Tiết lộ thói quen “khó bỏ” của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và ông Đặng Lê Nguyên Vũ

0

Điểm chung giữa ông Phạm Nhật Vượng và ông Đặng Lê Nguyên Vũ không liên quan tới sự nghiệp hay khối tài sản khổng lồ, mà từ một sở thích mà cả hai đều có chung đam mê – đọc sách.

Dù đều là hai cái tên đình đám trên thương trường Việt Nam, thế nhưng, điểm chung giữa ông Phạm Nhật Vượng và ông Đặng Lê Nguyên Vũ không liên quan tới sự nghiệp hay khối tài sản khổng lồ, mà lại đến từ một sở thích mà cả hai đều có chung niềm đam mê. Đó chính là đọc sách.

Bỏ qua những phát ngôn gây sốc về cuộc tranh chấp Trung Nguyên, hay những triết lý sâu xa “đạo và đời” mà ông Đặng Lê Nguyên Vũ thường nhắc tới khi tiếp xúc với báo chí, mới đây, vị Chủ tịch Trung Nguyên đã bày tỏ quan điểm rất gãy gọn khi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đọc sách.

Theo Trí Thức Trẻ đưa tin, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã chia sẻ bên lề phiên tòa xét xử ly hôn ngày 27/3: “Muốn hiểu một ngôi nhà thì mình xem cái gì là chủ đạo trong ngôi nhà đó, đại đa số thấy là cái TV lớn. Nhưng thực ra phải nhìn vào tủ sách. Khi mình quan sát tủ sách mình có thể biết con người đó như thế nào, sơ bộ đánh giá con người qua những gì họ đang đọc và hiểu tương đối về họ”.

“Mỗi ngôi nhà nên có một nơi như vậy, nơi đó chính là ánh sáng”, ông Vũ dùng hình ảnh so sánh.

Cũng theo chủ tịch Trung Nguyên, “đầu tư khôn ngoan nhất là đầu tư vào sách”. Ông lấy ví dụ nếu một năm, thu nhập trung bình của người Việt Nam vào khoảng 2.600 USD thì nên bỏ 600 USD đầu tư một cái thư viện còn 2.000 USD để làm việc khác.

“Hiện nay đa phần đều đầu tư không thông minh: 2.600 USD để mua điện thoại di động, rồi sắm sửa gì đó hết. Cái đó không phải. Khi chúng ta giàu về tri thức thì mới biết làm giàu vật chất, làm giàu thể chất“.

Trong quan niệm của ông, muốn làm giàu nhưng không biết nuôi dưỡng thể chất đúng khoa học, thậm chí những người làm về tài chính, bảo vẽ hệ sinh thái tiền bạc không vẽ được, thì sẽ thiếu cái nền giáo dục để làm giàu.

“Mỗi con người một ngày có 24h. Vậy thì tâm trí mình nên dành ra chỗ nào để tạo giá trị cao, còn nếu mình dành sức lực ở phân khúc thấp thì vĩnh viễn dân tộc mình nằm ở đó, số phận mình nằm ở đó”, ông khẳng định.

Trước đây, vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ cũng từng chỉ ra 5 quyển sách có sức ảnh hưởng lớn đến cuộc đời mỗi con người và khuyên giới trẻ nên đọc để tự khai phá tiềm năng, tìm ra con đường lập thân đúng đắn. Bên lề phiên tòa vừa qua, ông nhắc lại “5 quyển đó chỉ là khởi đầu nhưng đọc xong, biết ứng dụng thì đã đổi đời được rồi”.

Trong đó Trung Nguyên cùng First News in 3 trên 5 cuốn tặng sinh viên, thanh niên Việt Nam, gồm Đắc Nhân Tâm, Không Bao Giờ Là Thất Bại – Tất Cả là Thử Thách, Nghĩ Giàu & Làm Giàu – 21th Century Edition.

Đối với tỷ phú Phạm Nhật Vượng, ông chia sẻ mình đã duy trì thói quen đọc sách từ lúc còn rất nhỏ. Đặc biệt, ông đọc rất nhiều nhưng lại có sở thích thay đổi theo thời gian.

Trong bài phỏng vấn với Tuổi trẻ dịp đầu năm mới 2019, vị chủ tịch VinGroup hồi tưởng khi còn nhỏ, ông thích đọc sách lịch sử và thuộc hết sử sách nhà Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê. Lên đại học, ông thích đọc tiểu thuyết. Hiện tại, ông thích đọc sách về quản trị, công nghệ, những cuốn sách tổng kết về công nghệ, xu hướng công nghệ…

“Hôm nào về đến nhà không quá mệt thì đọc, còn nếu không thì ngồi xem tivi cùng với con gái một lúc, rồi đi ngủ. Cách làm của tôi là nếu đã làm thì sẽ tập trung hết sức vào việc. Tôi họp nhiều nhưng nhanh lắm. Chỉ 10-15 phút thôi, buổi nào nhiều mới là nửa tiếng. Làm việc nhiều và liên tục nên về đến nhà là cũng mệt nhoài rồi.”

Ông Vượng tiết lộ, một trong những cuốn sách mà ông đã từng tặng cho các cán bộ của mình đọc, cũng như đã mang ra giảng nhiều lần cho nhân viên, là cuốn “Từ tốt đến vĩ đại” (Good to Great) của tác giả Jim Collins, một chuyên gia tư vấn quản lý tài năng và từng giảng dạy tại trường Stanford Business School.

Đây cũng chính là cuốn sách mà ông Vượng coi là “kim chỉ nam” khi xây dựng văn hóa VinGroup.

“Trong cuốn đó ghi rất rõ là muốn thành công phải có tư tưởng kỷ luật và hành động kỷ luật. Tôi xây dựng văn hóa của Vingroup đúng 3 điểm: Một là yêu nước, hai là kỷ luật, ba là văn minh. Chốt lại có đúng 3 từ đấy thôi”, ông Vượng nói.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: thuongtruong24h.vn

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ