.

Nói thật, không có công việc nào dễ dàng, và cũng không có một độ tuổi nào không cần cố gắng. Bên ngoài kia còn có biết bao nhiêu người nỗ lực hơn bạn, nhưng lương họ vẫn chẳng cao bằng bạn. Bạn có tư cách gì mà nói mình xứng đáng thế nọ thế kia?

Cho nên, đôi khi bạn nên học cách quên đi tuổi tác và lí lịch. Độ tuổi nào cũng vậy thôi, muốn lên sếp thì phải đủ năng lực làm sếp, muốn được đãi ngộ tốt thì thái độ làm việc cũng phải tốt.

Thegioibantin.com | VinaAspire News

Nguồn: cafebiz.vn

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ