“Hiện tượng 35 tuổi”: Ngoài 30 tuổi, nếu thật sự khôn ngoan thì nên tránh làm việc ở những công ty lớn
Bạn có thể tin rằng công ty lớn là nơi phát triển và rèn luyện tốt nhất, nhưng đừng “ảo tưởng” rằng nó là nơi an toàn và ổn định nhất.
1. “Hiện tượng 35 tuổi” và nguy cơ nghề nghiệp
Gần đây, một độc giả 35 tuổi đã hỏi tôi một câu rất kinh điển: “Làm thế nào đối mặt với tuổi 35?”
Bởi vì rất nhiều công ty chỉ tuyển những người dưới 35 tuổi, khiến anh ta cảm thấy bản thân đến tuổi 35 rồi, lại đột nhiên trở nên “mất giá” trong thị trường nhân lực.
Có một số người nói: “Nếu qua 30 tuổi, tôi sẽ “ngoan ngoãn” bám trụ ở công ty cũ, không đổi việc, cũng không đổi chỗ. Thế hệ 7X, 8X đều đã ổn định, những người 9X như tôi lại sắp phải đối mặt với “hiện tượng 35 tuổi”, tôi không dám liều lĩnh đâu.”
Thực ra, có nhiều công ty yêu cầu dưới 35 tuổi, nhưng nếu trình độ, kinh nghiệm, và kĩ năng chuyên môn của bạn đủ để thuyết phục họ, họ vẫn sẽ nhận bạn. Thế nên, đừng vì yêu cầu về tuổi tác mà đánh mất sự tự tin của bản thân.
Để giải quyết “hiện tượng 35 tuổi”, trước tiên chúng ta phải hiểu cái gì gọi là nguy cơ nghề nghiệp?
Mời mọi người hãy đưa ra phán đoán, xem hai trạng thái làm việc dưới đây, cái nào khiến bạn cảm thấy có ít rủi ro hơn:
A: Làm việc 10 năm ở một công ty lớn, nghiệp vụ công ty rất ổn định, công việc thuận lợi, quan hệ hòa hợp với đồng nghiệp và cấp trên, tiền lương không cao, nhưng bạn cũng không hề bất mãn về điều đó.
B: Làm tự do, thu nhập bị động rất lớn, có vài khách hàng lâu năm, nhưng cần phải luôn nghĩ cách mở rộng, tìm thêm khách hàng mới.
Đa số mọi người đều chọn A, bởi vì B khiến họ thấy không an tâm.
Nhưng thực tế, có khi A còn nhiều rủi ro hơn. Nếu ở điều A, công ty đột nhiên cắt giảm nhân lực, bạn tạm thời phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp là rất lớn. Ngược lại ở B, làm tự do, họ đã chuẩn bị sẵn tinh thần và lên kế hoạch dài hạn cho mình về việc tìm khách hàng mới, nên dù có không tìm được, họ cũng không đến nổi hoang mang, căng thẳng, hay mất hẳn nguồn thu nhập, chỉ là thu nhập ít lại mà thôi.
Nhìn từ nhiều góc độ ta có thể thấy, thực ra dù là ở lứa tuổi, nghề nghiệp, chức vụ nào đi nữa, cũng đều có khả năng phải đối diện với nguy cơ nghề nghiệp, chứ không riêng gì những người trung niên. Mà những công việc càng ổn định, càng rất dễ khiến người ta trở nên “mềm yếu”.
Do đó, cái chúng ta cần tích lũy và rèn luyện là tinh thần vượt khó, tự tin, là kĩ năng, kinh nghiệm, chứ không phải nỗi lo về nguy cơ nghề nghiệp bất ngờ. Bởi vì ngoài “khủng hoảng 35 tuổi”, có khi sự “ổn định” càng dễ dàng “âm thầm phản bội” bạn hơn.
2. Hơn 30 tuổi, càng nên tránh làm việc ở những công ty lớn
Các công ty lớn làm sao để duy trì sự ổn định?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy bàn về một vấn đề trước:
Trước 30 tuổi, làm việc ở một công ty lớn giúp thiết lập một cách hệ thống cách làm việc và tích lũy kinh nghiệm. Nhưng sau 30 tuổi, bạn nên tránh làm việc quá lâu ở những công ty lớn.
Thông thường, có nhiều người sẽ cảm thấy công ty càng lớn càng ổn định, nguy cơ thất nghiệp thấp, là nơi “trú ẩn” tốt và an toàn nhất khi đối mặt với “hiện tượng 35 tuổi”.
Nhưng bạn có từng nghĩ đến không, tại sao các công ty lớn lại có tính ổn định hơn?
Bởi vì nó phát triển theo hệ thống điều hành hiện đại, tiên tiến, có văn hóa doanh nghiệp lâu năm nhưng vẫn chấp nhận tiếp thu cái mới, yêu cầu nghiệp vụ chuyên môn cao, lợi ích của mỗi nhân viên đều tỉ lệ thuận với hiệu suất mà họ mang lại cho công ty, nên nếu không ngày ngày cố gắng, họ phải chấp nhận bị đào thải bất cứ lúc nào.
Đối mặt với những khủng hoảng lớn, dù là CEO cũng có thể bị thay đổi. Họ sẽ không vì thành tích trong quá khứ của bạn mà nể mặt bạn, họ chỉ giữ bạn khi xem xét kết quả hiện tại của bạn và tiềm năng tương lai mà bạn có thể mang đến cho công ty.
Tàn khốc như vậy đấy, mới khiến các công ty lớn giữ vững sự ổn định và ngày càng đi lên.
Thế nên, đừng ảo tưởng đến sự ổn định mà công ty lớn mang lại nữa. Điều đó thật nguy hiểm.
Trước tiên, ở các công ty lớn, áp lực là điều không tránh khỏi. Ưu điểm và nhược điểm của bạn có thể bị đưa lên bàn cân mọi lúc mọi nơi.
Thứ hai, công ty lớn đứng vững trên thị trường, cung cấp cho bạn một không gian làm việc an toàn, khiến bạn lầm tưởng bản thân đã có chỗ đứng ổn định, lâu dần, nếu cứ ỷ y như vậy, còn khiến bạn tự mình đánh mất năng lực phòng thủ.
Cuối cùng, có vài công ty nhìn bên ngoài “sóng yên biển lặng”, nhưng thực tế lại là “một ngọn núi lửa sắp phun trào”, có nhiều việc phức tạp và nhiều người phức tạp lẩn trốn phía sau sự “ổn định” đó.
Thế nên, bạn có thể tin rằng công ty lớn là nơi phát triển và rèn luyện tốt nhất, nhưng đừng “ảo tưởng” rằng nó là nơi an toàn và ổn định nhất.
3. Sự ổn định cao nhất, chính là khả năng ứng biến
Vào năm 2017, một nhân viên lâu năm trong một công ty lớn đã nhảy lầu tự tử vì bị công ty sa thải. Thực ra trong hai tháng đó, vì chuyện gia đình, anh ta đã mắc bệnh trầm cảm và chỉ mới điều trị được một tuần.
Chưa kịp khỏi bệnh, anh ta lại bất ngờ nhận được giấy sa thải từ phòng nhân sự. Vì quá thất vọng, anh ta đã chọn con đường không lối thoát kia.
Cuộc sống mà, không dễ dàng chút nào. Chỉ cần bạn nản chí hay tiêu cực nhất thời, đôi lúc nó có thể hại bạn cả đời.
Trước đây, khi tôi còn làm việc cho ngân hàng. Tôi từng bị một nhóm người chặn đường chửi bới vì không chịu duyệt cho họ vay tiền ngân hàng. Nhưng trên thực tế, bởi vì số nợ bọn họ còn nợ ngân hàng quá lớn, không đủ điều kiện được vay mượn tiếp, nên tôi không thể nào làm trái quy định mà tự ý duyệt cho họ được.
Sau hôm đó, có vài đồng nghiệp đã khuyên tôi nghỉ việc, chuyển sang chỗ khác, nhưng tôi không đồng ý.
Là một nhân viên ngân hàng, dù có tránh đi đâu đi nữa, sớm muộn gì tôi cũng phải đối mặt với tình huống thế này. Do đó, thay vì trốn chạy, chi bằng ở lại nghĩ ra cách giải quyết sáng suốt nhất để xử lí vấn đề.
Nơi làm việc không chỉ là nơi rèn luyện cho chúng ta kinh nghiệm, mà còn là nơi mài giũa, phát triển năng lực ứng biến trong cuộc sống cho chúng ta.
Vì thế, nếu chỉ ham theo đuổi sự “dễ dàng” và “ổn định” chỉ khiến chúng ta đánh mất năng lực ứng biến của mình.
Thegioibantin.com | Vina Aspire News