10 Lỗ Hổng Phổ Biến Trong An Ninh Mạng

Khi số lượng các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng một cách đều đặn, các doanh nghiệp cần phải tăng cường bảo vệ một trong những tài sản quý giá nhất của mình – đó là dữ liệu. Để làm được điều này, họ cần biết được điểm yếu của mình ở đâu, trước khi thực hiện các biện pháp nhằm lấp lỗ hổng.

0

Trong cuộc hội thảo trực tuyến, với những câu chuyện từ Trang web đen, Ông Paul Jackson đến từ Tập đoàn Kroll đã nhấn mạnh 10 lỗ hổng bảo mật về an ninh mạng mà các tổ chức đang phải đối mặt.

1. Unpreparedness

Với sự gia tăng cả về tần suất và mức độ phức tạp của các sự cố mạng trong khu vực và trên toàn thế giới, các tổ chức không thể không chuẩn bị trước. Các tổ chức cần phải kiểm tra hệ thống bảo vệ của mình trước khi xuất hiện hành vi xâm phạm và sẵn sàng ứng phó khi cần thiết. Việc không thể dự đoán và ứng phó trước những hành vi xâm phạm sẽ khiến các tổ chức phải tiêu tốn một khoản chi phí rất lớn cho công tác hồi phục hoạt động kinh Doanh sau khi bị tấn công.

2. Unknown threats

Để chuẩn bị, các tổ chức phải biết những mối đe dọa đó là gì. Biết rõ kẻ thù và các tài sản hiện có chính là yếu tố then chốt. Bên cạnh việc tiếp tục bám sát các hoạt động phát triển mới nhất, các tổ chức cũng có thể lấy thông tin từ Trang web đen để biết được những mối đe dọa của họ đang ở đâu.

3. Is it too late?

Những kẻ tấn công có thể đã xâm nhập vào một mạng lưới tổ chức và chỉ chực chờ cơ hội thích hợp để tấn công. Chúng tôi khuyến cáo các tổ chức nên tiến hành quét tìm các mối đe dọa để nhằm ngăn chặn mọi nỗ lực cũng như các cuộc tấn công trước khi chúng xảy ra. Có thể tiến hành quét tìm những mối đe dọa này nếu được trang bị các hệ thống giám sát phù hợp hoặc thông qua các công cụ tìm kiếm trên Trang web đen để xác định bất kỳ liên kết yếu hoặc mối sơ hở nào trong tổ chức.

4. Lack of monitoring

Để đảm bảo có thể xác định sớm các mối đe dọa, các tổ chức phải đảm bảo rằng họ đã xây dựng được các giải pháp giám sát phù hợp. Hành vi bất thường trên mạng và tại các điểm cuối phải được gắn cờ ngay khi xuất hiện để nhằm giảm thiểu lỗ hổng của tổ chức trước các cuộc tấn công hoặc hành vi gian lận.

5. Open to Fraud

Trong trường hợp các quy trình có liên quan đến thông tin liên hệ của con người, chúng sẽ rất dễ bị lừa đảo và lạm dụng. Nếu không có hệ thống giám sát thích hợp tại chỗ, các quy trình kinh doanh này có thể sẽ bị xâm phạm.

6. Mobile / home / travel security

Trong các tổ chức hiện đại, nhân viên thường làm việc khi đang đi trên đường hoặc ngoài văn phòng. Điều này có nghĩa là bất kỳ phương thức bảo mật mạng nào được triển khai trong tổ chức cũng đều phải được mở rộng ra ngoài phạm vi của văn phòng. Các thiết bị di động và máy tính xách tay cần phải được bảo mật và nhân viên phải được thông báo về các rủi ro và kế hoạch ứng phó.

7. Third Party / Vendor Risks

Ngoài hệ thống của tổ chức và nhân viên, các bên thứ ba và nhà cung cấp mà bạn đang hợp tác cũng cần triển khai những biện pháp bảo mật an ninh mạng mạnh mẽ và áp dụng các biện pháp tức thời. Các tổ chức cần xây dựng một phương pháp thường xuyên và có cấu trúc để xem xét và đánh giá mức độ bảo mật của các bên này nhằm đảm bảo rằng những kẻ tấn công không thể khai thác được các lỗ hổng này để truy cập vào hệ thống mạng của tổ chức.

8. Incident handling

Khi sự cố xảy ra, các tổ chức phải đảm bảo rằng họ có thể quản lý khủng hoảng đúng cách. Cần xây dựng một kế hoạch ứng phó khủng hoảng chi tiết, và liên tục cảnh báo ngay cả trong khoảng “thời gian bình yên” để đảm bảo rằng mọi người đều nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình. Việc xử lý sự cố sai cách có thể khiến các tổ chức phải gánh chịu chi phí cao hơn và thiệt hại về mặt uy tín, từ đó có thể gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình phục hồi.

9. Internet of things (IoT)

Với hoạt động kết nối không ngừng gia tăng giữa các thiết bị và hệ thống thông qua IoT, cuộc tấn công từng bị cô lập sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều trong thời gian này. Những kẻ tấn công có thể tìm mọi cách để xâm nhập vào một hệ thống cụ thể thông qua một “cánh cửa” khác mà chúng có thể dễ dàng truy cập hơn. Rất khó để kiểm soát vấn đề này, thậm chí ngay cả khi việc ngắt kết nối giữa các thiết bị và hệ thống không còn là một sự lựa chọn khi thế giới vẫn đang không ngừng phát triển.

10. People risk

Nhân viên có thể là liên kết yếu nhất của một tổ chức, nhưng cũng là hệ thống bảo vệ mạnh mẽ nhất của tổ chức. Một nhân viên có dã tâm có thể bán thông tin bảo mật hoặc thậm chí cho phép kẻ tấn công xâm nhập vào hệ thống mạng của tổ chức. Một nhân viên thiếu hiểu biết thậm chí có thể vô tình “mở cửa” cho những kẻ tấn công. Tuy nhiên, một nhân viên nhận thức được các mối nguy cơ và đã được đào tạo về các dấu hiệu để phát hiện vi phạm, sẽ trở thành một tuyến phòng thủ đầu tiên của tổ chức. Hãy đảm bảo rằng nhân viên đã được làm quen với các mối nguy cơ và biện pháp ứng phó.

Tổng kết

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là một câu tục ngữ phù hợp trong trường hợp này. Mọi tổ chức, dù lớn hay nhỏ, cũng cần phải chuẩn bị các biện pháp ứng phó trước những hành vi vi phạm trong không gian mạng. Việc có thể xác định và ngăn chặn các cuộc tấn công này trước khi chúng xảy ra sẽ giúp các tổ chức tránh khỏi những khoản chi phí đáng kể và thiệt hại uy tín không thể khắc phục.

Nếu sự cố xảy ra, những người tham gia chương trình bảo hiểm của Chubb có thể hoàn toàn an tâm về kế hoạch ứng phó nhanh chóng và chuyên nghiệp, là một phần của Bảo hiểm Quản lý Nguy cơ An ninh mạng dành cho Doanh nghiệp. Tìm hiểu thêm về các dịch vụ phòng ngừa tổn thất của Chubb và nền tảng ứng phó sự cố để biết thêm thông tin.

Thegioibantin.comVina-Aspire News

Nguồn bài viết chubb.com
Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ