CloudFlare là gì? Bạn hiểu như thế nào về CloudFlare?
Đối với các chuyên gia quản trị Web, CloudFlare mang đến giải pháp cải thiện tốc độ cho khách hàng truy cập Website. Vậy thực chất CloudFlare là gì? Làm thế nào để thiết lập, cài đặt CloudFlare? Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về dịch vụ này.
Hiện nay CloudFlare không còn là cái tên mới lạ đối với các chuyên gia quản trị Web. Giải pháp mà CloudFlare mang đến không gì khác chính là cải thiện tốc độ cho khách hàng truy cập Website. Vậy thực chất CloudFlare là gì? Làm thế nào để thiết lập, cài đặt CloudFlare?
CloudFlare là gì?
CloudFlare là dịch vụ DNS trung gian, giúp điều phối lượng truy cập giữa máy chủ và các client qua lớp bảo vệ CloudFlare. |
Hay nói một cách dễ hiểu thì thay vì bạn truy cập trực tiếp vào Website thông qua máy chủ phân giải tên miền DNS (Domain Name Server) thì bạn sẽ sử dụng máy chủ phân giải tên miền của CloudFlare. Các truy cập sẽ phải đi qua máy chủ của CloudFlare để xem dữ liệu website thay vì truy cập trực tiếp.
Với những tính năng hấp dẫn mà nhà cung cấp DNS không có, CloudFlare được rất nhiều Webmaster tin dùng hiện nay. Ngoài những chức năng thông thường, CloudFlare còn có nhiều dịch vụ khác nữa về CDN, SPDY, tường lửa chống Ddos, Spam, Chứng chỉ số SSL, Forward Domain,…
Cloudflare hiện nay được sử dụng miễn phí nên càng được nhiều người ưa chuộng và tin dùng cho nhiều việc, trong đó phải nói đến việc tăng tốc độ và bảo mật cho website.
Ưu và nhược điểm của việc sử dụng CloudFlare là gì?
Ưu điểm của CloudFlare là gì?
- Giúp website của bạn tăng tốc độ truy cập bằng cách CloudFlare sẽ lưu một bản bộ nhớ đệm (cache) của website trên máy chủ của CDN của họ. Từ đó phân phối cho người dùng truy cập ở gần máy chủ đó nhất. Chẳng hạn như nếu mua Cloud Hosting tại Mắt Bão đặt máy chủ đặt ở TP.HCM thì người dùng ở New York sẽ truy cập chậm vì máy chủ vật lý ở xa và ngược lại. Bên cạnh đó, những dữ liệu tĩnh như hình ảnh, CSS, các tập tin,…cũng được CloudFlare nén gzip lại nên tốc độ tải nhanh hơn.
- Giúp tiết kiệm được băng thông cho máy chủ vì hạn chế truy trực trực tiếp vào máy chủ. Lúc này, băng thông sử dụng giảm hẳn chỉ còn 1/2 – 1/3 so với trước khi dùng.
- Giúp website tăng khả năng bảo mật, hạn chế được sự tấn công của DDoS, spam bình luận trên blog và một số phương thức tấn công cơ bản khác. Bạn có thể cải thiện bảo mật website bằng cách sử dụng CloudFlare như sử dụng SSL miễn phí để thêm giao thức HTTPS cho website; hạn chế truy cập từ các quốc gia chỉ định; cấm truy cập với các IP nhất định; công nghệ tường lửa ứng dụng website; bảo vệ các trang có tính chất đăng nhập (gói Pro). Tìm hiểu thêm CDN là gì?
Nhược điểm của CloudFlare là gì?
- Nếu website của bạn nằm trên hosting có máy chủ đặt tại Việt Nam, khách hàng truy cập chủ yếu đến từ Việt Nam thì việc sử dụng CloudFlare làm chậm đi tốc độ tải trang vì chất lượng đường truyền quốc tế tại Việt Nam. Nguyên nhân được cho là lúc này truy vấn sẽ đi vòng từ Việt Nam đến DNS Server của CloudFare rồi mới trả kết quả về Việt Nam.
- Thời gian uptime website phụ thuộc vào thời gian uptime của Server CloudFlare nếu bạn sử dụng. Tức là nếu Server CloudFlare bị down thì khả năng truy xuất vào website của bạn sẽ bị gián đoạn vì không phân giải được tên miền website đang sử dụng.
- Đôi lúc Firewall của hosting mà website bạn đang đặt hiểu lầm dải IP của CloudFlare là địa chỉ tấn công.
Lời khuyên khi sử dụng Cloudflare
Vậy bạn chỉ nên sử dụng CloudFlare khi:
- Website được đặt tại máy chủ ở nước ngoài, có lượng traffic chủ yếu ở Việt Nam. Hoặc cũng có thể là lượng traffic toàn thế giới.
- Muốn che giấu địa chỉ IP máy chủ website của bạn đang sử dụng.
Cài đặt Cloudflare
Xem bài viết: Hướng dẫn cài đặt Cloudflare
- Tên miền là gì?
- SSL là gì?
Cài đặt Cloudflare cơ bản có thể thực hiện qua 4 bước sau:
Bước 1: Đăng kí tài khoản Cloudflare
Các bạn truy cập vào trang chủ Cloudflare và đăng kí cho mình 1 tài khoản tại đây.
Bước 2: Đăng nhập vào Cloudflare
Sau khi đăng kí tài khoản thành công, bạn đăng nhập vào Cloudflare bằng email + password vừa đăng kí. Nếu lần đầu tiên đăng nhập và chưa từng thêm website nào, bạn sẽ thấy màn hình như thế này.
Bước 3: Thêm website vào Cloudflare
Bạn nhập vào website muốn sử dụng dịch vụ DNS miễn phí của Cloudflare và bấm vào nút “Add site“, sau đó chờ khoảng 60s.
Sau đó, bạn chọn gói dịch vụ. Ở đây bạn chọn gói miễn phí.
Sau đó đợi Cloudflare quét DNS có sẵn trong tên miền của bạn, nếu bạn đã tạo các record DNS trước đó, Cloudflare sẽ hiển thị bên dưới. Nếu chưa có DNS, bạn tạo DNS mới để trỏ tên miền.
Bước 4: Trỏ cặp nameservers về Cloudflare
Tùy theo nhà cung cấp dịch vụ tên miền mà sẽ có phần cấu hình khác nhau cho bạn. Tuy nhiên về cơ bản là chỉ cần đổi DNS cũ ở nhà cung cấp sang cái mới của Cloudflare.
Một số hướng dẫn thay đổi DNS của một số nhà cung cấp bên dưới:
- Godaddy
- Domain.com
- Dotster
- Namecheap
- Name.com
- Google Domains
- BlueHost
- Network Solutions
- iPage
- Mắt Bão
Khi hoàn thành bước này, bạn đợi Cloudflare xác nhận cặp DNS của bạn đã trỏ về thành công. Thông thường thì khoảng 1, 2 giờ chứ không đến 24h như thông báo.
Theo Hector Hoang.
Thegioibantin.com | Vina Aspire News